Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐể Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là "vùng...

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế


Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song do thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/9, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng TD&MNBB có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN.

Trong đó, tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc; đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB, chiều 27/9. (Nguồn: VCCI)

Nhận diện rào cản,thách thức

Dù vậy, ông Phòng cho rằng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trong đó, vùng TD&MNBB vẫn là “vùng trũng” trong phát triển kinh tế và là “lõi nghèo” của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, vùng TD&MNBB đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Còn theo ông Trương Đức Trọng, chuyên gia dự án PCI, Ban pháp chế VCCI, một nhà đầu tư khi đến với địa phương cần rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng cho đến các vấn đề về chính sách và các hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tại khu vực TD&MNBB rất được quan tâm.

Dù vậy, các yếu tố về vị trí địa lý của vùng chưa thực sự thuận lợi, bởi vì địa hình các tỉnh phần lớn bị chia cắt bởi đồi núi và các địa hình cao, tương đối khó khăn cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Ngược lại, chúng ta có những thuận lợi để phát triển các loại hình nông, lâm nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, phù hợp trong việc phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.

Hạn chế mà các lãnh đạo nhiều địa phương đề cập nhiều nhất đó là cơ sở hạ tầng. Trong khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI, chỉ số cơ sở hạ tầng của khu vực miền núi Bắc bộ có điểm số thấp nhất so với các khu vực khác trên toàn quốc, là một trong những bất lợi lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến địa phương.

Theo vị chuyên gia, một yếu tố nữa tất được nhà đầu tư quan tâm đó là điều kiện kinh tế gồm quy mô thị trường, thu nhập dân cư, sự phát triển các chuỗi cung ứng… Có thể thấy, đây là một điều bất lợi của các tỉnh miền núi Bắc bộ khi GDP bình quân đầu người theo thống kê trong vùng chỉ nhỉnh hơn khu vực Tây Nguyên.

Còn nhiều chỉ tiêu kinh tế khác của vùng cũng tương đối khiêm tốn so với các vùng khác, như số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Để đánh giá mức độ phát triển của địa phương thì cũng chỉ hơn khu vực Tây Nguyên.

Riêng về mức độ phát triển của doanh nghiệp địa phương trên địa bàn tương đối thấp so với mức độ trung bình cả nước. Nếu so với một khu vực gần đó là Đồng bằng sông Hồng thì cũng thấp hơn khá nhiều, có một số địa phương có giá trị tương đối gồm Lào Cai, Thái Nguyên với khoảng 4 doanh nghiệp/1000 dân, gần với giá trị trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (6 doanh nghiệp/1000 dân).

Đáng chú ý, thu hút vốn FDI cũng không phải thế mạnh của địa phương khi sự chênh lệch rất rõ rệt. Qua khảo sát, hiện nay chỉ có Bắc Giang là tam giác thu hút vốn FDI của vùng cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ. Ở các địa phương còn lại có rất ít các dự án FDI.

“Chúng tôi tính toán số lượng doanh nghiệp tích lũy từ năm 1988 sẽ thấy, Bắc Giang là một trong những điểm sáng trong thời gian gần đây, còn Thái Nguyên thì có dự án đầu tư lớn từ Samsung, góp phần vào kết quả của địa phương. Các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn thì số dự án đầu tư nước ngoài rất ít ỏi”.

Theo ông Trọng, dù điểm tích cực là số lượng, lao động của các tỉnh trong khu vực khá dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, một thách thức với các địa phương trong vùng đó là vấn đề người lao động có xu hướng di cư đi khỏi địa phương. Vấn đề này biểu hiện rõ rệt ở một số địa phương như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Điều đáng nói, tỷ lệ lao động tại địa phương đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp không cao. Nếu trung bình toàn quốc là 39% vẫn là con số tương đối thấp, thì ở các địa phương trong khu vực miền núi Bắc Bộ còn thấp hơn. Điều đó cho thấy vấn đề chất lượng lao động là một trở ngại địa phương, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động”, ông Trọng nêu.

Tư duy mới, tầm nhìn mới để “thoát nghèo”

Ông Hoàng Quang Phòng thông tin, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu phát triển vùng TD&MNBB trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện và là hình mẫu phát triển xanh của cả nước.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đồng thời đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể, 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện với lộ trình thời gian cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước nói tới rất nhiều điểm “mới”. Với tư duy mới, tầm nhìn mới, lộ trình phát triển mới, vận hội mới… chính là nền tảng quan trọng, giúp “vùng lõi nghèo” miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá trong thời gian tới…“Tư duy mới là khi không chỉ Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, mà từng địa phương đều hiểu rõ rằng, liên kết là để phát triển và muốn phát triển thì phải liên kết…”, ông Phòng khẳng định.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Nguồn: Báo Dân tộc& Phát triển)

Ông Phòng lưu ý, liên kết chặt chẽ là khi không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp cũng cần cùng chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng. Liên kết để hình thành và phát triển hệ thống đô thị kết nối nội vùng với các đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển các chuỗi liên kết, trung tâm kinh tế đô thị vùng gắn với các đô thị vùng biên giới.

“Liên kết để hình thành một số cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế của vùng, song hành với phát triển hành lang kinh tế, gắn với không chỉ hệ thống giao thông kết nối, mà còn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.

Chính sự liên kết toàn diện này sẽ giúp các địa phương trong vùng biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng thành tiềm lực, biến tiềm lực thành nguồn lực, để vùng TD&MNBB có thể phát triển đột phá, bắt kịp các vùng kinh tế động lực khác.

Nếu liên kết vùng tại tất cả các vùng được đẩy mạnh, thì tình hình kinh tế – xã hội của từng vùng và của cả nước chắc chắn sẽ có bước đột phá. Quan trọng hơn cả, khi liên kết nội vùng được phát triển, doanh nghiệp sẽ tìm thấy sức hút riêng có của Vùng. Đất có lành, chim mới đậu – liên kết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ đem đến động lực mới cho vùng mà còn đem đến sự kết nối từ chính mối dây doanh nghiệp…”, Phó Chủ tịch VCCI cho hay.

Để trong thời gian tới có thể tăng cường liên kết trong vùng TD&MNBB, ông Trương Đức Trọng đưa ra một số kiến nghị ở một số lĩnh vực:

Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có những địa phương đã có mô hình rất tốt như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai thì có thể lan tỏa sang những địa phương còn lại trong vùng; chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ hai, liên kết trong thương mại. Đôi khi một địa phương không đủ mà cần phải có một vùng nhiều địa phương cùng tham gia.

Thứ ba, liên kết về hạ tầng giao thông, logistics và phát triển chuỗi cung ứng. Đây là một đề tài rất rộng cần thảo luận thêm, đặc biệt là vấn đề về giao thông.

Thứ tư, liên kết trong đề xuất chính sách. Một địa phương có tiếng nói chưa đủ, nhưng nhiều địa phương chắc chắn sẽ được Chính phủ, các bộ ngành lắng nghe nhiều hơn.

Thứ năm, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết bảo vệ môi trường cũng là một chủ đề cần thiết.

Tại Diễn đàn, ông Phan Thế Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị VCCI với kinh nghiệm quốc tế sâu rộng quan tâm nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, qua đó xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững theo đúng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 81/2023/QH15. Đồng thời, tích cực tư vấn, hỗ trợ các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn vùng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới

Diễn đàn Mekong Connect là dịp để các tỉnh thành phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương thông qua liên kết vùng, trong bối cảnh cạnh tranh mới. Diễn đàn cũng thu hút sự tham dự, đóng góp tham luận...

TP.HCM – ĐBSCL: Bắt tay vì thịnh vượng chung

Ngày 29-11, tại TP Cần Thơ diễn ra hội nghị sơ kết phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2024 và triển khai kế hoạch năm 2024-2025. ...

TPHCM ‘bắt tay’ với các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ

TPO - Ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM - cho hay, trong quá trình phát triển kinh tế, TPHCM luôn xác định cần phải gắn kết với các tỉnh. Ông Hải đề nghị các doanh nghiệp, các hội ngành nghề của TPHCM quan tâm tìm hiểu để kết nối các cơ hội hợp tác phát triển, mở rộng thị trường các tỉnh vùng Duyên hải Trung Bộ. Ngày 10/10, tại TP....

Xã hội hóa các nguồn lực cho khoa học, công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Giang luôn là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 40; xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2 năm liên tiếp (2023, 2024) nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và đứng đầu Vùng trung du và miền núi phía bắc. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng...

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tại Vùng Trung du và miền núi phía bắc

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Vùng Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

TS Trần Đình Thiên bị mạo danh mời đầu tư, bán khóa học tràn lan trên Facebook

(NLĐO) – Một loạt chuyên gia kinh tế bị các trang mạng xã hội mạo danh mời đầu tư, bán khóa học, mới nhất là TS Trần Đình Thiên. ...

Cùng chuyên mục

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. Ngày 18-12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có báo cáo...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực....

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Mới nhất

“Vén màn” thủ đoạn bảo kê

(NLĐO) - Phiên tòa đã làm sáng tỏ thủ đoạn của các cán bộ thuế trong việc dung túng và che giấu hoạt động phi pháp của...

Ông Khuất Việt Hùng làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Hanoi Metro

Theo đó, từ ngày 18/12, Hà Nội tiếp nhận và bổ nhiệm ông Khuất Việt Hùng - Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến nhận công tác tại Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro), giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên,...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... ...

Mới nhất