Trang chủNewsChính trịĐảng chịu sự giám sát của nhân dân

Đảng chịu sự giám sát của nhân dân


Kiên trì thực hiện phương châm “dân là gốc”, nhiều địa phương có những cách làm chủ động, thiết thực trong thực hiện cơ chế dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Nhân dân giám sát công việc của Đảng từ cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất.

Đảng chịu sự giám sát của nhân dân thể hiện trước hết từ chủ trương, chính sách của Đảng xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân từ cơ sở là phần việc quan trọng để nâng cao nhận thức về dân chủ và năng lực thực hành dân chủ, là khâu quan trọng, then chốt trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Nội dung và hình thức thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở ngày càng được quy định cụ thể và khi triển khai thực hiện đã có tác động tích cực, trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, khơi nguồn sức mạnh sáng tạo của người dân.

Triển khai sâu rộng, đi vào nền nếp

Ngày 18/12/1998, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đánh giá tình hình thực tế thời điểm đó, Chỉ thị số 30-CT/TW thẳng thắn chỉ ra rằng: “quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được”.

Thi công Nhà văn hóa thôn Nam Thủy, xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) dưới sự giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng xã.
Đảng chịu sự giám sát của nhân dân – Gốc vững, cây bền, muôn sự đều nên

Đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, khởi nguồn từ đòi hỏi của thực tiễn nên đã nhanh chóng được triển khai sâu rộng, từng bước vững chắc và thật sự đi vào cuộc sống. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ cơ sở được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển và yêu cầu của đất nước.

Kết quả khảo sát thực tế tại các địa phương, đơn vị khẳng định những điểm chung cần được ghi nhận. Đó là, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiên phong, gương mẫu, chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sát dân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Cấp ủy đảng các cấp đều đưa việc thực hiện QCDC ở cơ sở vào chương trình, kế hoạch công tác. Nhiều địa phương đưa nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở thành một tiêu chí đánh giá thi đua; gắn việc kiểm tra thực hiện QCDC của địa phương, đơn vị với kiểm tra công tác của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Giai đoạn 2016-2020, 63 cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh, thành phố đã ban hành gần mười nghìn văn bản chỉ đạo (nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế hoạch, hướng dẫn…) thực hiện QCDC ở cơ sở; tổ chức hơn 12 nghìn buổi tuyên truyền, tập huấn.

Các địa phương như Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An… ban hành tài liệu về thực hiện QCDC ở cơ sở bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các địa phương sáng tạo nhiều mô hình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức, tiếp cận thông tin, tự giác thực thi pháp luật và thực hiện tốt quyền dân chủ trực tiếp. Bạc Liêu có mô hình “Tổ tự quản dòng tộc”.

Bến Tre có phong trào “Ngày chủ nhật nông thôn mới”. Long An có phong trào “3 sát – sát dân, sát việc và sát địa bàn”. Lâm Đồng có “Câu lạc bộ pháp luật” ở địa bàn dân cư. Hội Nông dân Việt Nam có mô hình “Câu lạc bộ nông dân với pháp luật”. Bình Thuận ban hành hướng dẫn chấm điểm thực hiện QCDC ở các loại hình. Bắc Giang xây dựng phần mềm “Hệ thống quản lý thông tin QCDC”…

Sự ra đời của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 10/11/2022, gồm 6 chương, 91 điều, đã xác lập nền tảng chính trị, pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng, từ đó góp phần hoàn thiện các thiết chế về dân chủ. Kết quả thực tế tại các địa phương cho thấy, việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở giúp cho pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đồng thời góp phần giám sát và phản ánh chất lượng, tính khoa học, khả thi, gần dân đối với các đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Phường Ba Đồn (thị xã Ba Đồn) là trung tâm kinh tế, thương mại phía bắc tỉnh Quảng Bình, sầm uất, sôi động từ nhiều thập kỷ. Quốc lộ 12A xuyên qua trung tâm thị xã nhưng không có vỉa hè, đường trong các khu phố vừa nhỏ, lại ngoằn ngoèo. Khi ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng khu đô thị văn minh, kiểu mẫu mà trong đó có nội dung quan trọng là mở rộng đường phố, Đảng bộ phường Ba Đồn xác định thực hiện nghiêm QCDC, làm cơ sở cho việc vận động người dân hiến đất, tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng. Bí thư Đảng ủy phường Ba Đồn Đinh Thiếu Sơn nhớ lại: Đảng ủy tổ chức nhiều cuộc họp với chi ủy, tổ dân phố, tổ công tác mặt trận và người dân để tuyên truyền, vận động; công khai, minh bạch làm mẫu một số tuyến đường để bà con thấy rõ hiệu quả. Mọi đóng góp dù nhỏ nhất của người dân đều được ghi bằng bảng lớn, niêm yết công khai. Việc lớn, việc nhỏ đều đưa ra nhân dân bàn bạc, thống nhất. Sau hơn một năm triển khai “nghị quyết mở đường”, hàng trăm người dân trong phường đã tự nguyện hiến gần 3.000 m2 đất cùng 1,2 km hàng rào, cây cối, nhà cửa… trị giá khoảng hơn 20 tỷ đồng.

