Trang chủDestinationsNghệ AnDấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa


Đồn điền xưa…

Những ngày trung tuần tháng Tư, khi những cơn gió Lào nóng bỏng bắt đầu thổi ràn rạt, chúng tôi đã có mặt tại vùng đất Thái Hòa – trung tâm hành chính, chính trị của mảnh đất Phủ Quỳ xưa, nay là thị xã sầm uất nằm bên bờ con sông Hiếu hiền hòa. Một hàng cây cổ thụ rợp bóng nằm trong lòng khối Tây Hồ 1 của phường Quang Tiến, một không gian rất tây, cổ kính và bình yên, nằm lọt thỏm giữa một phố thị đang vươn mình chuyển động mạnh mẽ. Mặc cho những ồn ào, náo nhiệt phía bên ngoài kia, hai hàng me cao vút với đường kính từ 70cm đến 1m được trồng ngay hàng, thẳng lối vươn mình bao trùm hết không gian của phố nhỏ.

Tiếp chuyện cùng chúng tôi là ông Mai Xuân Thịnh – 85 tuổi, nguyên là Bí thư Chi bộ khối Tây Hồ 1, người đã gắn bó gần như cả đời mình với hàng me tại khu vực này. Ông Thịnh là một người gốc Nam Định, đặt chân đến mảnh đất này đã được 60 năm, từ khi còn là chàng thanh niên vào xây dựng nông trường. Ông cũng là người biết khá rõ về hàng me, về những nét độc đáo mà hàng cây này mang lại cho cư dân nơi đây.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 1

Hình ảnh đồn điền cà phê tại Việt Nam dưới thời thuộc Pháp. Ảnh: Coffeenewsvietnam

Lần ngược lại lịch sử, những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi quá trình thực dân hóa đang vào giai đoạn cao trào, người Pháp đã nhận ra được khu vực Phủ Quỳ là nơi có khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng và phát triển cà phê, cao su. Vì thế, thực dân Pháp đã gây sức ép với chính quyền phong kiến để chiếm đoạt đất đai và lập ra một vùng đồn điền rộng lớn với hàng chục ngàn ha cây cà phê, cây cao su và một số loại cây công nghiệp khác. Tuyến đường Quốc lộ 48 ngày nay cũng đã được xây dựng vào thời kỳ này để phục vụ khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Phủ Quỳ và bình định quân sự vùng Tây Bắc Nghệ An.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 2

Cây cà phê ở Cao Trai, một trong những nơi có cơ sở nghiên cứu cà phê ở Phủ Quỳ. Ảnh tư liệu Phạm Xuân Cần

Trên chính vùng đất này ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định củng cố lại vùng Quỳ Châu – Nghĩa Đàn, đặt tại Nghĩa Hưng một sở đại diện của chính quyền cấp tỉnh, đến ngày 1 tháng 9 năm 1908 thì gọi là trạm Nghĩa Hưng. Đến ngày 3 tháng 3 năm 1930, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định, nâng trạm Nghĩa Hưng lên thành Sở đại lý Phủ Quỳ với trách nhiệm và quyền hạn lớn hơn trước. Mục tiêu của thực dân Pháp là củng cố bộ máy thống trị, tăng cường đàn áp để chiếm cứ đất đai lập đồn điền, khai thác triệt để nguồn lợi từ vùng Phủ Quỳ giàu có. Huyện Nghĩa Đàn lúc này có 6 tổng (Cự Lâm, Thái Thịnh, Nghĩa Hưng, Thanh Khê, Hạ Sưu, Lâm La), với 58 xã thôn, có con dấu riêng. Huyện đường đặt tại Tân Hiếu (xã Nghĩa Quang trước đây, nay là Quang Phong và Quang Tiến). Cơ cấu hành chính tồn tại cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công thì bị xoá bỏ.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 3

Hình ảnh hai bên bờ Sông Hiếu ngày nay. Ảnh: Tư liệu BNA

Dưới sự tác động của việc đầu tư khai thác thuộc địa, vùng đất Phủ Quỳ trở thành một khu đô thị sầm uất vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Trong những năm 1937 – 1940, thực dân Pháp đã cho quy hoạch lại phố xá và nhà cửa các làng Cựu Hiếu, Bắc Hiếu và đặt tên cho vùng này là Ville de Phủ Quỳ – đây cũng là lần quy hoạch đầu tiên của thị xã Thái Hòa ngày nay.

Theo ông Thịnh, trước đây hệ thống đồn điền của thực dân Pháp nằm hai bên bờ sông Hiếu, phía Đông và phía Tây của con sông này. Riêng hệ thống dinh, trại, trạm nghỉ của quan người Pháp chủ yếu được đóng ở khu vực phía Tây sông Hiếu.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 4

Một mẩu quảng cáo điện báo của Công ty Nghiên cứu Công trình Công cộng và Tư nhân do F.L.Walthert làm chủ. F.L.Walther cũng là một trong những chủ đồn điền có diện tích đất lớn tại Phủ Quỳ. Ảnh: Tư liệu

Vùng đất Phủ Quỳ được thiên nhiên ưu ái cho một điều kiện đất đai, khí hậu đặc biệt. Trong đó, chủ yếu là đất đỏ bazan, rất thích hợp cho cây công nghiệp phát triển. Sau khi bao chiếm được đất đai, người Pháp bắt đầu tiến hành khai thác. Do cần nhiều lao động nên ngoài việc bắt người dân địa phương làm việc cho mình, thực dân Pháp còn huy động rất nhiều dân phu từ các địa phương khác đổ về Phủ Quỳ để làm công nhân. Chính điều này khiến cho mảnh đất này về sau trở thành quê chung cho rất nhiều người con xa xứ từ muôn phương.

