Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm, học thêm ở các quốc gia trên thế giới được...

Dạy thêm, học thêm ở các quốc gia trên thế giới được quy định thế nào?

Ở một số quốc gia, các giáo viên, tổ chức cung cấp lớp học thêm phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, thậm chí chương trình giảng dạy cũng phải được báo cáo và cơ sở hạ tầng, thời gian, học phí cũng phải được giám sát.

Các nước có những quy định khác nhau về việc dạy, học thêm ngoài trường học.. (Nguồn: Tokyo Academics)
Các nước có những quy định khác nhau về việc dạy, học thêm ngoài trường học. (Nguồn: Tokyo Academics)

Nhật Bản

Giáo viên ở Nhật Bản được kỳ vọng sẽ cống hiến hoàn toàn cho việc giảng dạy trên trường và bất kỳ lớp học hoặc hoạt động bổ sung nào mà thầy cô muốn tổ chức đều được quản lý.

Theo các hướng dẫn do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) đưa ra, giáo viên có thể tổ chức các lớp học thêm, nhưng các hoạt động này phải được phối hợp và phê duyệt bởi ban giám hiệu nhà trường.

Tuy vậy, việc dạy thêm ngoài trường thường không được khuyến khích, vì điều này có thể dẫn đến xung đột lợi ích hoặc cơ hội không đồng đều cho học sinh. Mục tiêu chính của giáo dục Nhật Bản vẫn là duy trì công bằng và đảm bảo tất cả học sinh đều có quyền tiếp cận nền giáo dục chất lượng.

Thay vào đó, giáo viên Nhật Bản thường hỗ trợ học sinh thông qua các câu lạc bộ sau giờ học và các hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, các hoạt động này thường được tổ chức như một phần của chương trình giảng dạy chính thức và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Singapore

Bộ Giáo dục Singapore quy định các trung tâm dạy thêm cho 10 học sinh trở lên phải đăng ký với Bộ. Quá trình đăng ký yêu cầu các trung tâm phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở hạ tầng và an toàn cháy nổ.

Giáo viên làm việc tại các trung tâm này cũng phải đăng ký lý lịch và trình độ với cơ quan giáo dục. Bộ áp dụng các điều kiện khắt khe, từ chối chấp nhận bất kỳ trường hợp nào vi phạm chuẩn mực nghề giáo và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm tình dục.

Tuy nhiên, Singapore cũng nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục bổ trợ trong việc giúp học sinh đạt mục tiêu học tập. Các trường thường tổ chức những lớp học thêm hoặc các buổi học bổ trợ, đặc biệt là cho những học sinh cần sự hỗ trợ. Những buổi học này được tiến hành trong khuôn khổ của nhà trường và không thu phí, đảm bảo tính tiếp cận cho tất cả học sinh.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, chi phí tăng cao cho ngành công nghiệp giáo dục ngoài trường học đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, khi 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất chi tiêu khoảng 1,14 triệu won (khoảng 21,3 triệu VNĐ)/tháng cho giáo dục tư nhân. Mặc dù số lượng học sinh giảm nhưng tổng chi tiêu cho giáo dục tư nhân đã đạt 26 nghìn tỷ won (khoảng 486 nghìn tỷ VNĐ) vào năm 2022, tăng 10% so với năm trước, theo Korea Times.

Giới chuyên gia nước này nhận định, hệ thống giáo dục công Hàn Quốc ngày càng không đáp ứng được nhu cầu của học sinh, khiến các bậc phụ huynh và thậm chí cả giáo viên phải phụ thuộc rất nhiều vào các trung tâm dạy thêm tư nhân, được gọi là “hagwon” (các học viện tư thục sau giờ học).

Thậm chí, một số giáo viên còn khuyên phụ huynh đưa con đến học tại hagwon đối với những môn các em gặp khó khăn, thay vì hỗ trợ thêm trong trường học.

Trước đây, trường học mở các lớp học thêm và các buổi tự học vào buổi tối. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào hagwon đã chuyển trách nhiệm này ra khỏi trường học, khiến học sinh ưu tiên làm bài tập của hagwon hơn là bài tập của trường và thậm chí dẫn đến việc các em ngủ gật trong giờ học chính thức.

Mặc dù giáo viên có trình độ và tận tâm nhưng chính sách trong hệ thống giáo dục công khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khuyến khích việc học hagwon.

Các quy định quản lý hagwons bao gồm giới hạn các lớp học trước 22h để đảm bảo học sinh được nghỉ ngơi đầy đủ. Học phí được giới hạn và hagwons phải tuyển dụng các giảng viên có trình độ.

Tính minh bạch được thực hiện thông qua việc báo cáo bắt buộc về học phí và lịch học, các tài liệu học tập được sử dụng… Cơ quan giáo dục địa phương cũng thường xuyên thanh tra.

Trung Quốc

Tháng 8/2021, Trung Quốc đã ban hành các quy định đối với các tổ chức đào tạo ngoài giờ học. Theo đó, các tổ chức đang hoạt động phải chuyển sang hình thức phi lợi nhuận và các quy định nghiêm ngặt được áp dụng cho hoạt động và nội dung các khóa học.

Các lớp học thêm không được tổ chức vào cuối tuần, ngày lễ quốc gia, ngày nghỉ học của học sinh và sau 9 giờ tối. Nội dung đào tạo không dựa trên chương trình giáo dục nước ngoài hay dạy trước chương trình năm học.

Tháng 9/2023, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố rằng các dịch vụ dạy học, gia sư ngoài giờ không có giấy phép có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 100.000 NDT (khoảng 349 triệu VNĐ).

Tháng 2/2024, Bộ Giáo dục Trung Quốc xin ý kiến về Dự thảo Quy định về Quản lý Đào tạo ngoài trường. Dự thảo mới này tiếp tục hướng trọng tâm vào ngành dạy thêm sau một cuộc cải cách rộng lớn hơn được khởi xướng vào giữa năm 2021.

Lần đầu tiên, các quy định trong dự thảo định nghĩa rõ ràng về giáo dục ngoài giờ học, xác định đây là các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài hệ thống trường học chính thức, nhằm cải thiện kết quả học tập hoặc phát triển sở thích và tài năng của học sinh từ mẫu giáo đến trung học.

Các quy định thiết lập khung quản lý và phân loại các tổ chức dạy thêm ngoài giờ, phân biệt giữa dạy thêm học thuật theo chương trình và dạy thêm không học thuật.

Các cơ sở giáo dục ngoài giờ phải trải qua quy trình cấp phép và phê duyệt để có “Giấy phép tổ chức đào tạo ngoài trường học”, đồng thời phải hoạt động dưới dạng tổ chức phi lợi nhuận nếu cung cấp dạy thêm học thuật.

Các dịch vụ dạy thêm trực tuyến cũng cần được phê duyệt từ cơ quan giáo dục cấp tỉnh.

Một điểm quan trọng của các quy định là việc hạn chế thời gian dạy thêm ngoài giờ. Các buổi học phải được tổ chức ngoài giờ học chính thức và không được diễn ra vào các ngày lễ quốc gia hoặc kỳ nghỉ của trường. Các cơ quan giáo dục cấp tỉnh có thể đặt thêm hướng dẫn về thời gian và độ dài của các buổi học này.

Ngoài ra, các quy định cấm các đơn vị này tổ chức các kỳ thi hoặc cuộc thi, không được công khai kết quả học tập hoặc xếp hạng của học sinh.

Chi phí cho dạy thêm học thuật phải tuân thủ các hướng dẫn về giá của chính phủ, trong khi các dịch vụ dạy thêm khác cần đăng ký với các cơ quan liên quan. Phí thu được chủ yếu được sử dụng cho hoạt động vận hành, phải đảm bảo tính minh bạch và được giám sát.

Để thực thi các quy định này, một nền tảng giám sát quốc gia sẽ được thiết lập để theo dõi các tổ chức dạy thêm ngoài giờ. Các tổ chức này phải cập nhật thông tin liên quan trên nền tảng.

Các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giáo dục địa phương vi phạm quy định, bao gồm việc dạy thêm không được phép hoặc quản lý yếu kém, sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật giáo dục và các quy định liên quan.





Nguồn: https://baoquocte.vn/day-them-hoc-them-o-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-duoc-quy-dinh-the-nao-284578.html

Cùng chủ đề

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý nhà nước về nhà giáo.

Tin nhắn “bắt, lập biên bản giáo viên dạy thêm” đang lan truyền là giả mạo

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM đã chuyển thông tin về tin nhắn giả mạo, mạo danh này đến Công an Thành phố để xác minh ...

Real Madrid trao cơ hội cho trẻ em khó khăn Việt Nam trải nghiệm bóng đá chuyên nghiệp

Gần 300 trẻ em từ các trại trẻ mồ côi và gia đình khó khăn ở TP. Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội học bóng đá chuyên nghiệp cùng các HLV đến từ Quỹ Real Madrid (RMF) trong 3 ngày.

Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về yêu cầu ‘bắt’ giáo viên dạy thêm

Về tin nhắn có nội dung yêu cầu các phòng GD-ĐT bắt và "kiểm điểm giáo viên dạy thêm đang lan truyền trên mạng xã hội, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định đây là trò giả mạo. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp lại tin nhắn chỉ đạo về vấn đề dạy thêm học thêm của Sở GD-ĐT TPHCM gửi Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và các quận, huyện. Nội dung tin...

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Mới nhất