Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề văn thi tốt nghiệp: Vì sao khó 'đột phá'?

Đề văn thi tốt nghiệp: Vì sao khó ‘đột phá’?


Thí sinh ra về sau khi kết thúc môn toán tại điểm thi THPT Phú Nhuận - Ảnh: DUYÊN PHAN

Thí sinh ra về sau khi kết thúc môn toán tại điểm thi THPT Phú Nhuận – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo cô Nguyễn Kim Anh – giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội), sự thú vị của đề thi ngữ văn năm 2024 là một lần nữa học trò được suy nghĩ, viết về ý nghĩa của “sự tôn trọng cá tính”, đề cao cái “tôi” tuyệt đối hay nên đặt cái “tôi” bên cạnh những thành quả, giá trị của những người đi trước để kế thừa, tiếp nối.

Những bài giảng trên lớp rồi có thể phai nhạt bớt nhưng trong một kỳ thi cuối cùng của thời đi học để suy ngẫm và viết về đất nước, về nhận diện tình yêu đất nước cũng là cơ hội để các bạn trẻ ghi đậm những giá trị mình nên gìn giữ.

Với ý nghĩ đó, cô Kim Anh cho rằng đề thi ngữ văn quốc gia có thể xem như một bài học sau cùng của thời phổ thông.

Cũng vì điều này mà trong hơn một thập niên qua, đề thi ngữ văn luôn được quan tâm vì những tác động tích cực không chỉ đến học sinh mà cả xã hội khi thí sinh được bàn về nên sống “dũng cảm hay hèn nhát”, về thói dối trá, bệnh sống ảo, về những người chỉ lo túi tiền rỗng trong khi người khác biết vun đắp những điều đẹp đẽ cho tâm hồn, về lòng trắc ẩn và sự thấu cảm…

Hai điểm mạnh cũng là điểm thú vị của đề văn hơn một thập niên qua nằm ở phần đọc – hiểu và phần làm văn dạng nghị luận xã hội.

Với thí sinh, được tự do viết về những vấn đề gần gũi xung quanh là điểm thú vị, khơi gợi cảm hứng và giải thoát các em bởi những nội dung gò bó. Điểm mạnh thứ hai của đề văn trong hơn một thập niên qua là phần kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.

Theo cô Hà Thị Thu Thủy – giáo viên Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội), nhấn vào kỹ năng đọc hiểu và viết là những kỹ năng cần thiết của môn văn. Đặc biệt là khi yêu cầu đọc hiểu là một phần trong cấu trúc đề thi quốc gia, kỹ năng này cũng được coi trọng hơn trong quá trình dạy học.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đang diễn ra, trước và sau buổi thi văn lại có nhiều xôn xao về việc rò rỉ đề thi do nhiều thí sinh đoán được trước tác phẩm văn học sẽ ra.

Đây là việc không mới và một trong những lý do “rò rỉ thông tin” vì quanh đi quẩn lại đề chỉ ra trong số tác phẩm cố định. Mỗi tác phẩm có một số đoạn “đinh” có thể dùng làm câu hỏi thi.

Theo cô Hà Thị Thu Thủy, đây là lý do khiến học sinh học vẹt, học tủ. Để giúp học sinh có thể đạt điểm cao, nhiều thầy cô giáo cũng buộc phải chọn cách “luyện” theo mẫu có sẵn dù đều biết đó là cách có thể triệt tiêu cảm xúc với môn văn của học sinh.

ThS Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng những năm qua đề văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có một số thay đổi theo hướng tích cực.

Đó là việc bổ sung câu nghị luận xã hội vào phần làm văn. Việc này không chỉ đáp ứng được mục tiêu, nội dung dạy học mà còn góp phần khắc phục hạn chế của học sinh ngày nay. Vì thực tế cho thấy các em tuy háo hức với thông tin nhưng thiếu vốn sống, ít quan tâm đến cuộc sống bên ngoài.

Việc bổ sung phần đọc hiểu cũng là một bước thay đổi quan trọng. Nhất là khi Bộ GD-ĐT xác định đọc hiểu văn bản chính là một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học ngữ văn. Ngữ liệu sử dụng trong phần đọc hiểu là những văn bản ngoài sách giáo khoa được xem như một “bước đệm”, chuẩn bị tốt cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tương tự, ông Đỗ Đức Anh nhận định: “Đề thi văn thay đổi với 5/10 điểm ngoài sách giáo khoa (bao gồm câu hỏi phần đọc hiểu và nghị luận xã hội) đã tác động tích cực đến việc dạy và học văn trong trường phổ thông. Tình trạng học vẹt, học thuộc lòng, học theo kiểu đối phó đã giảm đi.

Bên cạnh đó việc thay đổi cách đặt câu hỏi trong đề thi cũng đã tạo cơ hội cho thí sinh được trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình.

