Năm 2024 Vĩnh Phúc dự kiến dành gần 2.000 tỷ đồng đầu tư cho chuyển đổi số. Theo đó, tỉnh tập trung triển khai Dự án hạ tầng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số; nâng cấp, hình thành hạ tầng số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, triển khai điện toán đám mây để xây dựng Trung tâm dữ liệu số, Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng theo hướng quản lý, vận hành, lưu trữ tập trung.
Chuyển đổi số: Nhanh hơn, Thông minh hơn, Xanh hơn (ảnh minh họa)
Với việc phát triển hạ tầng số, dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách trong hoạt động quản lý nhà nước . Sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế, tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số để tạo nền tảng, cơ sở cho xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Hướng đến năm 2025
Xây dựng, hoàn thiện các nền tảng số để chính quyền số vận hành đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả trên môi trường thực – số; hình thành các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế số để kinh tế số đóng góp quan trọng vào GRDP của tỉnh; thúc đẩy xã hội số thông qua việc người dân được trang bị đầy đủ kỹ năng số, tham gia vào quá trình phát triển dữ liệu số, tạo ra giá trị gia tăng trên môi trường thực – số, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 , trên các phương tiện và các nền tảng số, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan khu trưng bày sản phẩm của Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (ảnh minh họa)
Khi sử dụng dịch vụ công, người dân chỉ phải nhập một lần đối với các dữ liệu cơ quan nhà nước chưa hình thành cơ sở dữ liệu số, tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. Huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội với 100% cơ quan nhà nước của tỉnh tham gia cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, 100% dịch vụ công của tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.
Phát triển, mở rộng các hệ thống nền tảng, dùng chung của tỉnh; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung được chia sẻ, kết nối trên toàn tỉnh; các cơ quan Nhà nước các cấp từng bước mở dữ liệu để phục vụ cung cấp dịch vụ công, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đặc biệt là phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với tỷ trọng kinh tế số đạt trên 20% GRDP, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số với tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 80%, tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%, tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt trên 80%, tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%.
Cùng với tăng cường vai trò của người đứng đầu của các cấp, các ngành, các địa phương trong chuyển đổi số. Xác định trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương phải là nhân tố lãnh đạo, chỉ đạo tích cực nhất và quyết định sự thành công trong hoạt động chuyển đổi số, xây dựng cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số và nền tảng số với việc phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng chất lượng cao theo hướng thuê dịch vụ từ các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo kết nối thông suốt 3 cấp hành chính từ tỉnh đến xã, phổ cập Internet băng rộng; phủ sóng toàn bộ các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch bằng công nghệ 5G và các công nghệ di động thế hệ tiếp theo; phổ cập điện thoại thông minh tới người dân, phát triển hạ tầng Internet vạn vật, tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như giao thông, khí tượng thủy văn, môi trường, năng lượng, điện, nước, quản lý đô thị, an ninh trật tự… để hình thành cấu phần quan trọng của hạ tầng số.
Nhất là mở rộng, chuyển đổi số cấp xã bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong mọi thành phần của chuyển đổi số, quan tâm đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong chuyển đổi số. Cùng với việc đưa ra các nhiệm vụ giải pháp như về chính phát triển kinh tế số, chính phát triển xã hội số, ưu tiên chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực trọng điểm về y tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, tài nguyên và môi trường, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại, giao thông vận tải – Logistic, tài chính – ngân hàng, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.
Thanh Tú