Có thể kể hàng ngàn câu chuyện về hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở tương tự như ở phường Ba Đồn. Năm 2023, hội viên Hội Nông dân trong cả nước đã hiến 4,6 triệu mét vuông đất, đóng góp hơn 8.000 tỷ đồng và hơn 2,5 triệu ngày công lao động, sửa chữa, đổ bê-tông hơn 598.000 km đường giao thông nông thôn…

Đa dạng lĩnh vực, mô hình

Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Ghi nhận của nhóm phóng viên, ở những địa phương thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phần lớn các tranh chấp, vướng mắc giữa người dân với nhau và với chính quyền được hòa giải, giải quyết ổn thỏa từ cơ sở, tạo không khí chan hòa, cởi mở trong cộng đồng, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Các xã, phường, thị trấn đã thực hiện cơ bản đầy đủ những nội dung công khai cho nhân dân biết, bàn, quyết định và giám sát bằng nhiều hình thức: niêm yết tại trụ sở làm việc, tổ chức họp thôn, bản, tổ dân phố; thông báo qua hệ thống loa truyền thanh… Nhân dân được phát huy quyền làm chủ trong việc bàn, quyết định các công việc của thôn, bản, tổ dân phố như chủ trương và mức đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng… Nhiều địa phương thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều giải pháp đồng bộ, đạt hiệu quả.

Hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở phát huy quyền làm chủ và sự sáng tạo của nhân dân, khẳng định hiệu quả nhất là trong giám sát công trình, dự án có sự tham gia đóng góp trực tiếp của người dân, góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng nơi được thụ hưởng dự án. Các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An có cách làm hay, sáng tạo; chủ động xây dựng quy chế, chương trình, kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; hằng tháng có giao ban, tổng hợp ý kiến đề xuất gửi Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Tại Bắc Kạn, từ năm 2013-2023, Ban thanh tra nhân dân giám sát 2.382 cuộc, kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét, giải quyết 147 vụ, việc; Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát 6.050 cuộc tại 4.823 công trình, dự án đầu tư, phát hiện 286 công trình có dấu hiệu sai phạm. Tại Bình Phước, từ năm 2018 đến nay, Ban thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn có 1.968 cuộc giám sát, kiến nghị thu hồi số tiền sai phạm hơn 300 triệu đồng. Các Ban giám sát đầu tư cộng đồng có 2.439 cuộc giám sát đối với 2.282 công trình; phát hiện và kiến nghị xử lý đối với 612 công trình có sai phạm, thu hồi số tiền, hiện vật sai phạm trị giá 259 triệu đồng…

Giám sát trực tiếp của nhân dân thông qua việc thực hiện dân chủ cơ sở góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, tạo sự chuyển biến về nhận thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng gần dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến của người dân, có trách nhiệm với nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền cơ sở mở rộng dân chủ, công khai các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, mô hình “chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, giúp doanh nghiệp và người dân giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nhiều địa phương xây dựng bộ Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính và hằng năm đều công khai kết quả đo lường.

