Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm: Quản hay cấm?

Dạy thêm: Quản hay cấm?


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22-10-2024.

Phải báo hiệu trưởng

Được quan tâm nhất trong dự thảo là Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ quy định các trường hợp không được dạy thêm như Thông tư 17 ngày 16-5-2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Các quy định này bao gồm: Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà GV đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý GV đó.

Theo quy định trong dự thảo, GV được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài trường, chỉ cần báo hiệu trưởng thay vì phải xin phép như hiện nay. Cụ thể, chỉ cần báo cáo và lập danh sách (họ tên, lớp của học sinh) gửi hiệu trưởng, đồng thời cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép các em học thêm. Việc GV có thể được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài trường nhận được nhiều sự quan tâm của GV, phụ huynh cũng như các chuyên gia giáo dục.

Một GV thẳng thắn cho rằng Thông tư 17 cũng nêu không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà GV đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý GV đó. Tuy nhiên, không cơ quan cụ thể nào giám sát, quản lý được việc dạy thêm, học thêm ở ngoài nhà trường trong những năm qua. Vì thế, cấp học nào học sinh cũng phải học thêm và phần lớn đang học thêm với thầy cô dạy chính khóa của mình.

Không đáng phải ngăn cản

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nêu quan điểm: Bản chất dạy thêm, học thêm không đáng ngăn cản, không xấu nếu học sinh tự nguyện đi học và thầy cô dạy trên lớp nhiệt tình, đối xử bình đẳng giữa học sinh học thêm và không học thêm. Thực tế, với nền giáo dục nặng về thi cử, điểm số bằng cấp, chắc chắn học sinh phải đi học thêm để có kết quả thi cao nhất. Dạy thêm, học thêm chỉ xấu khi có một bộ phận GV ép buộc, lôi kéo, áp dụng chiêu trò giảng dạy trên lớp chính khóa để học sinh phải đến học thêm với mình.

Hiệu trưởng một trường THPT phân tích nếu nhìn từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh lớp 10 sẽ thấy phần lớn học sinh lớp 9 và 12 đều phải học thêm theo kế hoạch của trường và ở trung tâm gia sư, ở nhà thầy cô giáo để hy vọng trúng tuyển những trường mà mình đăng ký thi tuyển. Việc dạy thêm, học thêm cho học sinh cuối cấp nở rộ cả trong và ngoài nhà trường.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM) trong một giờ học trên lớp. Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM) trong một giờ học trên lớp. Ảnh: TẤN THẠNH

Chuyên gia giáo dục Phạm Hiệp cũng cho rằng dạy thêm, học thêm là hiện tượng toàn cầu, không phải chỉ riêng Việt Nam, thậm chí ở một số nước, nhiều GV giỏi không làm việc ở các trường chính quy mà làm ở các trung tâm dạy thêm. Tuy nhiên, không nên cho GV dạy thêm đối với học sinh của mình, vì GV có thể lạm quyền của mình ở trên lớp để ép học sinh học thêm. Người dạy thêm không nên là người cho điểm học sinh trên lớp. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã hạn chế dạy thêm, học thêm. GV không được dạy chính học sinh của mình cũng là cách hạn chế dạy thêm, học thêm. Các trường cần đổi mới trong kiểm tra, đánh giá tập trung cũng sẽ góp phần giảm bớt sự ép buộc.

Bà Văn Trịnh Quỳnh An, GV Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho biết theo quy định lâu nay, GV không được dạy thêm tự phát, không được dạy học sinh mà GV đang dạy chính khóa… nhưng GV có rất nhiều cách để dạy thêm, chẳng hạn thành lập công ty để yên tâm dạy thêm đúng luật, dạy thêm ở trung tâm và thỏa thuận mức chi phí.

Theo ông Lâm Vũ Công Chính, GV Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), học thêm là nhu cầu chính đáng của nhiều học sinh, trong đó có những em chỉ quen học với thầy, cô dạy ở lớp nên muốn học thêm với chính những thầy, cô này là đương nhiên, chính đáng. Vì thế, dạy thêm, học thêm tồn tại từ nhiều năm nay. Lương chưa bảo đảm cuộc sống nên GV muốn dạy thêm để cải thiện thu nhập cũng là đương nhiên.

“Sống chung” chứ không nên cấm

Đây không phải là lần đầu Bộ GD-ĐT đặt vấn đề đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Theo các chuyên gia, đây là việc cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nên tìm cách “sống chung” chứ không nên cấm.