Theo thống kê của PGS.TS Trần Vũ Tài – Phó Hiệu trưởng Trường Sư phạm, Đại học Vinh trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2006, thì tại khu vực Nghĩa Đàn có rất nhiều đồn điền của người Pháp từ năm 1919 đến 1945. Trong đó, có những chủ đồn điền sở hữu diện tích đất lớn như: Walther sở hữu 6.000 ha tại Đông Hiếu, Tây Hiếu (Nghĩa Đàn); Saintard sở hữu 500 ha tại Nghĩa Hợp (Nghĩa Đàn), hay Công ty Lapic et Société tại Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) với diện tích là 7.560 ha…

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 5

Theo nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cần, Công ty Lapic et Société có trụ sở tại Vinh, sở hữu một nhà máy đồ hộp tại Bến Thuỷ và có cả đồn điền tại khu vực Phủ Quỳ. Trong ảnh là khu vực Bến Thuỷ xưa. Ảnh: Tư liệu

Cũng theo PGS.TS Trần Vũ Tài, tuy xuất hiện muộn hơn so với các khu vực khác trong cả nước, nhưng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hệ thống đồn điền ở khu vực Bắc Trung Kỳ, chủ yếu được thực dân Pháp tập trung củng cố và mở rộng. Đồn điền của người Pháp chủ yếu tập trung ở miền trung du, nơi có vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Trong đó, chủ yếu phân bổ ở Hà Trung, Thạch Thành, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Nông Cống… (Thanh Hóa), ở Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu (Nghệ An) và vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hệ thống đồn điền ở khu vực này hầu hết được sử dụng để trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Trong đó, cây cà phê chiếm một vị trí quan trọng trong canh tác tại các đồn điền. Trước khi chiếm trọn vùng đất Tây Nguyên, thực dân Pháp có ý định biến Bắc Trung Kỳ thành nơi trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Đông Dương.

Và thực tế, cây cà phê ở Phủ Quỳ được người Pháp chú ý trồng và khai thác rất sớm từ năm 1913, thậm chí còn trước cả vùng đất đỏ Tây Nguyên (1920-1925). Sản lượng cà phê của các đồn điền ở đây chủ yếu xuất sang Pháp dưới nhãn hiệu Arabica du Tonkin (Cà phê Arabica từ Bắc Kỳ).

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 6

Cổng chào dẫn vào khối Tây Hồ 1, nơi có hàng me cổ thụ có tuổi đời hơn 100 năm. Ảnh: Tiến Đông

…và hàng me cổ thụ

Ngày nay, những biệt thự, dinh thự của các chủ đồn điền người Pháp tại thị xã Thái Hòa đã gần như bị xoá bỏ không còn lại dấu tích. Nhưng hàng me mà người Pháp đưa sang trồng khi khai thác thuộc địa tại mảnh đất này thì vẫn còn, là minh chứng cho một thời kỳ sôi nổi ở vùng đất đỏ bazan này.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 7

Cây me cao vút với tán lá rộng bao trùm cả con phố nhỏ. Ảnh: Tiến Đông

Theo ông Thịnh, ngay cả tên làng xưa và nay là khối Tây Hồ 1, hay khách sạn Giao Tế ngay đầu cổng vào khối cũng đã mang lại điều gì đó rất Tây cho khu vực này. Người dân ở đây phần nhiều không phải là người bản xứ. Trước đây, xung quanh khu vực này là đồn bốt và các biệt thự của chủ đồn điền người Pháp. Vì thế, họ đã đưa cây me – loài cây có xuất xứ từ châu Phi về trồng tại đây, về sau người dân thấy đẹp nên không ai nỡ chặt phá. Nhiều người dân địa phương cũng đã tự khảo sát, vị trí hàng me cách bờ sông Hiếu khoảng 500m về phía Tây. Điều đặc biệt là từ hàng me nhìn bao quát ra xung quanh là cả một vùng bằng phẳng, không bị núi non che chắn. Do hàng me cao che chắn nên vào mùa Hè gió từ bờ sông Hiếu thổi vào rất mát. Nhiệt độ tại khu vực hàng me có khi chênh lệch với khu vực bên ngoài từ 3-5 độ.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 8

PV Báo Nghệ An trao đổi với ông Mai Xuân Thịnh. Ảnh: Tiến Đông

Hiện tại, hàng me này đang được giao cho Chi hội CCB và khối tham gia chăm sóc, bảo vệ. Để bảo vệ hàng me, theo hương ước của khối, những gia đình nào muốn xây dựng nhà cửa đều phải cách hàng me tối thiểu 80cm. Các hệ thống đường ống, mương máng khi thi công trên đường này đều không được chạm vào gốc cây.

