Trang chủSự kiệnĐáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ...

Đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế về quyền trẻ em

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh THỦY NGUYÊN)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh THỦY NGUYÊN)

Bảo đảm an toàn cho cộng đồng và người bị hại

Trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nêu trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), nhiều ý kiến tán thành quy định chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo Điều 96 của Bộ luật Hình sự, thành biện pháp xử lý chuyển hướng. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc biện pháp này vì đưa vào trường giáo dưỡng cũng là tước một phần tự do của người chưa thành niên. Báo cáo cho biết, trước năm 2015, Bộ luật Hình sự quy định hai biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giáo dục tại trường giáo dưỡng. Vì là biện pháp tư pháp, cho nên hai biện pháp nêu trên chỉ được áp dụng sau khi tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử và ra bản án. Khi đó, người chưa thành niên có thể đã bị áp dụng tạm giam ở cả ba giai đoạn (điều tra, truy tố, xét xử) và thời gian tạm giam có thể lên tới gần chín tháng đối với tội nghiêm trọng và gần 12 tháng đối với tội rất nghiêm trọng.

Khi sửa Bộ luật Hình sự vào năm 2015, Quốc hội đã quyết định chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thành biện pháp giám sát, giáo dục (về bản chất là biện pháp xử lý chuyển hướng như dự thảo Luật); và nay dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên tiếp tục đề xuất chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng. Các lần đề xuất này đều nhằm mục đích “vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên”, nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho cộng đồng và cho người bị hại. Điều này cũng đáp ứng yêu cầu tại Điều 40 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em “Bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần thiết, cần đề ra các biện pháp xử lý trẻ em vi phạm pháp luật hình sự mà không phải sử dụng đến thủ tục tư pháp”. Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng; đồng thời cho biết đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp được áp dụng biện pháp này để bảo đảm chặt chẽ (tại Điều 52).

Đề cập vấn đề nêu trên, đại biểu Dương Văn Phước (Đoàn Quảng Nam) đề nghị, Ban soạn thảo cần bổ sung quy định hình phạt (Điều 3) theo hướng không áp dụng hình phạt với hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội đối với người chưa thành niên. Theo đại biểu, người chưa thành niên nhận thức còn hạn chế, suy nghĩ bồng bột, bổ sung quy định này hợp lý, thể hiện tính nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật. Về điều kiện áp dụng biện pháp chuyển hướng, theo đại biểu, quy định “người chưa thành niên đồng ý bằng văn bản về xử lý chuyển hướng” tại khoản 3, Điều 40 là chưa phù hợp, vì khoản 3, Điều 6 đã quy định “xử lý người chưa thành niên phải căn cứ vào hành vi phạm tội, nhân thân, nhận thức, tính chất nguy hiểm cho xã hội… ”. Hình phạt không nhằm mục đích trừng trị mà giáo dục răn đe, ngăn ngừa phạm tội. Do đó, việc xử lý chuyển hướng không cần quy định người chưa thành niên đồng ý bằng văn bản về xử lý chuyển hướng. Vì vậy nên cân nhắc loại bỏ quy định nêu trên. Đồng thời, đề nghị bổ sung điều kiện được xử lý chuyển hướng gồm: đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả; đã hòa giải; được người đại diện bị hại đề nghị áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn Hà Tĩnh) và một số đại biểu cho rằng, khi giải quyết các vụ án hình sự, nếu chỉ giải quyết về hành vi phạm tội mà không giải quyết hậu quả về vật chất là không giải quyết triệt để vụ án. Bên cạnh việc xử lý chuyển hướng nhằm bảo vệ lợi ích cho người chưa thành niên, Luật cần có nguyên tắc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại. Do vậy, Luật cần quy định phải có ý kiến của bị hại là phù hợp. Nếu quy định như điểm i, khoản 1, Điều 57 sẽ phát sinh thêm một vụ án dân sự vào việc tranh chấp bồi thường về hành vi bị cáo gây ra. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, cũng cần xem xét lại hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo; đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định theo hướng, khi có tranh chấp về bồi thường, cơ quan điều tra, viện kiểm sát không xử lý chuyển hướng chuyển hồ sơ sang tòa xem xét, quyết định. Điều này vừa phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Thi hành án dân sự; Luật Thi hành án hình sự, vừa không làm phát sinh vụ án dân sự khác.

Đề cập Điều 147 về thủ tục xét xử thân thiện, có đại biểu cho rằng, khi xét xử, nếu xét thấy người chưa thành niên có đủ điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng thì Hội đồng xét xử xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Quyết định này phải có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật này và có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc kháng cáo, kháng nghị có thể kéo dài thời hạn xét xử, bởi trình tự xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm… điều đó sẽ gây bất lợi cho người chưa thành niên. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc quy định này theo hướng giao cơ quan điều tra, viện kiểm sát thực hiện quyết định biện pháp chuyển hướng ngay từ các giai đoạn nêu trên.