Còn một điều tích cực nữa là khi Bộ GD-ĐT có sự thay đổi về nội dung đề thi, các lò luyện thi đã giảm một cách rõ rệt. Học sinh không lao vào luyện thi như những con thiêu thân nữa. Thay vào đó, các em biết chọn lọc những cái cần học, biết xác định mục tiêu học để hiểu…”.

Cô Lê Ngọc (Hải Phòng) chia sẻ gần đây có một số đề văn của các địa phương, đề thi văn vào trường chuyên hay đề thi văn trong kỳ thi tuyển sinh riêng khá hay có thể thay đổi cách dạy và học văn trong nhà trường phổ thông.

Nhưng với đề thi quốc gia cần đảm bảo tính vừa sức với học sinh trên diện rộng, ở các vùng miền có chênh lệch lớn về chất lượng giáo dục, đề thi cũng phải đảm bảo các mục đích khác nhau: xét tốt nghiệp, đánh giá chất lượng dạy học và sử dụng để tuyển sinh ĐH, CĐ.

“Về điều này tôi thông cảm với những người ra đề khó có thể “đột phá” và trước một đề thi đột phá cũng cần lộ trình, cần thay đổi cách dạy học. Tuy nhiên có những việc có thể làm ngay ở kỳ thi sau là thoát ly khỏi việc sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa”, cô Ngọc bày tỏ.

Cô Ngọc gợi ý có thể thay đổi hình thức thi môn ngữ văn theo hướng trắc nghiệm kết hợp tự luận như đề thi của một trường ĐH mới tổ chức gần đây sử dụng điểm thi xét tuyển.

Cụ thể có một phần trắc nghiệm 20 – 30 câu với nhiều ngữ liệu khác nhau, chiếm 40% điểm tổng bài thi. Phần tự luận có thể yêu cầu học sinh viết hai đoạn văn, linh hoạt giữa dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Cần chuẩn hóa nguồn trích dẫn dữ liệu

ThS Nguyễn Phước Bảo Khôi đề xuất: “Cần chuẩn hóa nguồn trích dẫn ngữ liệu trong đề thi. Nên đề xuất các nhà xuất bản uy tín sẽ chịu trách nhiệm biên tập, phát hành phần này”.

Ông Khôi cũng góp ý: “Đề thi nên biên soạn theo trục chủ đề. Việc dạy học theo chủ đề đã được Bộ GD-ĐT triển khai. Hiện nay, các bộ sách giáo khoa phục vụ cho chương trình ngữ văn 2018 đều chọn cách cấu trúc bài học theo chủ đề, tích hợp kỹ năng đọc – viết – nghe – nói.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2024 vừa qua cũng thể hiện một trục chủ đề gắn kết các phần. Đó là sự kiếm tìm âm hưởng của nguồn chung trong dòng riêng (phần đọc hiểu), giữa tôn trọng cá tính trong đời sống (câu nghị luận xã hội) và sự trân quý cá tính sáng tạo nghệ thuật (phần nhận xét ngắn trong câu nghị luận văn học).

Đây được xem như một sự gợi ý về định hướng ra đề cho Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở những năm sau”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/de-van-thi-tot-nghiep-vi-sao-kho-dot-pha-20240627233750483.htm

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Dự kiến bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT 2025

Đây là một trong những quy định đáng chú ý của Bộ GD&ĐT tại dự thảo thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, đang được Bộ lấy ý kiến. Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT bỏ quy định học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT.Như các năm trước, học sinh đạt loại giỏi bằng nghề hoặc loại xuất sắc, giỏi bằng tốt nghiệp trung cấp...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Gần 10.000 học sinh khối THCS và THPT huyện Mê Linh tham gia Đề án sân khấu học đường

(Tổ Quốc) - Ngày 4/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh phối hợp với Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức triển khai Đề án sân khấu học đường cho học sinh khối trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kêu lô tô trúng thưởng nè, tại lễ hội Việt Nam Xanh

Nhiều khách tham quan háo hức mang nắp chai đến gian hàng SCG đổi lấy con số may mắn, chờ đợi giây phút hồi hộp quay số lô tô trúng thưởng quà xanh. ...

Thủ tướng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn đọng kéo dài

Xử lý tồn đọng, kéo dài, gồm khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại. Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2024 ngày 9-11, Thủ tướng nhấn mạnh nếu gỡ được...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 vận chuyển thành công thai phụ trong tình trạng nguy kịch tại Nam Sudan

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam tại Nam Sudan đã vận chuyển bay liên hoàn một thai phụ mang thai đôi trong tình trạng nguy kịch. Thành công này không chỉ là niềm tự hào của đội ngũ...

Chen chân đổi rác lấy quà tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Nhiều người dân tại TP.HCM đã đem chai nhựa, vỏ hộp sữa, quần áo cũ đến các gian hàng trong Ngày hội Việt Nam Xanh đổi lấy quà, voucher mua sắm, sen đá… ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm...

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư...

Mới nhất