Những người cao tuổi trong khối Tây Hồ 1 còn cho rằng, điều tiếc nuối nhất là những tư liệu về hệ thống đồn điền, các chủ đất và lịch sử ra đời của hàng me gần như không còn. Vì thế, việc xây dựng hồ sơ để được công nhận là hàng cây di sản còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc, bảo vệ hàng cây này cũng đang là tự phát.

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa ảnh 9

Ông Mai Xuân Thịnh bên một gốc me cổ thụ. Ảnh: Tiến Đông

“Trước đây, Chi hội CCB còn khai thác quả để lấy kinh phí bảo vệ hàng me, nhưng giờ đây, hàng cây ngày càng vươn cao, không ai có thể trèo mà hái quả được nên cứ để rụng tự nhiên. Nếu xây dựng được hồ sơ và có phương án chăm sóc, bảo vệ, cắt tỉa… thì tốt biết bao nhiêu. Bởi đó là tài sản, giá trị văn hoá độc đáo mà mảnh đất Thái Hòa này được ban tặng, không dễ gì có được” – Ông Mai Xuân Thịnh trầm ngâm.





Source link

Cùng chủ đề

“Ông lớn” hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa. Cam kết đồng hành lâu dài với các nhà sản xuất trong nước Trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, ngày 1/11/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm “Kết...

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam

Philippines là thị trường tiềm năng, do vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng cơ cấu mặt hàng, gia tăng kim ngạch, giá trị xuất khẩu hàng hóa. Philippines hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 trên thế giới và lớn thứ 6 trong ASEAN của Việt Nam; trong khi đó Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 9 của Philippines trên thế giới và lớn thứ 5 trong...

Dừng tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang để bảo đảm an toàn cho du khách

NDO - Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà vừa thông báo tạm ngưng đón khách trải nghiệm tuyến đi bộ lên đỉnh Langbiang trước tình trạng đường trơn trượt, sạt lở gây mất an toàn cho du khách trải nghiệm. Tuyến đi bộ theo đường mòn chinh phục đỉnh Langbiang cao 2.167m thuộc lâm phần của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng). Với hàng nghìn loài động vật,...

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Huyện Lang Chánh (Thanh Hóa): Lan tỏa tích cực từ những điển hình tiên tiến

Nhờ phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc, đặc biệt các Chương trình mục tiêu quốc gia, sự đồng lòng của Nhân dân, trong đó có đội ngũ những Người có uy tín đã tích cực, trách nhiệm đi đầu trong các phong trào mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang có những bước tiến đáng kể. Nổi bật là kết quả giảm nghèo và xây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số 13681 ngày 30-7-2023 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/so-13681-ngay-30-7-2023-post273973.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tinh-nguyen-duc-trung-104.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-thuong-truc-tinh-uy-nguyen-van-thong-103.html Source link

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/chu-de/dong-chi-pho-bi-thu-tinh-uy-hoang-nghia-hieu-106.html Source link

Đối đầu với phương Tây, Nga có cả một lục địa làm đồng minh | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/doi-dau-voi-phuong-tay-nga-co-ca-mot-luc-dia-lam-dong-minh-post273977.html Source link

Bài đọc nhiều

Thác 7 tầng – địa danh không thể bỏ qua tại Nghệ An

Thác bảy tầng Nghệ An không phải là một con thác đơn lẻ mà là một quần thể thác giống thác Bản Giốc nhưng có quy mô hoành tráng hơn. Trải dài trên quãng đường dài 7km, thác 7 tầng được chia thành 7 tầng nước lớn nhỏ với hàng nghìn thác khác nhau. Nếu có dịp đến các du lịch tại Nghệ An, bạn hãy ghé qua Pù Hoạt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thác.

Nghệ An – Hưng Yên: Mạch nguồn quá khứ, kết nối tương lai

Đặc biệt, Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hưng Yên là nơi phát tích của dòng họ Hoàng, quê hương - nguyên quán của Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh nghe thuyết minh tại nhà thờ bà Hoàng Thị Loan ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu. Ảnh: Thành Duy ...

Số 13681 ngày 30-7-2023 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/so-13681-ngay-30-7-2023-post273973.html Source link

Xây dựng đô thị Vinh thành ‘thành phố ánh sáng’

(Baonghean.vn) - Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị Đối thoại giữa Thường trực Tỉnh ủy với lãnh đạo quản lý cấp phòng và chuyên viên trong Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An vào sáng 11/5. 

Đọc truyện đêm khuya: Đi trốn (Bình Ca) – Mục 11 và 12 | Báo Nghệ An điện tử

https://baonghean.vn/doc-truyen-dem-khuya-di-tron-binh-ca-muc-11-va-12-post273810.html Source link

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện...

Chính thức hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn

Từ ngày 1-11, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn. ...

Ra mắt không gian trưng bày bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng

(CLO) Không gian bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 38 hiện vật và 113 tư liệu với nội dung phong...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế - 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại...

Mới nhất