Dự thảo có những quy định về điều này được nhiều chuyên gia nhận xét là rất ổn, chẳng hạn không nhất thiết GV không được dạy thêm học sinh đã dạy ở trường, cá nhân muốn dạy thêm thì đăng ký kinh doanh… Như vậy sẽ đưa dạy thêm vào hệ thống quản lý từ các cấp, xem dạy thêm là ngành nghề và phải cấp phép, giống bác sĩ được mở phòng mạch riêng thì GV cũng được mở lớp dạy thêm. Quy định vậy là rõ ràng, minh bạch, ở góc độ giáo dục là sự tôn trọng nghề nghiệp với GV, xem dạy thêm là ngành nghề hợp pháp. Tuy nhiên, dù dạy thêm trong hay ngoài nhà trường thì dự thảo nên “thoáng” và tinh gọn hơn với GV.

Hiệu trưởng một trường THCS cho biết nếu có thể bổ sung dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì đây là việc rất nên làm. Trong thực tế có nhiều GV ở trường công, có nhiều thời gian trống nên đi thỉnh giảng thêm ở các trường tư và chịu thuế thu nhập cá nhân. Nếu quản lý như ngành nghề kinh doanh thì sẽ mở đường cho GV đăng ký, dạy bao nhiêu học sinh, thu giá bao nhiêu và các cơ quan quản lý sẽ thu thuế. Nhưng mức thuế đối với hoạt động này cũng cần có đặc thù riêng, nếu quá cao thì vô hình trung lại đẩy áp lực về phía học sinh. 

Khó báo cáo chi tiết

Ông Lâm Vũ Công Chính bày tỏ việc báo cáo chi tiết về dạy thêm, học thêm trong thực tế sẽ khó thực hiện. Chẳng hạn, GV báo cáo có 10 học sinh học thêm, sau tăng mỗi ngày vài em cũng phải báo cáo. Chức năng của nhà trường là quản lý chuyên môn, nên quy định rườm rà sẽ nảy sinh tình trạng “canh me” nhau. Để quản lý dạy thêm, học thêm, nên đưa vào các quy định xin cấp phép đối với hộ kinh doanh cá thể, với những điều kiện bảo đảm, thủ tục cần tinh gọn hơn việc xin giấy phép hoạt động của trung tâm bồi dưỡng văn hóa. GV cam kết thực hiện các yêu cầu với đơn vị quản lý giáo dục và ban ngành liên quan. Ví dụ, kinh doanh ăn uống cần cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không cần thiết phải trình thực đơn để xin cấp phép.



Nguồn: https://nld.com.vn/day-them-quan-hay-cam-196240824191432401.htm

Cùng chủ đề

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Nhà trường bị “tố” dạy thêm trong giờ… chính khóa!

(NLĐO) - Một trường THPT ở Đắk Lắk bị phản ánh xếp lịch học thêm trùng học chính khóa nên học sinh bỏ học môn thể dục, giáo dục quốc phòng đi học thêm. ...

Thêm một địa phương thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học thứ bảy

Phòng GD-ĐT TP.Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đề nghị lãnh đạo UBND TP.Bắc Ninh cho phép thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ ngày thứ bảy tại các trường THCS: Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo. ...

Con đứng nhất lớp, tuần học thêm 5 buổi mẹ vẫn lo bị tụt lại phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong muốn cùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào hoạt động khi thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp...

Miễn học phí đến hết cấp THCS cho học sinh Hà Nội

"Thành phố nên có chính sách hỗ trợ, bao cấp kinh phí (bao gồm miễn học phí) đến hết cấp THCS ở các trường công lập đại trà phổ cập giáo dục cơ bản cho toàn bộ trẻ em của thành phố", GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học...

Phụ huynh muốn chuyển lớp học sinh làm con mình gãy tay, trường không đồng ý

Học sinh bị bạn làm gãy tay, phụ huynh muốn nhà trường chuyển lớp cho bạn gây tai nạn vì sợ học chung không an toàn. Nhà trường nói gì? Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, chị Nguyễn Phương Thảo cho biết ngày 16-10-2024,...

Hai học sinh bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

Trong vòng 3 tuần, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xảy 2 vụ học sinh bị bạn 'đánh hội đồng', phải nhập viện điều trị. ...

Tin nhắn bắt, kiểm điểm giáo viên dạy thêm là giả mạo

Theo đó, chiều 7/11, lãnh đạo nhiều trường trung học cơ sở trên địa bàn quận 1 (TP Hồ Chí Minh) nhận được tin nhắn gửi qua Zalo do lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận này chuyển đến. Nội dung tin nhắn này như sau: “Sở GD&ĐT đề nghị các Phòng GD&ĐT báo cáo về tình hình các trường tiểu...

Mới nhất

Mới nhất