Trong phiên làm việc sáng qua, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại Điều 21 về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, tôi đề nghị bổ sung thêm các chính sách đặc thù hỗ trợ người chưa thành niên chấp hành xong biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nơi có điều kiện sống văn hóa và kinh tế còn nhiều khó khăn; đồng thời, tăng cường hỗ trợ tư vấn tâm lý và pháp lý bằng ngôn ngữ dân tộc để giúp người tái hòa nhập vượt qua rào cản ngôn ngữ và phong tục.

Đại biểu Trần Thị Thu Phước (Đoàn Kon Tum)

Cần bổ sung các biện pháp hỗ trợ cộng đồng, nhất là ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, nơi có nhiều di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Cộng đồng cần được hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất và được tham gia vào các chương trình đào tạo nâng cao năng lực bảo vệ di sản.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh)

Phát huy giá trị di sản văn hóa có trọng tâm, trọng điểm

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện gồm chín chương, 100 điều, giảm hai điều so với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 7. Dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp yêu cầu của thực tiễn và tính đặc thù của từng loại hình di sản văn hóa.

Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn An Giang) và một số đại biểu cho biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở kế thừa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua, các quy định hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa vẫn còn thiếu, chưa cụ thể ở một số lĩnh vực, thí dụ như: điều kiện thành lập bảo tàng, định mức chi trong hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực di sản văn hóa, định mức kiểm kê di sản, định mức xây dựng hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy cũng còn hạn chế; còn khó khăn trong xử lý giữa bảo tồn và nhu cầu phát triển du lịch… Vì vậy đại biểu đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra bổ sung trong dự thảo Luật; đồng thời sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định hướng dẫn ngay sau khi Luật được thông qua.

Góp ý về sở hữu di sản văn hóa ở Điều 4, đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) cho biết, tại điểm a, khoản 3 quy định di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng, bao gồm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu do một cá nhân hoặc một pháp nhân sưu tầm, lưu giữ. Đại biểu đề nghị cân nhắc quy định bảo vật quốc gia thuộc sở hữu riêng, bởi bảo vật quốc gia là di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Nếu xác lập sở hữu riêng thì các tổ chức, cá nhân sẽ có quyền sở hữu đối với các di sản; được quyền trao đổi, mua, bán, tặng, cho, dẫn đến nguy cơ di sản dễ bị đưa ra nước ngoài hoặc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích, ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia. Trong khi đó, việc phát hiện, thu hồi, mua và đưa bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài về nước đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Trong phiên làm việc chiều qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB). Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra nội dung nêu trên.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định, ý kiến trình bày của người chưa thành niên phải được tôn trọng, không bị coi là không đáng tin cậy chỉ vì lý do tuổi của họ. Tuy nhiên, tại khoản 1, Điều 18 dự thảo Luật quy định “việc người chưa thành niên không nhận tội, không bị coi là không thành khẩn khai báo”; Ban soạn thảo nên xem xét lại quy định này vì không phù hợp, không khuyến khích được người chưa thành niên trình bày đúng sự thật để được tôn trọng, đáng tin cậy, mà còn có nguy cơ gây khó khăn trong quá trình làm việc, xác minh, làm rõ sự thật khách quan.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn Tây Ninh)

Các tiêu chí trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) còn chung chung, mang tính chất định tính, khó khăn cho các cơ quan chuyên môn trong việc xác định để đề xuất di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Dự thảo Luật cũng không có quy định giao cơ quan nào hướng dẫn. Ban soạn thảo cần nghiên cứu quy định cụ thể các tiêu chí, hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này để có cách hiểu thống nhất, thuận lợi khi thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn)

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/dap-ung-yeu-cau-cua-cong-uoc-quoc-te-ve-quyen-tre-em-post838286.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bàn cơ chế và nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Trong bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do...

Đề xuất tăng vốn thêm gần 20.700 tỉ đồng cho Vietcombank để làm gì?

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn cho Vietcombank gần 20.700 tỉ đồng, dự kiến lấy từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước.   Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: Quochoi.vn Ngày 23-10, thừa ủy quyền Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày về bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank -...

Đại biểu Quốc hội lo ‘băng nhóm’ sử dụng người dưới 18 tuổi đòi nợ thuê, hủy hoại tài sản

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo nêu rõ lợi dụng phát triển của không gian mạng, các nhóm đối tượng phát triển rất nhanh, kéo theo hàng chục, hàng trăm đối tượng phạm tội manh động.   Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 23-10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Không quá 18 năm tù với người từ...

Đưa bảo vật quốc gia về Việt Nam bằng Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa

(Dân trí) - Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa mà ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được. Chiều 23/10, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Về Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, dự thảo luật quy định...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với Malaysia

NDO - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược với Malaysia ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, cụ thể. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul tại lễ đón. (Ảnh: Duy Linh) Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hạ...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng...

Đà Nẵng kết nối đường bay trực tiếp với thị trường khách Ấn Độ

Lễ khai trương đường bay Đà Nẵng-Ahmedabad (Ấn Độ) diễn ra tại Ga đi quốc tế, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, chiều nay, 23/10. Với việc mở đường bay Đà Nẵng-Ahmedabad (Ấn Độ) do Hãng hàng không Vietjet Air khai thác sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch từ thành phố Ahmedabad nói riêng và khách du lịch Ấn Độ trải nghiệm những điểm đến hấp dẫn, thưởng thức ẩm thực đặc...

