Trang chủFigureĐằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức...

Đằng sau vụ Việt Á, “chuyến bay giải cứu” là nỗi nhức nhối về văn hóa


Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 1.

Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã nhận lời mời trò chuyện cùng Dân Việt trong dịp ông trở về Hà Nội. Cuộc sống hiện tại của ông diễn ra như thế nào?

– Tôi về lại căn nhà trước đây mình từng sống, cùng bà ấy (vợ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm – PV) đi qua tuổi già. Cũng như nhiều ngôi nhà khác ở Huế, vườn khá rộng, tôi dành thời gian đọc sách, chăm hoa tỉa cây. Thi thoảng, hai vợ chồng ra Hà Nội thăm con cái, gặp bạn bè. Cuộc sống cũng trôi qua bình thường vậy thôi…

Năm 2006, khi chuẩn bị về hưu, ông có viết bài thơ “Bây giờ là lúc”, trong đó có những câu: “Bây giờ là lúc có thể chia tay điện thoại để bàn, cạc vidit, nắm đấm micrô/ Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường/ Một mình một ba lô và xe đạp/ Bây giờ gió gọi anh đi”. Dường như, việc về hưu khiến ông rất vui vẻ, thoải mái chứ không buồn bã, chán chường như nhiều người khác?

– Đúng thế, tôi sung sướng lắm, thấy mình trẻ ra, khỏe hẳn. Về hưu là thoát ra khỏi công việc bận rộn, thoát ra những khuôn phép, tôi trở lại với chính mình.

Thời còn đương nhiệm mình dè dặt nói cười, sợ không phải lúc. Là chính khách, mình cẩn trọng, chừng mực, ăn mặc cũng phải chỉn chu. Bây giờ tôi được cởi bỏ nếp quan dạng đó, với tôi không còn gì hay hơn thế nữa.

Không ít người nói: Ông Nguyễn Khoa Điềm là Trưởng ban tuyên giáo rời nhiệm sở gọn gàng nhất, hôm trước có quyết định về hưu, hôm sau đã khăn gói sẵn sàng về Huế…

– Tôi vẫn nhớ sau ngày bàn giao công việc, tháng 6 năm 2006, tôi lên chào Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Lúc tôi nói: “Tôi chào anh, tôi về Huế”, ông rất ngạc nhiên: “Ôi, đồng chí đã về Huế luôn sao?”. Khi đó, Tổng Bí thư cũng như mọi người đều rất bất ngờ vì không nghĩ tôi rời Hà Nội sớm như vậy.

Sau một hành trình công danh đáng tự hào, được trở về quê hương sống những ngày tháng tuổi già, lại ngay tại mái nhà xưa – ắt hẳn đó là niềm hạnh phúc không phải ai cũng có được. Thế nhưng, chẳng lẽ việc rời một vị trí quan trọng trên chính trường không để lại cho ông những hụt hẫng nhất định?

– Bình thường tôi là người thích lối sống bình dị, chẳng làm bộ làm tịch gì, chắc bởi vậy nên khi trở lại nếp bình thường tôi không cảm thấy đột ngột, lại vui thích là khác. Ở Huế, khi vợ tôi còn lưu lại Hà Nội, tôi vẫn nhiều lần đi chợ Đông Ba, ghé chơi bạn bè, tự mua thứ này thứ kia để làm vườn. Có lần, tôi đi xe đạp, đội mũ cối ra đường, nghĩ tiện đường tới thăm những người bạn ở Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế. Tới nơi, tôi gặp một anh công an trẻ. Anh ấy hỏi: “Bác có giấy tờ gì không?”, tôi trả lời: “Bác không mang”. Nghe thấy thế, anh liền bảo: “Bác đứng đây thôi, không vào được đâu”.

Nghĩ chẳng lẽ tới đây rồi mà không vào, tôi đành lựa lời nói khó: “Nhờ cháu nhắn với các anh là có ông Điềm muốn vào thăm bên tuyên huấn”. Cậu ấy bảo tôi đợi, rồi lật đật chạy vào báo cáo. Lát sau các anh trong đó ngó ra, nhìn thấy tôi nhanh chóng mời vào. Tôi cũng coi đó là chuyện vui, không thấy có gì phiền lòng hay rắc rối cả.

Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 2.

Căn nhà hiện tại ông đang sinh sống tại Huế có từ khi nào?

– Đó là ngôi nhà bà nội tôi – Đạm Phương nữ sử mua cho cha tôi và gia đình ông vào khoảng năm 1940 lúc ông bị Pháp bắt đi an trí. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ năm 1946, cha tôi đi kháng chiến, một nửa gia đình cùng bà tôi tản cư ra Thanh Nghệ. Riêng mẹ tôi đang thai nghén em tôi nên ở lại. Mẹ tôi là bà hai, gốc ở nông thôn, sinh được ba người, tôi là con trai cả. Tôi học ngoài Bắc sau đó trở về quê hương tham gia kháng chiến, ngày kết thúc chiến tranh tôi về sống với mẹ, lấy vợ, nuôi con cũng trên ngôi nhà mảnh vườn này. 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là con cháu của dòng họ Nguyễn Khoa – một dòng họ lớn tại Huế, có nhiều người làm quan lại. Thuở nhỏ, hẳn từ nhỏ ông đã thừa hưởng sự giáo huấn rất nghiêm khắc? 

– Năm 1558, Đoan quận công Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) thực hiện cuộc Nam tiến lần thứ nhất từ Bắc vào vùng Thuận Quảng. Trong đoàn người theo phò Nguyễn Hoàng năm ấy có Nguyễn Đình Thân, người quê Trạm Bạc (Hải Dương), mới lên 6 tuổi được nhận làm con nuôi. Đó là ông Tổ dòng Nguyễn Khoa của tôi. Đến đời thứ ba thì con cháu đổi Nguyễn Đình thành Nguyễn Khoa, cho đến tôi là đời 12. Tuy xa quê nhưng hàng năm chúng tôi vẫn về Trạm Bạc (nay thuộc Hải Phòng) thắp hương cho Mộ Tổ.

Tôi sinh ra ở thôn Ưu Điềm, cách thành phố Huế khoảng 40 cây số. Thời đó, thực dân Pháp đưa nhiều cựu chính trị phạm về đây an trí trong đó có cha và mẹ tôi. Mấy năm sau cha mẹ tôi kết hôn, năm 1943 sinh ra tôi, cũng bởi vậy bà nội mới đặt tên tôi là Nguyễn Khoa An Điềm (An là an trí, Điềm là thôn Ưu Điềm). Năm 1955, khi ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam, thấy không ai có tên bốn chữ, tôi dại dột bỏ chữ An chỉ còn gọi là Nguyễn Khoa Điềm.

Ngày thơ ấu, như những học trò tại Huế khác, thầy giáo dạy tôi vừa hiền vừa rất nghiêm khắc, hai lần tôi bị đánh thước kẻ vào bàn tay. Khoảng mười một, mười hai tuổi, mẹ đã may áo lương đen để tôi đi giỗ, chạp, đến nhà thờ họ. Bà luôn nhắc tôi phải đi đứng, ăn nói sao cho đúng với con nhà gia giáo.

Sinh ra trong một gia đình có gốc quý tộc tại Huế (bà nội là Đạm Phương nữ sử, cháu nội của vua Minh Mạng), ông thừa hưởng điều gì?

– Tôi không nhớ mặt bà nội vì tôi còn nhỏ quá, đến tuổi lên bốn thì bà đã mất trong mùa tản cư. Theo mọi người kể lại, bà thông thạo Hán văn, Pháp văn, kiến thức văn hóa sâu rộng, bà có tài viết văn viết báo, xây dựng Nữ công học hội. Bà rất mộ đạo Phật .Tuy nhiên, dưới thời thực dân bà cũng chịu nhiều vất vả. Thực dân Pháp cũng bắt giam bà mấy tháng.

Đối với tôi, bà luôn để lại trong tâm trí hình ảnh vừa thân thiết vừa thiêng liêng của một vị Bồ Tát.

Vậy còn với người cha – nhà báo Hải Triều, ông có còn nhiều ký ức?

– Tôi sống bên cha không nhiều, bởi suốt thời thơ ấu, ông đều đi hoạt động, năm tôi mười một tuổi thì ông qua đời ở Thanh Hóa. Thứ ông truyền cho tôi là những hoài bão về lý tưởng và nghệ thuật mà suốt đời ông đeo đuổi. Những người bà con trong dòng họ luôn dặn tôi: “Bố cháu ngày xưa làm văn làm báo, nhà ta có truyền thống chữ nghĩa, cháu phải noi gương người đi trước”.

Dòng họ Nguyễn Khoa của ông cũng có một người được nhiều người biết tới, đó là ông Nguyễn Khoa Nam – Tư lệnh vùng bốn chiến thuật của quân đội Sài Gòn, sau khi thất trận đã tự sát vào ngày 30/4/1975. Ông Khoa Nam với ông có quan hệ huyết thống như thế nào?

– Ông cố tôi là Nguyễn Khoa Luận đẻ ra 9 người con, trong đó ông nội của ông Nguyễn Khoa Nam và ông nội tôi là hai anh em. Là anh em họ nhưng ông Nam hơn tôi 16 tuổi lại chưa từng gặp nhau. Mãi sau ngày thống nhất đất nước tôi mới nghe tên ông. Trước kia, tro cốt của ông Nguyễn Khoa Nam được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, gần đây những người bà con đã đưa ông về nghĩa trang dòng họ ở Huế.

Lúc ông ấy còn sống, chúng tôi ở hai phía chiến tuyến, nhưng khi ông ấy đã khuất, mọi chuyện đã trở thành quá khứ. Tôi vẫn qua thắp hương cho ông khi có dịp.

Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 3.
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 4.
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 5.

“Đất nước” – một chương trong trường ca ” Mặt đường khát vọng” ông sáng tác năm 28 tuổi đã in sâu trong ký ức nhiều thế hệ độc giả. Ở tuổi chưa đầy 30, ông đã viết những vần thơ vừa mới mẻ vừa sâu sắc, mang đậm tính triết học: “Có biết bao người con gái, con trai/ Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ đã sống và chết/Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”. Ông cho ra đời tác phẩm này như thế nào?

– Tháng 12 năm 1971, ban Tuyên huấn Khu ủy Trị Thiên triệu tập anh em chúng tôi dự trại sáng tác kéo dài một tháng. Ở Thừa thiên có Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Đắc Xuân và tôi. Chúng tôi đi bộ mất ba ngày mới đến nơi.

Nhạc sĩ Trần Hoàn – người phụ trách trại hỏi tôi: “Điềm sẽ viết gì?” Tôi thật thà trả lời: “Có lẽ tôi sẽ tiếp tục làm một số bài thơ lẻ tẻ”, anh liền đề nghị: “Không, lần này viết cái gì dài hơi, viết trường ca đi”.

Nghe lời anh, tôi viết trường ca Mặt đường khát vọng, mang âm hưởng và kết cấu những bản nhạc giao hưởng mà tôi yêu thích. Lúc nộp quyển, đọc lên, anh Hoàn rất thích, đặc biệt là phần Đất nước.

Vậy là ông đã hoàn thành một bản trường ca nổi tiếng chỉ trong vòng một tháng? Tác phẩm này sau đó có chỉnh sửa gì không?

– Tôi có thay đổi phần kết. Ban đầu, trường ca kết thúc với bài Mùa thu tựu trường, tôi viết theo thể ngũ ngôn khá dài, dạt dào cảm xúc. Sau những mùa đấu tranh cháy đường cháy cỏ, tôi mường tượng cảnh các bạn sinh viên trở lại mùa thu tựu trường đầy yêu thương hy vọng. Ông Trần Hoàn bảo: Thôi bỏ đoạn đó đi, viết lại, phải “xông lên xông tới” (cười).

Mặt đường khát vọng được viết khi tôi mới chỉ 28 tuổi, cũng bởi thế nên tôi vẫn còn “cái liều” của tuổi trẻ. Thay vì viết theo lối truyền thống, nói đến lịch sử là phải nhắc đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, tôi đặt bút theo dòng cảm xúc những truyền thống dân gian, những người dân “không ai nhớ mặt đặt tên”, những thế hệ trẻ từng có mặt trong lịch sử. Tôi cho đó là cách tìm kiếm mới mẻ, phù hợp với tuổi trẻ đô thị. Sau nay chính các bạn trí thức sinh viên Huế nói lại đã nghe được chương này qua đài phát thanh Giải phóng.

Bây giờ, ở độ tuổi tám mươi này, suy nghĩ về đất nước của tôi vẫn vậy. Đất nước là của nhân dân chứ không phải của một triều đại, một ông vua nào và đó là lý do chúng ta phải ra sức bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nhân nói về đề tài đất nước, có một tác phẩm rất đáng nhắc tới, đó là “Bài thơ của một người yêu nước mình” – sáng tác của thi sĩ Trần Vàng Sao (tên thật Nguyễn Đính). Tác phẩm này từng được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ XX, cũng được sáng tác trong giai đoạn này. Ông còn giữ những ký ức về người bạn thân của mình khi ấy?

– Bài đó ra đời vào năm 1967, sớm hơn “Đất nước”. Tôi vẫn nhớ, lúc đó tôi ở đồng bằng lên, Đính gọi tôi ra một chỗ, Đính bảo: “Mi ơi, có bài thơ mới, mi đọc không?”. Tôi liền cầm xấp giấy đọc ngay dưới ánh sáng bắt đầu sẫm màu của buổi chiều rừng. Càng đọc càng thấy Đính rất tài, rất giỏi. Giọng thơ của Đính mang âm hưởng của Apollinaire, nhưng lại giàu chất ca dao của quê hương. Đối với nhiều anh chị em đô thị miền Nam, giọng điệu này không xa lạ lắm với họ, nhưng để viết với tâm lực như vậy không dễ, còn đối với anh chị em miền Bắc như tôi đó là một tìm kiếm mới.

Nguyễn Đính học sau tôi nhưng ở cùng làng, có phim gì hay cả hai đều rủ nhau đi xem. Anh ấy là người hồn hậu, bộc phát, người thế nào thơ thế đó.

Những ngày tháng đó, cảm hứng về đất nước, về dân tộc gần như bao trùm các tác phẩm nghệ thuật. Những sáng tác về chuyện riêng tư, tình yêu đôi lứa, có lẽ bởi thế mà ít xuất hiện hơn hẳn?

– Đúng vậy. Đó là diễn ngôn của cả một thời đại, khi cuộc đấu tranh vệ quốc đang diễn ra khốc liệt. Viết về tình yêu đôi lứa cũng giảm đi, hoặc thận trọng, dè dặt, thường gắn tình yêu với nhiệm vụ, tránh ủy mị.

Tôi được cái may là khi viết về tình yêu, tôi cố gắng theo mạch cảm xúc mình có. Có buồn, có vui, tự đó là chuyện của mình.

Bởi vậy ông mới có những sáng tác như “Đừng yêu ai em nhé/ Chỉ yêu mình anh thôi” chinh phục được rất nhiều thế hệ độc giả?

– Bài đó tôi viết tặng cô gái sau này là vợ tôi, không ngờ sau đó được nhiều người yêu thích tới vậy. Trong thơ về tình yêu đôi lứa, tôi viết cũng khá “liều” (cười).

Một bài thơ nổi tiếng khác của ông, đó là “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Tác phẩm này được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành ca khúc “Lời ru trên nương” sau đó. Ông đã bắt gặp “em Cu Tai” như thế nào?