Nhân dân trực tiếp giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền, hoặc kiến nghị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội để giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo. Thực hiện dân chủ cơ sở thúc đẩy cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường đối thoại, tiếp dân, vận động, thuyết phục, hạn chế các biện pháp hành chính trong giải quyết các vụ việc phát sinh, giải quyết kịp thời những phản ánh, khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

Theo số liệu thống kê của Ban Dân vận Trung ương, năm 2023, ở cấp xã, phường, thị trấn của 39 tỉnh, thành phố, tổ chức gần 54.500 cuộc tiếp dân và hơn 13 nghìn cuộc đối thoại của bí thư cấp ủy; gần 109 nghìn cuộc tiếp dân và hơn 22 nghìn cuộc đối thoại của chủ tịch UBND. Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 23.735 vụ việc, tỷ lệ hơn 88%, qua đó kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 59,4 tỷ đồng và 0,6 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân 190,8 tỷ đồng và 9,1 ha đất; khôi phục, bảo đảm quyền lợi cho 28 tổ chức, 1.096 cá nhân…

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức bảo đảm quyền làm chủ của người dân, theo hướng dân chủ trực tiếp, ngày 18/2/2019, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Quy định số 11-QĐi/TW về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Theo đồng chí Phương Thị Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn, thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, Tỉnh ủy ban hành 2 quy chế, 2 quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Tỉnh ủy định kỳ đưa nội dung này vào chương trình trọng tâm công tác nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của bí thư cấp ủy cấp dưới đối với công tác này.

Từ chủ trương của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước, quá trình triển khai thực thi QCDC ở cơ sở là bài học thực tiễn được đúc kết trong quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới. Qua thực tế tại các địa phương, nhiều ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng nêu ra một số hạn chế hiện nay khi thực hiện QCDC ở cơ sở.

Trong khi nhiều nguồn lực được huy động, nhiều chương trình, dự án lớn được triển khai đang đặt ra những vấn đề phát sinh liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân thì hệ thống pháp luật của Nhà nước đang trong quá trình hoàn thiện, một số chính sách chưa thống nhất dẫn đến việc áp dụng khác nhau giữa các địa phương, đơn vị, gây thắc mắc trong nhân dân. Có nơi, có việc, thực hiện QCDC ở cơ sở còn hình thức.

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở năng lực, trình độ yếu, chưa giải quyết kịp thời, thấu đáo, chưa tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị chính đáng của người dân. Thực hiện dân chủ có nơi chưa gắn với kỷ cương, pháp luật… Thực tế đó đặt ra yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, thực hiện có hiệu quả, thực chất QCDC ở cơ sở cũng như hoạt động giám sát và phản biện xã hội – là những hình thức phát huy dân chủ trực tiếp, giúp các cơ quan có thẩm quyền hoạch định, thực thi có hiệu quả hơn nữa các chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và cả nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu…”.





Nguồn: https://nhandan.vn/dang-chiu-su-giam-sat-cua-nhan-dan-goc-vung-cay-ben-muon-su-deu-nen-post808825.html

Cùng chủ đề

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

Ba yếu tố giúp ông Trump giành chiến thắng ngoạn mục

(CLO) Ông Donald Trump đã chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Theo kết quả mới nhất, ông đã giành tới 277 phiếu đại cử tri. Dưới đây là 3 yếu tố giúp ông làm nên thành công ngoạn mục này. ...

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump cùng vận động tranh cử ở bang chiến trường Pennsylvania

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump ngày 14-10 (giờ địa phương) đã làm nóng bầu không khí bang Pennsylvania khi cùng vận động tranh cử tại đây. Hai ứng viên cạnh tranh khoảng 7 triệu phiếu bầu tại bang chiến trường lớn nhất của cuộc bầu cử. Nơi đây cũng đang diễn ra cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống qua thư. Theo CNN,...

Gắn phong trào Thi đua quyết thắng với xây dựng đơn vị huấn luyện giỏi ở Lữ đoàn tàu “Tia chớp”

Trong 5 năm qua phong trào thi đua Quyết thắng gắn với xây dựng đơn vị huấn luyện giỏi của Lữ đoàn 167 luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Lữ đoàn. Nghị quyết lãnh đạo, kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị hằng tháng và Quy chế chấm điểm thi đua hằng năm đã cụ thể hóa các nội dung để làm...

Nhận diện: Phản bác luận điệu cho rằng “Cách mạng Tháng Tám không đem lại dân chủ, tự do thực sự cho người dân”

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, tự do, dân chủ và làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên, hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch, phản động luôn ra sức xuyên tạc, phủ nhận thành quả của cuộc Cách mạng, nhất là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân

NDO - Kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân, hỗ trợ hoạch định chính sách, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội. Sáng 11/11, được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Lãnh đạo Bộ Công an, Cục...

Cổ phiếu tài chính lao dốc, VN-Index về mốc 1.250 điểm

NDO - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 11/11, thị trường mở cửa trong sắc xanh nhưng nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, năng lượng... chìm trong sắc đỏ; lực cầu trở lại trong phiên chiều chỉ giúp VN-Index giảm nhẹ 2,24 điểm khi chốt phiên, về mức 1.250,32 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên trước và ở mức cao, tổng khối lượng giao...

Chiến lược Blockchain Quốc gia và “cơ hội chia đều” cho mọi nền kinh tế

NDO - “Nếu như Trí tuệ Nhân tạo (AI) là cuộc chạy đua về chi phí đầu tư và nền tảng công nghệ vượt trội chỉ dành cho các cường quốc kinh tế thì blockchain được coi là “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn đó khi Chiến lược Blockchain Quốc gia chính thức được ban hành”. Ngày 22/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định...

Quảng Ngãi đăng ký 10 sản phẩm OCOP tham gia quảng bá, giới thiệu tại thị trường Mỹ

NDO - Qua rà soát các sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi vừa đăng ký 10 sản phẩm tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. 10 sản phẩm OCOP Quảng Ngãi sẽ tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cụ thể, sản...

Mùa lá vàng, lá đỏ lập kỷ lục mới về thời gian đến muộn

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã dự đoán mùa lá vàng, lá đỏ mùa Thu của Nhật Bản bị chậm lại do thời tiết ấm áp, thời điểm lá đỏ và lá vàng đạt đỉnh sẽ muộn hơn bình thường do nhiệt độ cao hơn. Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn dự báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nhiệt độ kỷ lục vào tháng Chín và thời tiết ấm áp kéo dài...

Bài đọc nhiều

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên nơi đây đang được xem là...

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. ...

6 tháng nữa, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Việt Đức cơ sở 2 sẽ hoạt động

Hiện Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 khối lượng hoàn thành đã trên 90%, còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã hoàn thành khoảng 60%. Chiều 9/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10,...

TP Đông Triều sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Sau sáp nhập các xã phường trên địa bàn, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đang khẩn trương sắp xếp lực lượng cán bộ dôi dư. Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhậpTheo Nghị quyết số 1199 của Ủy...

UBND tỉnh Cà Mau có tân Chủ tịch

Ngày 11/11, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. ...

Cùng chuyên mục

UBND tỉnh Cà Mau có tân Chủ tịch

Ngày 11/11, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. ...

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên nơi đây đang được xem là...

TP Đông Triều sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Sau sáp nhập các xã phường trên địa bàn, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đang khẩn trương sắp xếp lực lượng cán bộ dôi dư. Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhậpTheo Nghị quyết số 1199 của Ủy...

Chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. ...

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. ...

Mới nhất

Xuất hiện kết quả đảng Cộng hòa chiến thắng hạ viện

Chuyên trang Decision Desk HQ ngày 11.11 dự phóng đảng Cộng hòa đã giành đủ 218 ghế tại hạ viện Mỹ, qua đó...

Chiêm nghiệm từ nghệ thuật “đầu tư thời gian” của những người thành công

(Dân trí) - Mỗi ngày, mỗi người đều có 24 giờ, tương đương 86.400 giây. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa Bill Gate, Mark Zuckerberg, Jeff Benzo… và phần còn lại? Đó là cách họ "đầu tư" thời gian để có "lãi". Những người thành công đang đầu tư thời gian như thế nào? Họ ý...

Hơn 10 trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Năm 2025, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, tăng thêm 1 phương thức so với năm 2024. Đây sẽ là năm đầu tiên trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi riêng của nhà...

Điện ảnh Iran gây ấn tượng, nghệ sĩ Việt Nam nhận giải Diễn viên trẻ triển vọng

Giành được ba giải thưởng quan trọng, điện ảnh Iran bội thu tại Lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024 diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm tối qua (11/11).

Mới nhất