Nội địa hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo

Nội địa hóa chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo là một trong những mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong quá trình phát triển ngành năng lượng. Theo các chuyên gia, để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, bảo đảm tính ổn định và lâu...

Công bố điểm thi chọn đội tuyển học sinh giỏi thành phố

Học sinh, phụ huynh tra cứu điểm thi Kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi thành phố dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo công bố tại địa chỉ: https://diemthi.hanoi.edu.vn/. Tại kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi năm nay, Hà Nội có hơn 2.200 học sinh từ các trường THPT đăng ký tham dự, tăng gấp hai lần so với kỳ thi năm học...

Bài đọc nhiều

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Sáng qua, 20.10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành T.Ư Đảng, khóa XIII tới 1,2 triệu đại biểu tại 14.934 điểm cầu trên cả nước. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Việt Nam cải thiện về chỉ số Tự do kinh tế thế giới

Cuộc cải cách kinh tế Việt Nam từ năm 2011 đến nay được ghi nhận thông qua chỉ số Tự do kinh tế thế giới gợi suy cho chúng ta những bài học chính sách quan trọng. Viện Fraser (Canada) đã công bố Báo cáo thường niên 2024: Tự do kinh tế thế giới vào ngày 16/10 vừa qua. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt Nam cải thiện về điểm số và thứ hạng trong chỉ số Tự do kinh...

Bán thuốc online: Quản lý ra sao?

Luật Dược sửa đổi chuẩn bị được bấm nút thông qua tại kỳ họp Quốc hội. Một trong những điểm mới của luật được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm là quy định về mua bán thuốc online.   Các nhà thuốc quảng cáo cách đặt mua thuốc online qua app, qua điện thoại - Ảnh: T.T.D. Làm sao để quản lý bán thuốc online, không bán thuốc kê đơn và đảm bảo chất lượng thuốc? Khó đứng ngoài xu thế online Ông Nguyễn...

Bị Tổng thống Mỹ Biden đòi ‘nhốt’, phía ông Trump liền phản pháo

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22.10 cho rằng ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump là mối đe dọa với nền dân chủ và nên bị 'cấm cửa về mặt chính trị'.   Phát biểu từ khu vực vận động tranh cử của đảng Dân chủ ở Concord thuộc tiểu bang New Hampshire (Mỹ), Tổng thống Biden nói rằng: "Chúng ta phải nhốt ông ấy lại. Bắt ông ấy lại về mặt chính trị. Nhốt ông ấy ở ngoài. Đó là những gì chúng...

Cùng chuyên mục

Bí thư Hà Nội: ‘Thủ đô phải góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới’

Bí thư Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài lưu ý, với vị trí, vai trò là thủ đô, Hà Nội phải là địa phương đi đầu trong triển khai thực hiện quyết liệt, đột phá, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đảng không làm thay chính quyền Sáng 23.10, Ban Chấp hành...

Đường sắt cao tốc: Tự cường đột phá, kết nối Bắc – Nam

VOV.VN - Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xem là dự án quy mô lớn của Việt Nam, được triển khai với tinh thần độc lập, tự lập, tự cường và tự chủ, không phụ thuộc vào nước ngoài. vov.vn Nguồn:https://vov.vn/xa-hoi/duong-sat-cao-toc-tu-cuong-dot-pha-ket-noi-bac-nam-post1129785.vov

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Bàn cơ chế và nguồn lực bảo tồn di sản văn hóa

Chiều 23/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh...

Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng

Việt Nam đang hội tụ các điều kiện cần và đủ để vươn mình sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Giàu có và thịnh vượng rõ ràng là nét đặc trưng của Kỷ nguyên Việt Nam Vươn mình. LỜI TÒA SOẠN - DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư,...

Xây dựng nhà nước pháp quyền: Tránh tình trạng ‘không quản được thì cấm’

Trong bài viết "Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do...

Mới nhất

“Tình hữu nghị Việt – Nga giúp hai nước vượt qua những thời khắc khó khăn”

(Dân trí) - Nhắc lại những thăng trầm trong lịch sử, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính tình hữu nghị Việt - Nga đã giúp hai nước vượt qua mọi khó khăn, thiết lập quan hệ hợp tác bao trùm, toàn diện. Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với đại diện cộng đồng người...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu trước lễ Halloween

Chỉ còn hơn một tuần nữa đến lễ Halloween (Lễ hội hóa trang), dọc phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), các cửa hàng đã tấp nập bày trí đa dạng các mặt hàng hóa trang, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đến tham quan, mua sắm, check-in. Những ngày này, phố Hàng Mã ngập tràn...

Ai đã chào mua công khai REE cao hơn 26% giá thị trường?

(NLĐO) - Platinum Victory đã hoàn tất đợt chào mua công khai 4 triệu cổ phiếu REE với giá 80.000 đồng/cổ phiếu, nâng tỉ lệ sở...

Mới nhất