Trang chủNewsNhân quyềnĐể công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh...

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu những nguy cơ lao động Việt Nam thường gặp khi làm việc ở nước ngoài và đưa ra lời khuyên với công dân Việt Nam chuẩn bị đi làm việc xa xứ, thúc đẩy di cư an toàn.

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang tại khóa tập huấn về di cư an toàn và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài . (Ảnh: Tuấn Việt)

Bên lề khóa tập huấn về di cư an toàn và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài (25-26/6), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang đã trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam về công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh nhiều công dân bị lừa đi làm việc bởi các cơ sở trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á ngày càng nhức nhối.

Xin bà cho biết những khó khăn, nguy cơ mà lao động Việt Nam thường gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài?

Hiện nay, công dân đi làm việc ở nước ngoài theo nhiều hình thức rất đa dạng: thông qua các công ty dịch vụ, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; theo chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ mà Việt Nam đã ký kết với một số nước, các chương trình lao động thời vụ, hợp tác lao động qua biên giới ở cấp địa phương với Hàn Quốc và Trung Quốc. Ngoài ra, còn có một bộ phận người lao động tự phát, trong khu vực biên giới hoặc ở lại nước ngoài làm việc bằng con đường du lịch.

Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), hiện có khoảng 650.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, nhiều nhất là tại khu vực Đông Bắc Á. Lao động nữ chiếm hơn 30% đến hơn 40% theo từng thị trường và từng giai đoạn. Nếu tính cả những người đang lao động theo hình thức khác thì con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều.

Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn, nguy cơ khác nhau, tùy theo từng hình thức đi làm việc ở nước ngoài và loại hình công việc. Những khó khăn dễ nhận thấy nhất là rào cản ngôn ngữ, giao tiếp, sự khác biệt về văn hóa lối sống, việc khó tiếp cận với các dịch vụ y tế, bảo trợ xã hội, những vấn đề về tâm lý khi phải xa gia đình, người thân, một mình nơi xứ người.

Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể đối mặt với những nguy cơ bị tổn thương như bị thu giữ giấy tờ tùy thân, bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi, bị làm việc quá giờ, bị tai nạn, không được trả lương theo hợp đồng, không được bảo đảm điều kiện làm việc, bị ép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật… Và đối với nhóm người làm việc theo các kênh không chính thức, thì rủi ro còn nhiều hơn thế.

Đặc biệt, tình trạng công dân bị lừa đi làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua cho thấy những nguy cơ đó đã trở thành vấn đề hết sức nhức nhối khi quyền và lợi ích chính đáng của công dân bị xâm phạm nghiêm trọng, nhiều người trong số họ trở thành nạn nhân của các loại tội phạm, nhất là tội phạm mạng, hoặc trở thành nạn nhân bị mua bán.

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người
Trung tâm Lao động ngoài nước – Bộ LĐTBXH tổ chức khóa học tiếng Hàn để tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc. (Nguồn: Hà Nội mới)

Trước tình trạng công dân Việt Nam bị bóc lột tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, công tác bảo hộ và hồi hương công dân Việt Nam trong các trường hợp này đang được triển khai như thế nào?

Thời gian qua, tình hình công dân bị đưa sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines (trung chuyển qua Thái Lan) nhằm mục đích ép buộc làm việc tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp.

Theo tổng hợp sơ bộ của Cục Lãnh sự, từ 2021 đến nay, có khoảng 4.000 công dân được các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải cứu, hỗ trợ và đưa về nước; một số trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán.

Trước thực trạng trên, Bộ Ngoại giao cùng với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn theo dõi sát tình hình, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, triển khai ngay các công tác xác minh, giải cứu khi nhận được thông tin từ cơ quan chức năng trong nước, từ gia đình, người thân của công dân thông qua trao đổi, làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại cũng như trong nước và các tổ chức có liên quan nhằm kịp thời bảo hộ, hỗ trợ và đưa công dân về nước.

Dù thực tế gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận, xử lý nhưng thời gian qua công tác này đã được triển khai hết sức tích cực và kịp thời, với tinh thần trách nhiệm rất cao và hơn hết là xuất phát từ sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc với những tổn thương mà công dân đã phải trải qua.

Theo đánh giá của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), vấn đề này đang trở nên báo động trên toàn cầu do có sự liên hệ chặt chẽ của các loại hình tội phạm có tổ chức khác nhau cùng với việc lạm dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo, đòi hỏi trách nhiệm hợp tác ứng phó, giải quyết của tất cả các quốc gia.

Do đó, trong phạm vi của mình, Bộ Ngoại giao cũng đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, đề nghị trao đổi, phối hợp chặt chẽ trong giải cứu công dân tại các cơ sở lừa đảo trực tuyến, xác định những trường hợp nạn nhân của mua bán người, tăng cường hợp tác đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này.

Bà có thể đưa ra lời khuyên dành cho các lao động Việt Nam đang chuẩn bị đi làm việc ở nước ngoài và các công dân Việt Nam đang lao động ở nước ngoài mà gặp phải các tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng?

Người lao động Việt Nam có ý định đi làm việc ở nước ngoài cần tìm hiểu kỹ thông tin về chương trình hợp tác lao động, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được đăng tải trên các trang thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH, các cơ quan chức năng địa phương.

Người lao động cần chuẩn bị sẵn sàng không chỉ về trình độ, chuyên môn mà còn về kiến thức chính sách pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận, nội dung hợp đồng, cách thức ứng xử, vấn đề phòng, chống mua bán người, cưỡng bức lao động. Đây là những thông tin được cung cấp qua các chương trình giáo dục định hướng.

Đồng thời, người lao động cũng cần chủ động tăng cường ngoại ngữ, có ý thức tuân thủ pháp luật Việt Nam và nước ngoài. Trong quá trình làm việc ở nước ngoài, nếu có vấn đề phát sinh, người lao động cần trao đổi và khiếu nại với người sử dụng lao động, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi, cũng như các cơ quan đầu mối trong hợp tác lao động giữa Việt Nam và nước ngoài, đề nghị có biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích của mình.

Đối với những trường hợp đi làm việc không thông qua các doanh nghiệp dịch vụ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cần tìm hiểu kỹ nội dung công việc, địa điểm dự kiến làm việc, chế độ, quyền lợi được hưởng hợp đồng lao đồng có tin cậy hay không, nhân thân người giới thiệu… trước khi quyết định xuất cảnh.

Trong trường hợp tình huống khẩn cấp và khủng hoảng, công dân Việt Nam nói chung cũng như người lao động Việt Nam ở nước ngoài nói riêng, cần liên hệ ngay với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại thông qua số điện thoại đường dây nóng của cơ quan đại diện hoặc liên hệ với Tổng đài bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao (+84 981848484). Đồng thời, công dân Việt Nam cần tuân thủ hướng dẫn của các cơ quan chức năng sở tại.

Theo bà, chúng ta cần làm gì để thúc đẩy di cư an toàn trong thời gian tới?

Sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các dòng di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài đã phục hồi trở lại và có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2023 có gần 160.000 người ra nước ngoài làm việc.

Vì vậy, tôi cho rằng trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục triển khai đồng bộ một số biện pháp sau để tạo lập môi trường di cư an toàn, hợp pháp cho công dân:

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền về các kênh di cư hợp pháp, an toàn hiện có, rủi ro của di cư qua kênh không chính thức, mua bán người, thủ đoạn của tội phạm mua bán người, đưa người di cư trái phép, tăng cường giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến di cư, lao động, học tập ở nước ngoài, hướng đến những đối tượng cụ thể, bao gồm những trường hợp dễ bị tổn thương, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, của người di cư, đặc biệt là những người chuẩn bị di cư ra nước ngoài.

Thứ hai, tăng cường quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động đưa người di cư trái phép, mua bán người, mở rộng các kênh di cư hợp pháp, an toàn với các nước, để người di cư có thể lựa chọn các kênh di cư hợp pháp phù hợp với bản thân, bởi lẽ di cư là sự lựa chọn chứ không phải là cần thiết, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng đưa người di cư trái phép và mua bán người.

Thứ ba, nâng cao phối hợp liên ngành, tăng cường nhận thức chung và hành động chung trong giải quyết các vấn đề di cư và quản lý di cư nhằm thúc đẩy việc triển khai Thoả thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GMC) của Liên hợp quốc theo Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/3/2020.

Xin cảm ơn bà!





Nguồn: https://baoquocte.vn/de-cong-dan-viet-nam-di-cu-an-toan-hop-phap-tranh-roi-vao-cam-bay-mua-ban-nguoi-276484.html

Cùng chủ đề

Năm người chết, hàng chục người mất tích trong vụ chìm tàu tại Hy Lạp

(CLO) Một thảm kịch đã xảy ra vào sáng sớm ngày 14/12 khi một chiếc tàu chở người di cư chìm ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 40 người khác được báo cáo là mất tích. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Khoảng 500 người tham dự ngày lao động Việt Nam tại Nhật Bản 2024

Ngày 8/12, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Ngày lao động Việt Nam tại Nhật Bản 2024. Đây là sự kiện lớn đầu tiên dành cho người lao động Việt Nam tại đất nước mặt trời mọc. Tuyên dương các lao động tiêu biểu của Việt...

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, liên quan công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Syria trong bối cảnh tình hình chính trị và an ninh ở quốc gia Trung Đông...

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ công dân tại Syria khi khẩn cấp

Liên quan công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Syria trong bối cảnh tình hình chính trị và an ninh ở đây tiếp tục diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cho biết đã đề nghị phía Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc và học tập tại Syria, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

VietinBank Chợ Lớn thông báo mời thầu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (VietinBank Chợ Lớn) thông báo kế hoạch mời chào hàng và lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia Gói thầu “Cung ứng dịch vụ nhân sự cho VietinBank Chợ Lớn từ tháng 1/2025 đến tháng 12/2025”.1. Thông tin bên mời...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác...

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự...

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Mới nhất