– Đó là bài thơ tôi viết năm 1971, khi đi theo đoàn làm phim ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên Huế. Cu Tai là một em bé có thật ngoài đời. Lúc đó, nhìn thấy một người mẹ người Tà Ôi địu con vắt vẻo sau lưng vừa vung chày giã gạo, cảnh tượng rất xúc động, tôi liền bắt chuyện: “Bé tên là gì”, người mẹ trả lời: “Cu Tai”. Tôi hỏi tiếp “Thế núi này tên gì?”. – ” Ka Lưi”. Những âm thanh nặng trịch đó vang lên trong đầu giúp tôi giữ nhịp, viết ra một mạch, rất nhanh khúc hát ru đó. Đồng bào dân tộc ngày đó cơm không đủ ăn, rất nghèo khổ và vất vả. Nhưng đồng bào rất giàu lòng tin về cách mạng. Sau này, khi có dịp trở lại Miên Tây, tôi rất muốn tìm em Cu Tai, nhưng không biết em còn hay đã mất, hiện đang làm gì. Cũng bởi thế nên tôi viết: “Nhớ em lắt lẻo trên vai mẹ/ Em có còn không, em Cu Tai?/ Ta cõng em đi trọn một đời/Thơ ta, ta gửi đến bao người/Những lời ru ấy rơi trong núi/ Biết có khi nào em đã nghe?”.  

Một thời đại khốc liệt đi qua, rất nhiều thay đổi, biến thiên, nhiều người dần khuất bóng. Cũng bởi vậy, khi nhìn lại cuộc đời, tôi luôn cho mình may mắn hơn rất nhiều người khác.

Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 6.

Năm 1996, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL – PV). Đến năm 2001, ông tiếp tục nắm giữ vị trí Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. Nhìn lại khoảng thời gian đương chức, những quyết sách nào khiến ông thấy mãn nguyện?

– Năm 1998, Ban chấp hanh Trung ương Đảng (Khóa VIII) tại hội nghị Trung ương lần thứ 5 đã ban hành Nghị quyết về ” Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Tôi được tham gia chuẩn bị dự thảo Nghị quyết. Cho đến nay tôi vẫn cho đó là một nghị quyết có tính đánh dấu của Đảng ta về công tác văn hóa, mở ra hướng phát triển công tác văn hóa của nước nhà giữa lúc UNESCO đề cao văn hóa là động lực của sự phát triển.

Triển khai Nghị quyết của Đảng, Bộ Văn hóa đã chọn huyện Hải Hậu (Nam Định) và đô thị cổ Hội An làm hai mô hình chuẩn văn hoá nông thôn và thành thị để các địa phương nghiên cứu học hỏi.

Tôi vẫn nhớ, lúc Bộ chọn Hải Hậu, có người hỏi tôi: “Họ là giáo dân đó, sao anh lại chọn?”. Tôi bảo: “Không sao cả, giáo dân họ cũng rất tốt, họ vẫn sống văn minh, văn hóa”. Sau nhiều năm, đến thăm lại hai nơi này, tôi vui mừng khi thấy người dân nơi đây vẫn giữ được những nét tiêu biểu đặc trưng riêng về văn hóa và kinh tế, không bị mai một, lại còn khởi sắc hơn trước.

Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc (năm 2021), việc chấn hưng văn hoá đang được Đảng và Nhà nước đặt ra một cách cấp thiết. Gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng mới đề xuất thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035. Ông nhận định thế nào về mục tiêu này?

– Đúng là văn hóa hiện đang đứng trước nhiều vấn đề nhức nhối. Việc chấn hưng văn hoá mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra là hướng đi tốt và cấp thiết, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, cần nhiều cách nghĩ cách làm tốt mới giúp chúng ta ra khỏi khó khăn, chấn hưng thực sự văn hóa dân tộc. Không hẳn cứ nhiều tiền đổ vào văn hóa là chấn hưng được văn hóa. Bởi vì vấn đề cơ bản của văn hóa là con người. Do đó, yếu tố nhân văn phải xuyên suốt hoạt động văn hóa, có nhân văn mới có văn hoá. Trong xã hội ta yếu tố phi nhân văn, phản nhân văn  tồn tại khắp mọi nơi, làm ai có lòng đều lo ngại.  

Những vụ việc như Việt Á hay “chuyến bay giải cứu” trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhìn sâu ra cũng chính là sự xuống cấp trầm trọng của văn hóa. Dân tộc ta ngàn năm văn hiến có lúc nào xử sự sai trái như thế? Mình có thể không tìm được thuốc cho dân, nhưng phải có thừa lòng yêu thương, thừa nỗi lo lắng cho dân chứ. Đôi lúc suy nghĩ, tôi thấy rất buồn.

Một mục tiêu cũng đang được đặt ra, đó là việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong thời đại mới. Theo ông, đâu là những đức tính những người trẻ nước ta cần phải có trong xã hội hiện đại?

– Thật ra phải nói như thế này. Những người trẻ chính là đứa con của thời đại. Thời đại sinh ra họ như thế nào, họ sẽ sống và làm việc cho thời đại như vậy.

Thời đại kinh tế thị trường kéo theo vô vàn thay đổi. Thế nhưng, hãy để người trẻ quyết định, để rồi họ sẽ có trách nhiệm về những điều họ nhận thức và suy nghiệm, từ đó có trách nhiệm lâu dài với đất nước. Cần đặt lòng tin ở người trẻ, chứ đừng đặt lòng tin ở một ai khác. Điều quan trong là chúng ta phải nuôi dưỡng và giữ gìn cho họ một lý tưởng tốt đẹp như ngọn lửa truyền từ đời này qua đời khác, từ nhà này qua nhà khác để họ không bao giờ nguội lạnh. Khi đã có ngọn lửa đó, họ sẽ làm ra lịch sử…  

Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 7.
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 8.
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 9.

Trong khi ông đương chức, có không ít tác phẩm văn hóa nghệ thuật vẫn bị cấm do những đặc điểm của thời đại. Là một nhà thơ, ông có từng dùng tiếng nói của mình bênh vực những văn nghệ sĩ gặp rắc rối?

– Thú thực tôi không thể biết hết được, bởi các tác phẩm nằm ở khu vực của những nhà xuất bản, tòa báo khác nhau, dưới sự quản lý và xem xét khác nhau của mỗi đia phương, mỗi ngành. Ai cũng ngại mình quản lý không chặt chẽ. Vì vậy bên cạnh những quyển sách, bài báo xử lý đúng cũng có nhiều quyển sách, bài báo xử lý vội vàng gây dư luận nặng nề. Tôi nhận rõ mình có trách nhiệm trong đó.

Trong điều hành có lúc cũng có chút niềm vui là khi thuyết phục được đồng chí của mình không tạo ra vụ việc lớn khi tác phẩm có ý kiến khác nhau. Chẳng hạn như cuốn Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mặc dù được Hội nhà văn đánh giá tốt nhưng vẫn bị phản ứng từ nhiều phía. Được cái may là bạn đọc thực sự yêu mến tài năng của Nguyễn Ngọc Tư cùng các cơ quan quản lý kịp thời trao đổi với nhau nên đã tháo gỡ khó khăn cho tác giả.

Là người viết văn tôi rất thông cảm những khao khát sáng tạo thậm chí những tìm tòi khác thường của nghệ sĩ, bởi vì chỉ có sự khác biệt ở tầm cao mới đem lại cho họ niềm vui và hạnh phúc. Mà những tìm tòi như thế nhiều lúc rất đụng chạm

Nhà văn ở nước ta đôi lúc rất khổ là vậy.

Trước đó, cũng từng có một vụ việc gây xôn xao dư luận khi cuốn sách “Học phí trả bằng máu” của nhà văn Nguyễn Khắc Phục bị một số cán bộ trong phong trào đô thị Huế trước đây phê phán và đem ra đốt. Đó là giai đoạn ông đang công tác tại Thừa Thiên – Huế, ông đã giải quyết thế nào?

– Sự việc xảy ra khi tôi đang đi công tác, khi về tới địa phương mới nhận được báo cáo từ phía Thành đoàn. Sau đó, được sự chỉ đạo của cấp ủy chính tôi đã đi trao đổi với giám đốc NXB Đà Nẵng để sửa chữa và tái bản tác phẩm này.

Trong một bài viết, nhà thơ Dương Kỳ Anh từng nhận định: Nguyễn Khoa Điềm là một người có chính kiến nhưng đôi khi cũng vướng phải những ràng buộc của chức vụ. Vừa là một nhà thơ với nhiều nhạy cảm về cuộc sống, vừa là một chính khách – điều này có khi nào khiến ông mâu thuẫn và khó xử?

Chính trị và thi ca là hai phạm trù khác biệt dù có mục đích chung là xây dựng xã hội và con người. Trong khi chính khách nơi chính trường cần giữ lập trường nguyên tắc đúng đắn đề cao tính duy lý và pháp luật; còn nhà văn, nhà thơ lại được phép sống trong xúc cảm, nuôi dưỡng mạch nguồn sáng tạo.

Tôi nghĩ xã hội không chấp nhận sự dại dột kém cỏi của người làm chính trị nhưng có thể thể tất cho nghệ sĩ vì thói quen sáng tạo của họ. 

Tuy nhiên chắc chắn chẳng hề có sự rành mạch nào cả, sự lẫn lộn chính trị /văn nghệ là chuyện thường xảy ra. Tốt nhất là khi làm chính trị hãy bớt làm thơ đi. Và tôi đã nhiều lúc thực hiện như vậy.

Nhìn lại con đường đã đi qua, tôi cảm thấy cuộc đời dành cho mình nhiều ân huệ và may mắn: Còn sống để trở về sau chiến tranh; bình an mà về nghỉ ngơi tại quê nhà sau nhiều năm công tác. Tôi thực sự biết ơn và tin tưởng:

“Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng

Cho anh làm mới cuộc đời mình

Anh gọi đó là chuyến về không hạn định

Để là một người trong mọi người”

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 10.
Nguyên Bộ trưởng Bộ VHTT Nguyễn Khoa Điềm: Đằng sau vụ Việt Á, "chuyến bay giải cứu" là nỗi nhức nhối về văn hóa - Ảnh 11.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Hãy để người trẻ tự cảm nhận về Đất Nước

Sáng 27-6, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có những chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sau khi bài thơ Đất Nước được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.Nhà thơ nói rằng sẽ không bình luận gì về chuyện bài thơ được đưa vào đề thi năm nay. Theo ông, mỗi người, đặc biệt là người...

Nhân dân có còn cần thơ không?

Bản lĩnh nhà thơNói về bản lĩnh của nhà thơ, ông Phương chia sẻ tại tọa đàm, nhà thơ có bản lĩnh là người biết khước từ đám đông, khước từ những thứ thời thượng. Bản lĩnh đồng thời cũng là khả năng biết chấp nhận cái khác, giúp trường tiếp nhận của nhà thơ được mở rộng thì trường sáng tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh Việt giành học bổng 8,5 tỷ đồng vào ĐH top đầu Mỹ nhờ tài lặn biển

(Dân trí) - Phí Ngọc Lâm Uyên, học sinh Trường liên cấp Olympia, vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth, một trong 8 đại học tư thục ưu tú lâu đời nhất nước Mỹ, với gói học bổng 336.000 USD cho 4 năm học. 3h sáng ngày 14/12, Phí Ngọc Lâm Uyên tỉnh giấc vì tiếng chuông báo thức. Đó là mốc giờ mà trường Dartmouth hẹn sẽ có kết quả đợt tuyển sinh sớm. Uyên mở máy tính lên,...

Đi tới 48 quốc gia, nhận 4 bằng thạc sĩ xuất sắc, nam sinh được công nhận là Tài năng toàn cầu

Với chứng nhận Tài năng toàn cầu, Huy Hiền sẽ được phép làm việc và cư trú vĩnh viễn tại Anh, không có ràng buộc nào thêm. Ngô Lê Huy Hiền (sinh năm 1998) là chàng trai Việt vừa được Chính phủ Anh công nhận là Tài năng toàn cầu và là Nhà lãnh đạo mới nổi trong Công nghệ Kỹ thuật số. Tài năng toàn cầu là chứng nhận trao cho những cá nhân có thành tích và đóng...
20:25:50

Robot giao hàng không người lái đầu tiên ở Việt Nam và tham vọng ra Đông Nam Á

Sử dụng robot giao hàng không người lái tự vận hành trên đường tại các khu đô thị là bước đi đầu tiên của Alpha Asimov Robotics trên hành trình đưa trí tuệ ra thế giới. Tại một khu đô thị mới của Hà Nội, một robot giao hàng đang chạy thử nghiệm nhờ AI (trí tuệ nhân tạo). Robot di chuyển trên đường với tốc độ được lập trình sẵn, có xử lý trước những vật cản hay con...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

Cô gái được mệnh danh ‘đẹp như thiên thần’, ai gặp cũng mê…

Trên mạng xã hội, có một cô gái được gọi bằng rất nhiều danh xưng như: nhan sắc say đắm lòng người, nữ sinh vạn người mê, người đẹp như thiên thần… Cô gái này khiến ai gặp cũng phải thốt lên "xinh quá". Cô gái ấy là Phan Uyên Nhi (22 tuổi), ngụ tại H.Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Uyên Nhi từng xuất hiện tại chương trình Nhanh như chớp mùa 4, cùng đội với thủ môn Tấn Trường và Hồ...

Cùng chuyên mục

Chân dung 6 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử 6 cá nhân giữ chức Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ 2024 - 2029, với sự tham dự của anh...

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm...

Nữ sinh Việt đa tài trúng tuyển sớm Đại học Harvard danh tiếng

(Dân trí) - Với kết quả bài thi ACT và điểm trung bình học tập suýt soát tuyệt đối, giỏi thể thao, âm nhạc, Phan Linh Lan- học sinh Trường Quốc tế Concordia (Hà Nội) - vừa trúng tuyển sớm vào Đại học Harvard.   Vỡ òa hạnh phúc Thay vì lên xe bus tới trường, sáng 13/12, Linh Lan hồi hộp chờ trước màn hình máy tính. Đây là ngày ĐH Harvard (Mỹ) thông báo kết quả kỳ xét tuyển sớm...

Nữ sinh Việt giành học bổng 8,5 tỷ đồng vào ĐH top đầu Mỹ nhờ tài lặn biển

(Dân trí) - Phí Ngọc Lâm Uyên, học sinh Trường liên cấp Olympia, vừa nhận thư trúng tuyển trường Dartmouth, một trong 8 đại học tư thục ưu tú lâu đời nhất nước Mỹ, với gói học bổng 336.000 USD cho 4 năm học. 3h sáng ngày 14/12, Phí Ngọc Lâm Uyên tỉnh giấc vì tiếng chuông báo thức. Đó là mốc giờ mà trường Dartmouth hẹn sẽ có kết quả đợt tuyển sinh sớm. Uyên mở máy tính lên,...

Người đẹp Dương Trà Giang là Hoa hậu Sinh viên Việt Nam, nhận giải thưởng trị giá hơn 11 tỉ đồng

Vượt qua 26 sinh viên khác, người đẹp Dương Trà Giang đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội giành ngôi vị Hoa hậu Sinh viên Việt Nam đầu tiên. Cô nhận phần thưởng trị giá hơn 11 tỉ đồng. Giây phút đăng quang của người đẹp Dương Trà Giang - Ảnh: KIẾNG CẬN TEAM Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 (Miss University Vietnam) diễn ra tối 15-12, tại thành phố Hạ Long,...

Mới nhất

Sinh viên làm thêm cuối năm, qua rồi thời ‘sang chảnh’?

Đã qua rồi cái thời 'sang chảnh' sinh viên chỉ làm gia sư, phụ quán cà phê, trông shop quần áo thời trang..., sinh viên của tôi chấp nhận làm thêm mọi việc, miễn là kiếm tiền chân chính. ...

Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu, vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mường La là huyện có diện tích vùng trồng cây ăn quả lớn của...

Chân dung 6 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử 6 cá nhân giữ chức Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị lần thứ...

Làm rõ vụ nam sinh lớp 10 bị kéo vào nhà vệ sinh đánh hội đồng, nhập viện

Nam sinh lớp 10 đi học về bị nhóm người lạ mặt và học sinh lớp 11 kéo vào nhà vệ sinh của trường đánh hội đồng ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu. ...

An Khang triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chuỗi nhà thuốc An Khang - một thành viên của Thế Giới Di Động - đã thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tặng quà miễn phí cho người dân khó khăn. ...

Mới nhất