Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐến năm 2030, Việt Nam có 5 ĐH quốc gia thuộc nhóm...

Đến năm 2030, Việt Nam có 5 ĐH quốc gia thuộc nhóm trường hàng đầu châu Á?


Đây là thông tin trong Dự thảo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (trừ các trường thuộc Bộ Công an, Quốc phòng, các trường CĐ sư phạm) của Bộ GD-ĐT.

Toàn quốc có 5 ĐH quốc gia

Theo dự thảo này, việc sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH được thực hiện theo hướng cơ bản giữ ổn định về số lượng và cơ cấu, tập trung tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô của các cơ sở giáo dục ĐH.

Cụ thể, đến năm 2030, cả nước có khoảng 250 cơ sở giáo dục ĐH và 50 phân hiệu. Trong đó, có khoảng 30 cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm quốc gia, bao gồm 5 ĐH quốc gia, 5 ĐH vùng và từ 18 đến 20 cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm ngành quốc gia. Đồng thời có khoảng 100 cơ sở giáo dục ĐH đầu mối khác trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương.

Đến năm 2030, trường ĐH công lập không đạt chuẩn sẽ bị giải thể? - Ảnh 1.

ĐH Bách khoa Hà Nội được dự kiến trở thành ĐH quốc gia

5 ĐH quốc gia dự kiến bao gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Huế, ĐH Quốc gia Đà Nẵng và ĐH Quốc gia Bách khoa Hà Nội. Các cơ sở đào tạo này sẽ có quyền tự chủ cao hơn những mô hình còn lại, có sứ mạng dẫn dắt và vai trò nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia về phát triển nhân tài, nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bộ GD-ĐT đưa ra mục tiêu các ĐH quốc gia nằm trong nhóm ĐH hàng đầu châu Á, có ít nhất 20 lĩnh vực nằm trong top 1.000 của các bảng xếp hạng quốc tế uy tín.

Bên cạnh đó, có ít nhất 70 cơ sở giáo dục ĐH tư thục, bao gồm các cơ sở giáo dục ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, cơ sở giáo dục ĐH có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ bản không thành lập trường ĐH công lập mới

Về định hướng sắp xếp, phát triển các trường ĐH công lập trong giai đoạn tới năm 2030, những trường không đạt chuẩn sẽ được củng cố, sắp xếp theo các phương án tái cấu trúc và tập trung đầu tư để đạt chuẩn trong lộ trình từ 3 đến 5 năm; sáp nhập để trở thành một đơn vị đào tạo hoặc một phân hiệu của một cơ sở giáo dục ĐH có uy tín hoặc đình chỉ hoạt động đào tạo trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030.

Dự thảo cho biết cơ bản sẽ không thành lập trường ĐH công lập mới, trừ các trường hợp: cần thiết thành lập tại một số vùng có mức độ tiếp cận ĐH thấp, cụ thể Tây Bắc bộ (1), Đông Bắc bộ (1), Tây nguyên (1), Đồng bằng Sông Cửu Long (1); tổ chức lại một số trường đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc các cơ quan trung ương đã được phép đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH; đã có chủ trương thành lập được cấp có thẩm quyền quyết định còn thời hạn cho đến thời điểm quy hoạch này có hiệu lực thi hành.

Với các trường đào tạo giáo viên, Bộ GD-ĐT dự kiến sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, căn cứ năng lực và uy tín, khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên của các địa phương, từng vùng và cả nước. Đến năm 2030, cả nước có khoảng 50 cơ sở giáo dục ĐH đào tạo giáo viên các trình độ. Trong đó, 11 trường giữ vai trò hạt nhân với khoảng 50% tổng quy mô đào tạo sư phạm toàn quốc.

Những trường này gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm 2, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm (thuộc ĐH Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng), Trường ĐH Giáo dục (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Vinh, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Cần Thơ.



Source link

Cùng chủ đề

Trường ĐH không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh khi tỷ lệ thôi học cao hơn 15%

Nhiều quy định mới về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh ĐH và CĐ ngành giáo dục mầm non đã được Bộ GD-ĐT đưa vào dự thảo nhằm thay thế cho thông tư năm 2022. ...

Gần 750 sinh viên sư phạm sắp được chi trả học phí và chi phí sinh hoạt

Tại buổi họp báo, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, về tiến độ triển khai giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

Phát biểu tại tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ở TP.Trùng Khánh (Trung Quốc) sáng 8.11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp hai nước đầu tư, hợp tác nhiều hơn nữa và khẳng định Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp "cùng làm, cùng thắng". ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam - TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng...

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cho nghỉ việc hiệu trưởng trường mầm non lùm xùm về khẩu phần ăn ở Bà Rịa

Bà Phan Thị Hán Huệ, hiệu trưởng trường Mầm non Ánh Dương tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), được giải quyết cho thôi việc từ ngày 6/11. ...

Cùng chuyên mục

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Câu hỏi tưởng dễ nhưng khiến cả 4 ‘nhà leo núi’ Olympia chịu thua

Đường lên đỉnh Olympia không chỉ hấp dẫn bởi những màn so tài giữa các "nhà leo núi" mà còn bởi loạt câu hỏi hóc búa, thử thách người chơi.Câu hỏi dưới đây từng xuất hiện trong chương trình năm 2014, tưởng đơn giản nhưng lại làm khó cả 4 thí sinh trong chương trình. Câu hỏi như sau: "Từ 3 số: 7, 0, 2 có thể tạo ra số lớn nhất là bao nhiêu?"Hết thời gian trả lời,...

Sinh viên có thể “ăn Tết” tới 4 tuần

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên cả nước khá dài khi có trường cho nghỉ tới 28 ngày. Một trường ở TP.HCM cho sinh viên học online trước và sau 1 tuần để có thể ở quê tới 4 tuần. ...

‘Nối vòng tay ấm’ mang hơi ấm lên vùng cao

Trong 2 ngày 7 - 8.11, trên hành trình 'Nối vòng tay ấm', các nhà tài trợ chương trình đã đến một số điểm trường bị thiệt hại nặng nề do bão Yagi để thăm hỏi, động viên các em học sinh và...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất