Trang chủNewsThời sựĐánh giá hết những thách thức đang phải vượt lên để tạo...

Đánh giá hết những thách thức đang phải vượt lên để tạo đồng tâm nhất trí


Phạm Thế Duyệt_Original
Ông Phạm Thế Duyệt.Ảnh: Quang Vinh.

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, sức khỏe của ông không tốt. Nhiều hôm ông đã phải vào bệnh viện điều trị và chúng tôi biết là không nên làm phiền để ông phải trò chuyện lâu như mọi lần. Trong cuộc đời công tác, trưởng thành từ người thợ lò ở mỏ than Quảng Ninh cho đến khi giữ trọng trách rất cao trong Đảng, ông Phạm Thế Duyệt ghi dấu ấn ở nhiều thời kỳ, nhiều việc. Có những việc rất khó mà ông đã thành công xuất sắc, chắc chắn sẽ còn được nhắc đến rất lâu sau này như một bài học lớn về lắng nghe tâm tư nguyện vọng nhân dân để giải quyết việc dân, việc nước một cách thấu đáo.

Ví dụ như ông Phạm Thế Duyệt trực tiếp về cơ sở cả tháng trời tháo gỡ câu chuyện điểm nóng ở Thái Bình để từ đó ra đời Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ví dụ dấu ấn Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa XIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng khi ông đang ở cương vị Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị

Riêng đối với công tác Mặt trận, ông dành nhiều tâm huyết và nhiều hoạt động của Mặt trận được khởi xướng vào thời kỳ ông ở cương vị Chủ tịch cho đến nay vẫn đang là những nội dung hoạt động quan trọng qua các kỳ Đại hội Mặt trận.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, nếu nói đến dấu ấn về những ngày làm công tác Mặt trận, ông nhớ nhất là việc gì? Ông đã trả lời: “Nhiều người nhắc tới Ngày Vì người nghèo. Ngày Vì người nghèo rất tốt, nhưng đó chỉ là một việc. Xây dựng được Ngày Vì người nghèo là một công phu. Nhưng cá nhân mình, tôi lại cho rằng cái được lớn nhất, cái kỳ công và công phu của thời kỳ đó là đưa ngày 18/11 trở thành Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư. Nhờ có Ngày hội mà làm cho toàn dân hiểu hơn về Mặt trận, hiểu về Mặt trận Dân tộc thống nhất và ngày truyền thống đại đoàn kết toàn dân. Từ hồi đó đến nay, Ngày hội Đại đoàn kết ở khu dân cư năm nào cũng có sự tham gia của các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, bà con ở khắp các khu dân cư trong cả nước cùng tham gia vào một hoạt động chung, gắn bó, đoàn kết, nhiều nơi còn sáng kiến có cả bữa cơm đoàn kết, thực sự đúng nghĩa là ngày hội. Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư đã được xây dựng rất cẩn thận. Tôi trực tiếp đi tới từng khu dân cư, đi đến sóc Bom Bo, đến khu dân cư ở vùng công giáo toàn tòng ở Đồng Nai, đi vào vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, đi hẳn vào những vùng rất khó khăn để xây dựng phong trào…”

Nói về những khó khăn và thách thức của công tác Mặt trận hiện nay, ông Phạm Thế Duyệt cho rằng: “Mặt trận phải nói những điều chưa nói hết, phải nói những điều mới chưa đề cập đến. Nói là để có đường hướng giải quyết, có giải pháp tích cực, giúp cho Đảng, cho các nhà lãnh đạo đất nước thấy được những điều toàn dân đang mong mỏi. Tôi không nói vai trò, vị thế của Mặt trận cao hay thấp nhưng Mặt trận là đại diện cho toàn dân phải thể hiện được tiếng nói đầy đủ nhất của các tầng lớp nhân dân. Chú ý những vấn đề mà dân cần, dân quan tâm là Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thế nào để làm tốt khâu giám sát và phản biện xã hội. Tiếng nói của Mặt trận là tiếng nói trên tinh thần xây dựng”.

Đã nhiều lần trong lúc trả lời báo chí, ông Phạm Thế Duyệt trăn trở về việc thời gian qua hàng loạt cán bộ lãnh đạo (kể cả cấp rất cao) bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị khởi tố. Vậy với tình hình như vậy thì Mặt trận phát huy vai trò như thế nào trong việc giám sát công tác cán bộ và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh? Là người luôn đặt ra câu hỏi ấy, ông Phạm Thế Duyệt nói rằng đứng ở góc độ của một người từng làm công tác Mặt trận, từng làm công tác Đảng, ông thấy Đảng phải thông qua Mặt trận để thực sự quan tâm tới đánh giá của quần chúng về cán bộ. Nếu có cách làm thẳng thắn, thì chắc chắn quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên ở cấp cơ sở sẽ có ý kiến rất tốt cho công tác cán bộ. “Còn nếu đề bạt cán bộ chỉ bằng quy trình của tổ chức thì chắc chắn sẽ có những hạn chế, tốt thì có cái tốt nhưng bảo thế là đã yên tâm thì không dễ. Thế cho nên phải có giám sát – phản biện. Giám sát – phản biện xã hội là giúp cho Đảng, qua tai mắt của nhân dân, nhìn thấy ông cán bộ này chưa xứng đáng, ông kia tốt” – nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nêu quan điểm.

Theo ông Duyệt, đặc biệt là qua các kỳ hiệp thương, Mặt trận phải thể hiện rõ trách nhiệm trong việc chọn người xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội. Mặt trận làm đúng, làm tốt, thì Đảng giới thiệu, nhưng Mặt trận phải có trách nhiệm trong việc thẩm định, trong việc nghe ý kiến của nhân dân qua 3 vòng hiệp thương, xem qua các vòng hiệp thương thì thực sự người dân có ý kiến về cán bộ thế nào. “Đây tôi nhấn mạnh chữ thật sự, chứ còn nếu làm cho đủ các bước, cho phải phép, cho đủ lệ, đủ quy trình thì nó sẽ có kết quả như chúng ta đã thấy là có những người sai phạm, không đủ phẩm chất và năng lực vẫn được giới thiệu và bầu làm đại biểu Quốc hội” – ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh.

Trước thềm Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chúng tôi lại nhớ những tâm tư mà nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt không ít lần gửi gắm: “Biết dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung, kể cả công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, nếu biết dựa vào dân thì mới có kết quả. Nếu không có chắc chắn sẽ bị hạn chế, không dễ gì tốt được. Tôi thường suy nghĩ nhiều đến việc Mặt trận phải phát huy được toàn dân. Làm thế nào để các đoàn thể đều mạnh thì Mặt trận mới mạnh được. Đảng lắng nghe Mặt trận, lắng nghe thực sự, chú ý đúng mức, quan tâm đúng mức để Mặt trận và nhân dân góp phần vào giải quyết vấn đề then chốt của Đảng là công tác xây dựng Đảng”.

Bởi vậy, ông mong mỏi, Đại hội Mặt trận đánh giá được đúng đắn tình hình trong nước và thế giới, đánh giá được thuận lợi và khó khăn, những thách thức lớn đang đặt ra, đang phải vượt lên, đang phải tạo sự đồng tâm nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân.

Nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt bày tỏ: “Với Đại hội lần này, giám sát và phản biện xã hội là vấn đề không còn mới nữa. Suy nghĩ từ góc độ của người đã từng làm Mặt trận thì tôi coi việc giám sát – phản biện rất quan trọng để phát huy dân chủ trong dân, giúp cho Đảng thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng thiết thực”.

Trước thềm Đại hội X Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chúng tôi lại nhớ những tâm tư mà nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Phạm Thế Duyệt không ít lần gửi gắm: “Biết dựa vào nhân dân để thực hiện nhiệm vụ cách mạng nói chung, kể cả công tác xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, nếu biết dựa vào dân thì mới có kết quả. Nếu không có chắc chắn sẽ bị hạn chế, không dễ gì tốt được. Tôi thường suy nghĩ nhiều đến việc Mặt trận phải phát huy được toàn dân. Làm thế nào để các đoàn thể đều mạnh thì Mặt trận mới mạnh được. Đảng lắng nghe Mặt trận, lắng nghe thực sự, chú ý đúng mức, quan tâm đúng mức để Mặt trận và nhân dân góp phần vào giải quyết vấn đề then chốt của Đảng là công tác xây dựng Đảng”.



Nguồn: https://daidoanket.vn/nguyen-uy-vien-thuong-vu-thuong-truc-bo-chinh-tri-nguyen-chu-tich-ubtu-mttq-viet-nam-pham-the-duyet-danh-gia-het-nhung-thach-thuc-dang-phai-vuot-len-de-tao-dong-tam-nhat-tri-10292330.html

Cùng chủ đề

Cuộc hội ngộ của những ‘người Mặt trận’

Ghi nhận của nhóm PV Báo Đại Đoàn Kết tại Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương, công tác đón tiếp các đại biểu đã được chuẩn bị và thực hiện chu đáo, ân cần trong không khí...

Dưới mái nhà chung đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuộc hội ngộ tại Thủ đôTrao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, Hòa thượng Thích Thông Hội, Ủy viên Ủy ban MTTQ, Trưởng ban Trị sự GHPH tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi đại diện cho...

Sứ mệnh Mặt trận

Mặt trận đem lại hạnh phúc cho nhân dânÔng Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), khẳng định: MTTQ Việt Nam là liên...

Giám sát, phản biện để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động

Nhân dịp Ðại hội đại biểu MTTQ Việt Nam lần thứ X, phóng viên Báo Ðại Ðoàn Kết đã có cuộc trò chuyện với Ủy viên Trung ương Ðảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...

