Trang chủNewsChính trịĐBQH đề xuất Luật Điện lực cần có chính sách ưu đãi...

ĐBQH đề xuất Luật Điện lực cần có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI

Chiều 7/11, Quốc hội thảo luận về Góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Thiếu hành lang pháp lý minh bạch sẽ làm lãng phí nguồn lực

ĐB Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) cho rằng, sửa đổi Luật Điện lực cần phải đồng thời đáp ứng cả 2 mục tiêu là vừa đạt mục tiêu trước mắt bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa đạt mục tiêu lâu dài thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo ông Tuấn, cần phải khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên sẵn có, nhất là các dự án điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để đạt đồng thời 2 mục tiêu nêu trên, nếu thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch sẽ làm lãng phí lớn nguồn lực xã hội như: nhiều trường hợp dự án điện gió, điện mặt trời hiện nay đã hoàn thành nhưng không thể hoà lưới thương mại.

z6008696565864_00b92ad227ce34b6aea62463b4a18ae8.jpg
Ông Trần Quốc Tuấn phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Từ đó, ông Tuấn đề nghị, Ban soạn thảo quan tâm, nghiên cứu bổ sung nội dung hình thức đầu tư tư nhân và đầu tư có vốn nước ngoài trên nguyên tắc đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời, xem xét về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đầu tư công. Đặc biệt, cần bổ sung nội dung “loại hình điện gió trên biển” gồm: “điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi”.

“Ngoài loại hình điện khí, điện gió trên bờ và năng lượng mới được quy định trong dự thảo Luật, hiện nay có nhiều nhà đầu tư điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi đang rất cần sự an toàn vốn khi họ bỏ ra một số tiền rất lớn để đầu tư. Điển hình, họ cần sự bảo đảm của Nhà nước trong bảo lãnh đầu tư, chuyển đổi ngoại tệ, cam kết về chuyển giao công nghệ và sử dụng hàng hóa và dịch vụ trong nước”, ông Tuấn nói và cho rằng, nếu được bổ sung, nội dung này sẽ thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi tham gia phát triển điện lực trong nước, góp phần lớn vào việc vừa đạt mục tiêu vừa bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nhưng cũng vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Tuấn cũng kiến nghị, dự thảo Luật cần có quy định chính sách ưu đãi thu hút đầu tư FDI và chuyển giao công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong sản xuất thiết bị điện gió đến Việt Nam đầu tư và chuyển giao công nghệ cho các đối tác trong nước. Điều này giúp nâng cao năng lực sản xuất, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các dự án Điện gió ngoài khơi cần phải được điều chỉnh tại các điều khoản của Luật đầu tư và các dự án luật khác để có đủ cơ sở pháp lý triển khai thực hiện đầu tư các dự án trên biển.

Tính lãi ngay khi chậm trả tiền điện: Không thực sự phù hợp

Theo ĐB Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương), về phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới (Điều 33 dự thảo), khoản 1 Điều 33 dự thảo quy định một số đối tượng được khuyến khích phát triển điện tự sản xuất, tự tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới để cung cấp cho nhu cầu phụ tải của tổ chức, cá nhân.

Đối với nội dung này, bà Nga đề nghị xem xét bổ sung thêm đối tượng là điện phục vụ hoạt động của các trường học và bệnh viện, bao gồm cả các bệnh viện và trường học tư nhân, ngoài các nội dung được quy định trong dự thảo.

Về thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện (Điều 77 dự thảo), Khoản 1 Điều 77 quy định về thanh toán tiền điện theo hợp đồng mua bán điện đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Trong đó, có quy định nội dung về trả lãi trên số tiền chậm trả cho bên bán điện tương ứng với thời gian chậm trả. Việc quy định điều này để ràng buộc trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện trong việc thanh toán tiền điện là phù hợp để đảm bảo lợi ích của bên cung cấp điện.

z6008562300635_f34ca5a7c78ec533f13bf73f2c73360c.jpg
Bà Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Tuy nhiên, bà Nga cho rằng, đối với khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, việc đôi khi quên thời gian đóng tiền điện, tiền nước dẫn tới đóng chậm một vài ngày diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, quy định tính lãi ngay khi chậm trả sẽ không thực sự phù hợp.

Từ đó, bà Nga đề nghị nên có thời hạn quy định sau bao nhiêu lâu chậm trả thì bắt đầu tính lãi, nên có khoảng thời gian ít nhất 1 tháng. “Đặc biệt, nên quy định không tính lãi chậm đóng tiền đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, sống một mình để đảm bảo tính nhân văn”, bà Nga nói.

Liên quan đến việc tại khoản 5 Điều 77 quy định về việc hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số đo điện, bà Nga cho biết trên thực tế xảy ra trường hợp bên cung cấp điện thay đổi chu kỳ ghi chỉ số đo điện. Điều này dẫn tới tình trạng, trong thời gian thay đổi chu kỳ, chỉ số sử dụng điện sẽ cao hơn chu kỳ thông thường, do thời gian từ khi chốt chỉ số lần trước đến khi chốt chỉ số lần sau dài hơn.

Bà Nga nêu quan điểm rằng, điều này đồng nghĩa với việc, hệ số điện tính giá ở mức cao sẽ nhiều hơn, gây thiệt hại và bức xúc cho khách hàng. Vì vậy cần bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của bên cung cấp điện trong việc thay đổi chu kỳ ghi chỉ số đo điện và đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng điện.

Còn ĐB Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho hay tại Điều 93, khoản 6 nêu: “Các dự án đầu tư nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng đã được lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật trước thời điểm Luật này có hiệu lực được áp dụng cơ chế theo khoản 8, Điều 5”.

Ông Hiếu băn khoăn về cụm từ “theo đúng quy định của pháp luật trước thời điểm luật này có hiệu lực” do tính khả thi của quy định này.

z6008696312421_9988db2a8ffbf6055ad282ef7818dfc5.jpg
Ông Phan Đức Hiếu phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Ông Hiếu phân tích rằng, khi thực hiện quy định này đâu là cơ quan có thẩm quyền?, đâu là quy trình thủ tục để xác định lại dự án này đã được lựa chọn được nhà đầu tư trót lọt?. “Tôi cho rằng đây là cụm từ sẽ tạo ra sau này không biết sẽ thực thi thế nào?. Nhưng cái lớn hơn sẽ làm môi trường đầu tư rủi ro hơn. Đặt mình vào vị trí của nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ rất lo, nếu một dự án đã hoàn thành các thủ tục rồi, thậm chí đã được cấp giấy phép rồi, họ có nên tiếp tục triển khai không, hay là cứ chờ đợi, sau này nhỡ có một quy định nào đó, xem lại quá trình ấy đúng hay không?”-ông Hiếu nói và kiến nghị bỏ cụm từ “theo đúng quy định của pháp luật”.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dbqh-de-xuat-luat-dien-luc-can-co-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-dau-tu-fdi-10294014.html

Cùng chủ đề

Sửa Luật Điện lực để đẩy mạnh thu hút đầu tư

Chiều 11/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phát biểu kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch...

Luật Điện lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, việc sửa đổi Luật Điện lực là điều rất cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là khi chúng ta đang nỗ lực để về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ vào năm 2025. Việc giải quyết được vấn đề năng lượng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy...

Đề án cơ cấu lại EVN giai đoạn đến hết năm 2025

Kinhtedothi - Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025. Phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân 7-10% Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu...

Cuba khôi phục phần lớn hệ thống điện quốc gia

Liên minh Điện lực Cuba (UNE) ngày 22.10 cho biết họ đã khôi phục phần lớn hệ thống điện quốc gia và đang cung cấp dịch vụ cho 70,89% khách hàng trên cả nước. ...

Sửa luật để giải quyết bất cập về giá điện sinh hoạt

Sửa Luật Điện lực khắc phục vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường vận động đồng bào các dân tộc trong tình hình mới

Trong bối cảnh hiện nay, công tác Mặt trận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đang đứng trước những thời cơ và thách thức nhất định. Việc quan tâm, nghiên cứu, nắm vững những...

Bản tin Mặt trận sáng 8/11

Bản tin Mặt trận sáng 8/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Chính phủ Malaysia ủng hộ 50.000 USD khắc phục hậu quả cơn bão Yagi; Sẻ chia cùng đồng bào vượt khó; Rộn ràng Ngày hội ở khu dân cư Sơn Thắng. ...

Quân khu 7 xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Ngày 7/11, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức Lễ xuất quân giao nhiệm vụ cho các Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ hy sinh tại chiến trường Campuchia lên đường thực hiện nhiệm vụ được giao. ...

TP HCM khen thưởng nhiều ‘điểm sáng’ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Chiều 11/7, Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) TP HCM tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới. ...

Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học vào bảng xếp hạng châu Á

Theo bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 do Tổ chức QS World University Rankings vừa công bố, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt vào danh sách được xếp hạng. Trong kỳ xếp...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ hội văn hoá – du lịch Việt Nam tại Vân Nam – Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác và đông đảo khán giả Việt - Trung đã thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Nguyện mãi tay trong tay, giữ trọn tấm lòng thành”. Chiều 5/11, trong chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự lễ hội văn hóa và giới thiệu du lịch Việt Nam, sự kiện hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan...

Công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương. Chiều 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ...

Điều động Giám đốc Công an tỉnh Sơn La

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La được điều động đến nhận công tác và giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động từ ngày 6/11/2024. Ngày 6/11, tại Công an...

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

NDO - Chiều 6/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tới dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo...

Cùng chuyên mục

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8

Chiều 7/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 8 với 423/425 đại biểu biểu quyết tán thành. Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc...

Thủ tướng đề xuất 6 nội dung để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, tại Vân Nam, Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập". Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch hội nghị, Thủ...

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả, bền vững. ...

Ông Nguyễn Đình Việt làm Chủ tịch tỉnh Sơn La

Ngày 7/11, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh với số phiếu tuyệt đối Kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 của HĐND tỉnh Sơn La. Kỳ...

Phân cấp, phân quyền để giảm ‘quyền anh, quyền tôi’

Ngày 6/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Vấn đề phân cấp, phân quyền; rút ngắn thời gian thực hiện dự án đã được các ĐBQH quan tâm. Rút ngắn...

Mới nhất

Mới nhất

Có nên mua hay không?

Theo 3 cách phân loại