Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?


Ngày 22.8, Bộ GD-ĐT đã đăng tải dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Việc Bộ GD-ĐT ban hành văn bản mới để thay đổi Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT là cần thiết. Nhưng, khi đọc dự thảo, chúng tôi nhận thấy nội dung không có những bước đột phá hạn chế dạy thêm, học thêm hiện nay mà có phần còn dễ dàng hơn trước đây.

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?- Ảnh 1.

Học sinh tiểu học sau giờ học thêm ở một cơ sở tại Q.5 (TP.HCM) vào tháng 3.2023

“Tự nguyện”: Khó kiểm soát

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm (Điều 3) dự thảo yêu cầu “chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm”.

Trước đây, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT cũng đã quy định: “Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm”.

Thế nhưng, tình trạng dạy thêm, học thêm những năm qua khá phức tạp. Học sinh đều đi học thêm “tự nguyện” chứ có giáo viên nào ép buộc đâu. Giáo viên không ép buộc nhưng có tình trạng nếu học sinh không đi học thêm sẽ bị thiệt thòi khi học trên lớp và khi kiểm tra. Vì thế, mới xảy ra tình trạng học thêm đại trà ở một số môn học.

“Không dạy thêm trước chương trình”: Có dễ thực hiện?

Dự thảo thông tư yêu cầu: “Không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh”. Nhưng ai, cơ quan nào kiểm tra việc dạy thêm ngoài nhà trường vẫn là một vấn đề đã, đang và sẽ để ngỏ.

Đa phần giáo viên dạy thêm cho học trò ngoài nhà trường hiện nay đang dạy trước chương trình. Việc hệ thống, mở rộng kiến thức rất ít chỉ dành cho học sinh cuối cấp ở giai đoạn gần thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp.

Việc quy định “không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh” lại càng khó. Vì đây mới là điều mà phụ huynh và học sinh mong chờ. Giáo viên dạy thêm có “uy tín” hay không thì mấu chốt nằm ở chỗ này. Không làm như vậy, làm sao học sinh có được điểm cao và có danh hiệu học tập.

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?- Ảnh 2.

Học sinh tan lớp tại một trung tâm dạy thêm trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình, TP.HCM) vào năm 2023

Thừa nhận cho phép dạy thêm ngoài nhà trường?

Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Điều 5) hướng dẫn phải “Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nếu so với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT phải xin cấp giấy phép thì nội hàm không khác nhau bao nhiêu.

Bên cạnh đó, nếu như trước đây, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT yêu cầu giáo viên không được dạy thêm cho học sinh chính khóa mà giáo viên vẫn chủ yếu dạy thêm cho học sinh chính khóa. Bây giờ, dự thảo Thông tư không còn cấm nội dung này. Với quy định này, gần như đã thừa nhận cho phép dạy thêm ngoài nhà trường. Miễn là giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường chỉ cần báo cáo địa điểm, thời gian và cam kết không vi phạm với người đứng đầu đơn vị, cơ quan quản lý là có thể mở lớp dạy thêm.

Tại khoản 2, Điều 6 của dự thảo hướng dẫn việc thu và quản lý tiền học thêm ngoài nhà trường như sau: “Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm”.

Lâu nay, việc này cũng đang được “thỏa thuận” với phụ huynh hoặc “nói công khai trước khi tuyển sinh” nhưng giáo viên dạy thêm thu bao nhiêu thì phụ huynh và học sinh đều đóng đầy đủ bấy nhiêu. Đã có phụ huynh hay học sinh nào lại không đồng ý với mức học phí mà giáo viên yêu cầu đâu.

Thực tế cho thấy, dự thảo Thông tư mà Bộ GD-ĐT vừa công bố nếu so sánh với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT không thay đổi bao nhiêu về nội dung, bản chất. Vì thế, tình trạng dạy thêm, học thêm tới đây có thể vẫn tiếp tục phức tạp. Đặc biệt, khi không cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh chính khóa cũng đồng nghĩa đã bỏ hẳn rào cản để những giáo viên dạy thêm được thoải mái hơn, không còn lo lắng điều gì. Miễn là khi dạy thêm, họ báo cáo với hiệu trưởng và cam kết một số điều theo quy định là được.




Nguồn: https://thanhnien.vn/day-them-hoc-them-se-de-dang-hon-truoc-day-185240825120423232.htm

Cùng chủ đề

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm

Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”. “Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang,...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Thử thách Tiếng Việt: ‘Bạc mạng’ hay ‘bạt mạng’?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Bạc mạng - bạt mạng là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, đây là một tính từ, mang ý nghĩa liều lĩnh, hành động thiếu suy nghĩ, bất chấp tính mạng. Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box...

Tiệm cận với các nền giáo dục tiên tiến

TP HCM sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, HS THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT trên địa bàn TP HCM từ năm học 2025 - 2026. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Yếu tố quan trọng khi chọn ngành học

Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt trong năm tuyển sinh 2025, lứa học sinh đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tốt...

10 xinh đẹp Việt trúng tuyển ĐH Harvard: Biết 4 ngoại ngữ, đam mê nhạc cụ, giỏi thể thao

Theo học trong các ngôi trường quốc tế từ nhỏ, Linh Lan sớm đặt ra mục tiêu về “giấc mơ Mỹ”. Từ khi lên lớp 6, cô bé đã nghiêm túc với mục tiêu này. Video: Linh Lan chơi đàn tranh Giữa tháng 12, Phan Linh Lan, học sinh Trường Quốc tế Concordia Hà Nội, nhận tin trúng tuyển vào Đại học Harvard, cũng là ngôi trường duy nhất em nộp đơn trong đợt tuyển sinh sớm năm nay. Theo bảng...

Mới nhất

Dàn ‘Anh trai say hi’ đóng chung MV sau concert tại Hà Nội

Hậu concert “Anh trai say hi” tại Hà Nội, Wean tung phiên bản mới của “Thờ ơ” với sá»± góp mặt của dàn anh trai trong chÆ°Æ¡ng trình. Sau 2 đêm concert Anh trai say hi thành công tại Hà Nội, rapper Wean cho ra mắt phiên bản mới của Thờ ơ kết hợp cùng Hurrykng. Rapper nói quá trình quay...

Ngành Hải quan: Thu ngân sách năm 2024 dự kiến đạt 418 nghìn tỷ đồng

(PLVN) -   Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Xuất siêu ước đạt 23,53 tỷ USD Năm 2024, dưới sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Đảng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự quan tâm, chỉ đạo...

Giá vàng hôm nay, 18-12: Tiếp tục sụt giảm

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay chưa dừng đà giảm trong bối cảnh thị trường dự báo Mỹ ngưng giảm lãi suất trong năm 2025 ...

Ukraine ngạc nhiên với ý tưởng của Belarus, hội nghị hòa bình thứ 2 liệu có tương lai?

Ngày 17/12, Bộ Ngoại giao Ukraine đã bác bỏ sáng kiến của Belarus để Minsk tham gia các cuộc hòa đàm Moscow-Kiev trong tương lai.

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp...

Mới nhất