Đào tạo 102 thạc sĩ quốc tế từ mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học

Báo Thanh niênBáo Thanh niên27/10/2023


Ngày 27.10, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức tổng kết 10 năm chương trình VILR mạng lưới Việt Nam (2013-2023). Đây là chương trình hợp tác được tài trợ bởi Hội đồng các trường ĐH liên kết phía bắc Vương quốc Bỉ (VLIR), nhằm thiết lập mạng lưới hợp tác giữa các trường ĐH vùng Flander (Bỉ) và các trường ĐH Việt Nam để phát triển, củng cố mối quan hệ giữa các viện, trường và đào tạo sau ĐH trình độ thạc sĩ, cấp bằng đôi trình độ tiến sĩ dựa trên nghiên cứu về sinh học thực phẩm.

Đào tạo 102 thạc sĩ quốc tế từ mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học - Ảnh 1.

Đại diện các trường ĐH vùng Flander (Bỉ)

Ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết chương trình có 2 dự án: nuôi trồng thủy sản và công nghệ thực phẩm. Thời gian triển khai có 2 giai đoạn, thực hiện trong vòng 10 năm từ 2013-2023. Chương trình được thực hiện từ nguồn kinh phí chính phủ không hoàn lại, với số tiền hơn 2,5 triệu euro. Trường ĐH Gent (Bỉ) và Trường ĐH Cần Thơ là 2 đơn vị điều phối chính. Ngoài ra còn có sự phối hợp của 4 viện, trường thành viên: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ĐH Huế, Trường ĐH Nha Trang và Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 TP.HCM.

Sau 10 năm triển khai, chương trình đã đào tạo được 102 thạc sĩ. Trong đó, 6 khóa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản tại Trường ĐH Cần Thơ với 65 học viên, 5 khóa chuyên ngành công nghệ thực phẩm với 37 học viên được tổ chức đào tạo luân phiên tại các trường thành viên của mạng lưới. Học viên đến từ 22 quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là từ châu Phi. Ngoài Việt Nam còn có Myanmar, Indonesia, Trung Quốc, Nepal, Malawi, Philippines, Ethiopia, Tanzania, Keyna, Nigeria, Rwanda, Ghana, Uganda, Zimbabwe…

Đào tạo 102 thạc sĩ quốc tế từ mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học - Ảnh 2.

Mạng lưới hợp tác giữa các trường ĐH ở Bỉ và Việt Nam đã đào tạo được 102 thạc sĩ quốc tế về công nghệ thực phẩm và nuôi trồng thủy sản

Ông Vũ Ngọc Út, Hiệu trưởng Trường thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết việc phát triển các chương trình quốc tế sẽ mở rộng được phạm vi đào tạo, uy tín cơ sở giáo dục và nguồn nhân lực của các giảng viên cũng sẽ nâng cao. Hiện, ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng đã thu hút học viên đến từ 15 nước trên thế giới. Phát triển ngành đang là xu hướng của thế giới, bởi liên quan đến xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. Vì vậy, việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế từ mạng lưới hợp tác của VLIR là cần thiết và nhiều ý nghĩa.



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available