Những mốc son lịch sử

1.Những năm đầu tiên ra đời, Mặt trận có các tên gọi khác nhau: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế Liên minh (1935), Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế (1936), Mặt trận Thống nhất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc hội ngộ của những ‘người Mặt trận’

Ghi nhận của nhóm PV Báo Đại Đoàn Kết tại Trung tâm hội nghị 37 Hùng Vương, công tác đón tiếp các đại biểu đã được chuẩn bị và thực hiện chu đáo, ân cần trong không khí...

Đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper thăm và làm việc với tỉnh Thái Nguyên

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã giới thiệu về những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; đồng thời đề nghị ngài Đại sứ quan tâm kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu...

Dưới mái nhà chung đại đoàn kết toàn dân tộc

Cuộc hội ngộ tại Thủ đôTrao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, Hòa thượng Thích Thông Hội, Ủy viên Ủy ban MTTQ, Trưởng ban Trị sự GHPH tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Chúng tôi đại diện cho...

Nhiều thành tựu trong chính sách, công tác dân tộc

Phát biểu tại Đại hội, ông Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khẳng định, giai đoạn 2019-2024, Đắk Nông đã triển khai thực hiện hiệu...

Sứ mệnh Mặt trận

Mặt trận đem lại hạnh phúc cho nhân dânÔng Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), khẳng định: MTTQ Việt Nam là liên...

Bài đọc nhiều

Cậu bé nhặt tôm rơi ở chợ đầu mối Long Biên trở thành lập trình viên xuất sắc

Ít ai biết, 7 năm trước, trong mắt nhiều người, Tài chỉ là một cậu bé vừa tốt nghiệp cấp 3 bổ túc với tương lai mờ mịt, gia cảnh phức tạp khi cả bố và mẹ đều từng lâm vào cảnh tù tội. 10 năm trước, Tài giúp gia đình mưu sinh bằng công việc nhặt tôm rơi vãi ở chợ đầu mối lúc nửa đêm. Cậu bé 13 tuổi khi ấy chỉ được ngủ 4 - 5...

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng

Ảnh bìa: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), chiều 11/10/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam. Ảnh: TTXVN Tại Đại hội lần thứ XIII, lần đầu Đảng ta đặt ra vấn đề khơi dậy, thúc đẩy khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh. Đại...

Từng học viên đều là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông Lý Cường tới Việt Nam lần này đã đạt những kết quả tích cực.   Chuyến thăm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam vừa qua là chuyến thăm đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng và đã đạt những kết quả tích cực. Đây là khẳng định của người phát...

Từng học viên là những hạt nhân góp phần đưa đất nước bước vào kỉ nguyên mới

Sáng 14/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (lớp thứ ba). Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo. ...

Cùng chuyên mục

Bốn nhiệm vụ, giải pháp tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mục tiêu của Kế hoạch nhằm thống nhất trong chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực...

Giai đoạn 2024 – 2029, Đắk Nông phấn đấu không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn

Đối với đồng bào các DTTS, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr mong muốn, đồng bào các dân tộc tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục gìn giữ, không ngừng vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc, nỗ lực không ngừng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển toàn diện tỉnh...

Hà Giang: Cộng đồng các DTTS đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới tiếp giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Toàn tỉnh có 127 xã khu vực III, 2 xã khu vực II, 64 xã khu vực I, với 1.353/ 2.071 thôn bản là ĐBKK. Có 34 xã, thị trấn biên giới, 123 thôn, bản biên giới.Toàn tỉnh có trên 90 vạn người, với 19 dân tộc cùng sinh sống, trong...

Phát huy cao độ trí tuệ, trách nhiệm, tài năng và bản lĩnh của nữ đại biểu Quốc hội

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2024), chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt nữ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, nữ cán bộ cấp vụ trưởng của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.   Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội:...

Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long

Hiệu quả tích cực, song triển khai còn vướng mắc Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". ...

Mới nhất

Bốn nhiệm vụ, giải pháp tăng cường chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 14/10/2024 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mục tiêu...

Nobel Kinh tế 2024 vinh danh các nhà nghiên cứu về thể chế

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển mới đây đã công bố danh sách 3 nhà kinh tế học người Mỹ được vinh danh tại giải thưởng Nobel Kinh tế 2024, bao...

Giai đoạn 2024 – 2029, Đắk Nông phấn đấu không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn

Đối với đồng bào các DTTS, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr mong muốn, đồng bào các dân tộc tiếp nối truyền thống cách mạng của quê hương, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục gìn giữ, không ngừng vun đắp khối đại đoàn kết...

Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra

Quảng Nam kiến nghị Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh traBí thư Tỉnh ủy Quảng Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Thanh tra Chính phủ sớm công bố kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai, việc cấp phép, khai thác các mỏ đất, đá làm vật liệu...

Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp

Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấpTrong đợt công bố tháng 10/2024 của Sở Xây dựng TP. Hà Nội, các dự án được cấp phép bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đa phần đều có giá từ 70 - 100 triệu đồng/m2. ...

Mới nhất