Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐến khi nào doanh nghiệp và trường đại học cùng hội, cùng...

Đến khi nào doanh nghiệp và trường đại học cùng hội, cùng thuyền trong đào tạo nhân lực?


Chính sách đang giải quyết phần ngọn

Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tỷ lệ 66% học sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển đại  học. Việc nhiều thí sinh không mặn mà học đại học có xuất phát từ nhiều nguyên nhân như điều kiện kinh tế khó khăn, rào cản học phí… bên cạnh đó còn có việc nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp, làm việc trái ngành, thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống. Thậm chí, nhiều học sinh có tư duy thà đi xuất khẩu lao động còn hơn đi học đại học.

Thực trạng trên phản ánh một vấn đề đó là chất lượng đào tạo trong các trường đại học chưa đạt, việc định hướng nghề nghiệp còn mông lung. Đặc biệt, trong đào tạo giáo dục đại học và cao đẳng hiện nay mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn nhạt nhòa, nhiều nơi còn nặng tính hình thức, chưa đạt như kỳ vọng. Đây cũng là nguyên nhân số sinh viên ra trường thất nghiệp, làm trái ngành, thu nhập không ổn định.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền (thành viên Ban kiểm duyệt tạp chí nghiên cứu quốc tế International Journal of Training Research, London; thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA); thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia).

den khi nao doanh nghiep va truong dai hoc cung hoi cung thuyen trong dao tao nhan luc hinh 1

+ Thưa ông, hiện nay, mô hình doanh nghiệp liên kết với đào tạo đang được đẩy mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả như ý muốn. Đa số sinh viên ra trường vẫn tự tìm việc và công việc trái ngành, trong khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp về lao động lại không tìm được người như ý muốn? Ông đánh giá như nào về thực trạng trên, theo ông đâu là nguyên nhân?

– Thực trạng trên là mặt trái của giáo dục hiện nay. Giáo dục đang có tình trạng phục vụ cho mục đích hướng người học theo đuổi con đường bằng cấp cao thay vì phục vụ cho nhu cầu lao động đa dạng của thực tế thị trường lao động đòi hỏi.

Bên cạnh đó, với tình trạng quan liêu trong quản lý sẽ gây cản trở cho quá trình tiếp cận và hội nhập thực chất với các tiêu chuẩn của giáo dục quốc tế. Điều này không chỉ gây lãng phí thời gian và tiền bạc của người học mà còn tạo ra sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cần thiết để đảm bảo sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

Cho dù trong những năm gần đây chúng ta đã ban hành một số chính sách để thúc đẩy tự chủ cho giáo dục đại học nhưng nó chỉ giúp giải quyết phần ngọn cho thực trạng trên. Thực tế, theo một số khảo sát nghiên cứu gần đây cho biết tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra làm trái ngành chiếm trên 24% nhưng cá nhân tôi cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều.

Cần sớm định hướng nghề nghiệp một cách có hệ thống

+ Thưa ông, ở các nước phát triển như Úc thì sự kết hợp này như thế nào? Liệu có mô hình chuẩn để có thể áp dụng rộng rãi không?

– Ở Úc, học sinh được hướng nghiệp từ đầu bậc THCS. Ở bang Victoria (VIC) là một ví dụ. Ở bang này, việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ được đưa vào từ những năm học đầu tiên của cấp hai trong chương trình giáo dục học.

Cơ quan phụ trách giáo dục của bang VIC đã có quy định chương trình này và có tất cả 6 bước để giúp các bạn trẻ phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho bản thân. Trong mỗi bước như thế được chia làm 3 giai đoạn: Phát triển bản thân: học sinh sẽ hiểu về chính bản thân mình, phải tự mình tích lũy kinh nghiệm và thành tích cho mình, tìm cách phát triển khả năng của chính mình. Thăm dò nghề nghiệp: học sinh sẽ phải xác định, khám phá và đánh giá các cơ hội trong quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

Quản lý nghề nghiệp: Học sinh phải thực hiện và điều chỉnh định hướng nghề nghiệp của bản thân, quản lý các lựa chọn, các thay đổi và chuyển tiếp trong cuộc đời của họ. Mỗi bước được lồng ghép vào từng cấp lớp từ lớp 7 đến lớp 12. Chương trình được xây dựng giúp người học có được những kỹ năng cần thiết để lập và thực hiện kế hoạch nghề cho tương lai, phát triển các kỹ năng và khả năng của bản thân để tìm, duy trì và phát triển nghề nghiệp bản thân trong một thị trường lao động tuy rộng lớn nhưng rất cạnh tranh.

Bên cạnh đó, những học sinh kết thúc lớp 10 có thể chuyển hướng qua học nghề thay vì tiếp tục học lên cao. Ở các trường nghề, học sinh được học 70% lý thuyết ở trường và 30% thực hành tại doanh nghiệp. Ngoài ra, có một hình thức đào tạo khác nhằm linh hoạt trong việc cung cấp nguồn nhân lực thiếu hụt của các doanh nghiệp đó là hình thức đào tạo tại doanh nghiệp. Hình thức này người học vừa được học nghề vừa vẫn được nhận lương theo quy định. Nếu cần bằng cấp thì dựa trên số thời gian người học việc được đào tạo để được cấp các chứng chỉ và bằng cấp tương đương như người học ở trường. Bằng này được công nhận trên toàn Úc.

