Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

ĐBQH Ma Thị Thúy góp ý nhiều nội dung vào Luật Bảo ...

Việt NamViệt Nam28/03/2024

Đại biểu Ma Thị Thúy tham gia phát biểu ý kiến thảo luận.

Đại biểu Ma Thị Thúy nhấn mạnh, Dự án luật trình lần này đã cơ bản tiếp thu nhiều ý kiến của ĐBQH tại kỳ họp trước, trong đó, nội dung đại biểu đã tham gia phát biểu lần trước, đã được tiếp thu một phần.

Đại biểu Ma Thị Thúy vẫn tiếp tục đề nghị ban soạn thảo xem xét vấn đề về trợ cấp hưu trí xã hội, về mức trợ cấp hưu trí xã hội chưa đảm bảo nguyên tắc an sinh xã hội vì chỉ là trợ cấp cho người cao tuổi chuyển sang từ Luật Người cao tuổi.

Như vậy, sẽ không đảm bảo mức sống tối thiểu hoặc gần tiệm cận mức sống tối thiếu thì không đảm bảo cuộc sống của nhóm người cao tuổi. Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần xem xét kỹ hơn, đánh giá báo cáo rõ ràng hơn để Quốc hội xem xét quyết định.

Về Bảo hiểm xã hội bắt buộc, đại biểu cho biết, tại khoản 6 điều 3 của dự thảo luật quy định việc tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng khác, thu nhập ổn định thường xuyên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Tuy nhiên, theo đại biểu, hiện nay, nhiều đối tượng có thu nhập ổn định như lao động công nghệ (Grap, Shipper, bán hàng onlin... ) chiếm khá đông. Hiện nay Chính phủ vẫn chưa có giải pháp kịp thời để đưa nhóm lao động này tham gia BHXH bắt buộc. Đại biểu đề nghị, quy định ngay trong dự thảo luật áp dụng BHXH bắt buộc đối với một số nhóm lao đông công nghệ: Grap; Shipper…, đồng thời, giao Chính phủ qui định chi tiết Điều này.

Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần có cân nhắc khi bỏ qui định về mức lương hưu thấp nhất được qui định tại khoản 5 Điều 56 của luật 2014. Việc quy định mức lương hưu thấp nhất mới có có căn cứ đánh giá mức độ đảm bảo cuộc sống người lao động về hưu.

Đại biểu cũng đề nghị cần có sự kiểm soát chi, nhất là đối với định mức chi cho các hoạt động trung tâm dịch vụ việc làm, chi cho cơ sở vật chất, cho hoạt động BHXH, BHTN cho các tổ chức ngoài ngành BHXH, đang rất dễ bị lạm dụng.

Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét cân nhắc thông qua dự án luật này, nên thông qua sau khi cải cách tiền lương. Tức là nên thông qua vào kỳ họp thứ 8 tháng 10-11/2024 thay cho việc thông qua tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 này, nhằm có thời gian để xem xét, điều chỉnh phù hợp cùng với chính sách cải cách tiền lương.


Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước
Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài diễu hành, xếp hình bản đồ Việt Nam tại Hồ Gươm
Ngắm dàn tiêm kích, trực thăng bay tập luyện trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm