Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐâu là những điểm bất cập liên quan đến chương trình giáo...

Đâu là những điểm bất cập liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018


Đoàn giám sát của Quốc hội vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong đó đoàn đã có báo cáo chi tiết về việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

dau la nhung diem bat cap lien quan den chuong trinh giao duc pho thong 2018 hinh 1

Giáo dục Việt Nam đang có nhiều bước tiến nhưng cũng còn nhiều tồn tại (ảnh minh họa – nguồn Internet).

Cụ thể, qua giám sát thực tiễn và nghiên cứu tổng hợp ý kiến của cử tri, dư luận xã hội, Đoàn giám sát nhận thấy, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được xây dựng bài bản, công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn;

Đã quán triệt các quan điểm và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nêu tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Đến nay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ ra việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn một số bất cập như tiến độ xây dựng và ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới chưa bảo đảm theo lộ trình đặt ra ban đầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015.

Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành chậm so với yêu cầu 30 tháng; chương trình các môn học tiếng dân tộc thiểu số, chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, chương trình một số môn ngoại ngữ (ngoài Tiếng Anh) chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ với chương trình tổng thể.

Điều này là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tiến độ biên soạn sách giáo khoa và lộ trình triển khai đổi mới giáo dục phổ thông theo yêu cầu Nghị quyết số 88/2014/QH13;

Chính phủ đã phải báo cáo với Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/2017/QH14 điều chỉnh lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bộ máy chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng, thẩm định chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới còn bất cập.

Ban chỉ đạo đổi mới chương trình có sự thay đổi về nhân sự nhiều lần, ảnh hưởng tới tiến độ, hiệu quả trong công tác chỉ đạo xây dựng Chương trình.

Thành phần Ban Phát triển chương trình tổng thể là các nhà khoa học giáo dục, không có thành phần là các giáo viên giỏi, có kinh nghiệm đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông.

Ban phát triển chương trình các môn học cũng chủ yếu là các nhà khoa học giáo dục, nhà giáo giảng dạy ở các trường đại học sư phạm; chỉ có hai người là giáo viên phổ thông; không có thành phần nhà khoa học, nhà giáo chuyên sâu về nghiên cứu, dạy học ngoại ngữ, quốc phòng an ninh.

Quy định về việc biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông còn có nội dung chưa chặt chẽ ; không quy định cụ thể về việc tổ chức tập huấn cho người soạn thảo chương trình;

Không quy định cụ thể về thời gian, phạm vi, đối tượng thực nghiệm và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân tổ chức thực nghiệm chương trình.

Hồ sơ tài liệu liên quan tới quy trình biên soạn, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông mới chưa được cung cấp đầy đủ.

Quy mô, phạm vi thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Việc thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Phạm vi thực nghiệm nhỏ, trong 9.732 giờ học/15 môn học/1.165 lớp tại 48 trường phổ thông thuộc 6 địa phương đại diện 6 vùng kinh tế – xã hội trên phạm vi cả nước ; chỉ thực hiện đối với những điểm mới về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, hoạt động giáo dục.

Việc đánh giá tác động của Chương trình mới còn chưa được kỹ lưỡng. Việc lấy ý kiến và tiếp thu, giải trình ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và của người dân cũng như việc đánh giá tác động về mặt chính sách trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Chương trình còn chưa đầy đủ, chất lượng.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng chỉ ra, việc xây dựng và triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới chưa đồng bộ với công tác chuẩn bị các điều kiện bảo đảm.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, được thực hiện đồng thời ở các cấp học phổ thông trên quy mô toàn quốc, tác động tới đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết về thể chế, nhân lực, kinh phí chưa kịp thời, thiếu đồng bộ.

Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới còn lúng túng ở nhiều cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai theo hình thức cuốn chiếu đồng thời ở cả ba cấp học, nên trong giai đoạn đầu, một bộ phận học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 ở cấp học dưới sẽ học tiếp Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp học trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn điều chỉnh kế hoạch giáo dục, bổ sung kiến thức một số môn học cho học sinh lớp 5 và lớp 9 (theo Chương trình 2006) để có thể học Chương trình lớp 6, lớp 10 (theo Chương trình 2018).

Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả dẫn tới chậm trễ trong xây dựng và hoàn thiện chương trình.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng nhờ đại biểu chỉ giúp ‘lợi ích nhóm’ ở đâu

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong đại biểu chỉ rõ còn những nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp thì 'chỉ giúp xem những nhóm đó ở đâu để phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát bắt mang đi'. ...

Nhà xuất bản Giáo dục VN tặng sách cho học sinh Lào Cai bị ảnh hưởng bão Yagi

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa trao tặng hơn 1.500 bộ sách giáo khoa cùng 50 suất quà cho học sinh hai trường học ở Lào Cai bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bão Yagi. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nha-xuat-ban-giao-duc-vn-tang-sach-cho-hoc-sinh-lao-cai-bi-anh-huong-bao-yagi-post986590.vnp

Sách giáo khoa thay đổi liên tục gây lãng phí, Bộ trưởng GD&ĐT nói gì?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Đề nghị hạn chế xuất bản sách không cần thiếtTheo cử tri tỉnh Hưng Yên, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học. Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay...

Bộ GDĐT phản hồi cử tri về vấn đề “sách giáo khoa liên tục được thay thế, đề nghị hạn chế xuất bản sách”

Cụ thể, cử tri tỉnh Hưng Yên kiến nghị Bộ GDĐT như sau: "Hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo khoa cho các cấp học.Các bộ sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung để theo...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phản hồi việc sách giáo khoa liên tục được thay thế, bổ sung

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên gửi đến sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.Đề nghị hạn chế cho xuất bản các sách không cần thiếtCử tri nêu hiện nay, mỗi năm các nhà xuất bản in ấn hàng trăm bộ sách giáo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngắm thu Hà Nội qua ống kính của chàng trai đam mê nhiếp ảnh

(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" … ...

30 nghìn người tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra...

Tài năng trẻ – nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật

(CLO) Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật”. ...

Trao giải cuộc thi tuyển ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hoá

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng. ...

Tiếp nhận tác phẩm hội hoạ của Vua Hàm Nghi

(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 17 tỉnh, mỗi tỉnh/thành có diện tích khác nhau? ...

Những bài thơ hay dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11 năm 2024

Những vần thơ chứa chan cảm xúc cũng là lời tri ân chân thành gửi tới thầy cô – những người lái đò thầm lặng. VietNamNet xin chia sẻ một số bài thơ nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cô thầy tôi Trong trường vất vả dạy đàn con Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn Ló sáng bình minh cơm mãi vội Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon. Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ Lặng lẽ khuyên răng nghĩa...

Trả sai mũ bảo hiểm, nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng

TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn và làm mất mũ bảo hiểm của em H. Sau đó, em M. có mua mũ bảo hiểm mới đền cho em H. nhưng không đúng màu với mũ cũ nên em H. không nhận, từ đó xảy ra mâu thuẫn. TPO - Nguyên nhân bước đầu xuất phát từ việc nữ sinh M. ở Bình Thuận có mượn...

Hai nam sinh đâm hai nữ sinh trọng thương vì mâu thuẫn

Ngày 12/11, Cơ quan điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành lấy lời khai các bên liên quan để điều tra, làm rõ việc 2 nam học sinh dùng vật sắc nhọn (nghi dao) đâm 2 nữ sinh bị trọng...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, tạo nên những công dân có kỹ năng khoa học công nghệ, văn minh thanh lịch thời đại số, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ. ...

Mới nhất

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam gồm 2 thành phố trực thuộc trung ương và 17 tỉnh, mỗi tỉnh/thành có diện tích khác nhau? ...

Liệu ông Donald Trump có thể đảo ngược cam kết giảm phát thải toàn cầu?

Theo chuyên gia, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump không tin vào biến đổi khí hậu nhưng xu hướng toàn cầu về thương mại và đầu tư là không thể đảo ngược. Tại hội thảo “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, do báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11, TS. Nguyễn Đình Thọ...

Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”

Theo Chủ tịch Quốc hội, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã thể hiện trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, trả lời rõ nhiều vấn đề khó, phức tạp, thẳng thắn, không né tránh. Đánh giá phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền...

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa...

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp thăm chính thức Cộng hòa Chile, sáng 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu...

Mới nhất