Ở Úc, mối gắn kết giữa doanh nghiệp và các nhà trường rất chặt chẽ. Các sinh viên trong quá trình học được dành một khoảng thời gian để thực tập tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi tốt nghiệp Chính phủ Úc thường có chương trình thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp làm quen với môi trường làm việc thực tế, qua đó trau dồi thêm các kỹ năng nghề nghiệp thực tế mà nhà trường không thể cung cấp.

Bộ Giáo dục Úc ở các bang luôn có một kênh thu thập phản hồi từ những người tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo để nắm thông tin về tình trạng việc làm, cũng như đánh giá của người học về chất lượng đào tạo của cơ sở mà họ được đào tạo.

den khi nao doanh nghiep va truong dai hoc cung hoi cung thuyen trong dao tao nhan luc hinh 2

Giáo dục cần nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường để có đầu ra tốt, sinh viên có việc làm.

Cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa

+ Để thực hiện tốt vai trò đào tạo cung ứng nguồn nhân lực tốt cho thị trường lao động thì các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cần làm gì? Theo ông đâu là nút thắt cần phải khắc phục?

– Thực trạng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp và làm trái ngành, thậm chí phải đào tạo lại cho thấy cần phải có sự cải cách mạnh hơn nữa đối với hệ thống giáo dục hiện nay. Trước hết cần phải sớm xây dựng và ban hành khung hướng nghiệp cho học sinh từ sớm ngay đầu lớp 6. 

Tạo ra sự gắn kết, thống nhất và xuyên suốt cho người học trong việc hướng nghiệp, chọn nghề và tham gia vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp. Có sự phân bổ nguồn nhân lực ở các lĩnh vực một cách có khoa học đáp ứng được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và thị trường lao động nhằm đảm bảo một thị trường lao động ổn định, và bền vững. Không để xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần phải gắn nhu cầu của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo hay nói cách khác phải cho doanh nghiệp được tham gia vào quá trình đào tạo, có như vậy mới tránh được tình trạng đào tạo lại như hiện nay.

Cuối cùng và không kém phần quan trọng là cần phải đổi mới và cập nhật lại các chương trình và môn học hiện nay ở cả cao đẳng và đại học. Nhiều chương trình và môn học đã quá lỗi thời không còn phù hợp với thị trường lao động hiện nay.

+ Vâng xin cảm ơn ông!

Trinh Phúc (Thực hiện)





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngắm kiến trúc tuyệt đẹp của trường đại học trăm tuổi giữa lòng Thủ đô

(Tổ Quốc) - Đại học Tổng hợp trước đây là trụ sở của Đại học Đông Dương. Tuy quen thuộc với người dân Thủ đô nhưng đây lại là ngôi trường bí ẩn nhất vì có những khu vực chưa từng xuất hiện, nay lần đầu tiên mở cửa đón công chúng và du khách tham quan. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Nguy cơ gánh nặng của trường ĐH

Luật Giáo dục ĐH năm 2012 quy định cơ sở giáo dục ĐH phải triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, tự đánh giá chất lượng đào tạo...

Thành công nhờ đam mê

Với Bùi Ngọc Kim Ngân (21 tuổi, ngụ TP HCM), thành công không chỉ do tài năng mà là kết quả của sự đam mê, kiên trì nỗ lực và dám theo đuổi ước mơ ...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 các trường đại học trên cả nước

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán các trường đại học trên cả nước năm 2025 như sau:TrườngLịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025Đại học Công nghiệp Hà Nội Từ 20/1 - 2/2 (tức Từ 21 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng)Đại học Thủy LợiTừ 20/1 - 9/2 (tức 21 tháng Chạp đến hết ngày 12 tháng Giêng)Học viện Ngân hàngTừ 20/1 -9/2 (tức 21 tháng Chạp đến hết ngày 12 tháng Giêng)Đại học Kinh tế TP.HCMTừ 23/1 - 5/2...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn ngày hội Đại đoàn kết dân tộc

(CLO) Chiều 13/11, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận...

Nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh

(CLO) Ngày 13/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nhằm nâng cao năng lực truyền thông về chính sách và pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm cho các phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo, đài...

Đà Nẵng phát động Giải Báo chí về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

(CLO) Chiều 13/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng phối hợp Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng tổ chức phát động “Giải Báo chí phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024-2025” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng....

Bảo tồn, gìn giữ kiến trúc Thủ đô Hà Nội trong dòng chảy đương đại

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 13/11 tại Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã phối hợp tổ chức tọa đàm “Di sản kiến trúc trong Thành phố...

3.000 khán giả dự Chương trình nghệ thuật Cùng nhau giữ nước

(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Cùng nhau giữ nước" diễn ra vào lúc 20h ngày 18/11 tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, với thời lượng 100 phút và 3.000 khán giả. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Mới nhất

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt...

Triệu chứng ra sao, làm cách nào để mau khỏi?

Viêm da quanh miệng thường gây nên mụn đỏ, khiến người bệnh bị ngứa rát ở xung quanh vùng miệng. Phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm để thăm khám bác sĩ chuyên...

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Mới nhất