Chiều 30/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Kính; Phó Trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra ngày 30/12, tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc tổ chức, các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến ở điểm cầu các tỉnh, thành phố đều thống nhất đánh giá: Chính sách dân tộc góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong vòng hơn 2 thập kỷ qua, tỉnh Điện Biên được lựa chọn là nơi tổ chức nhiều nhất các hội thảo về dạy và học chữ của các DTTS (chủ yếu là chữ Thái và chữ Mông), ở cả cấp quốc gia, cấp khu vực (vùng Tây Bắc) cũng như cấp câu lạc bộ văn hóa các DTTS…Chiều 30/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự còn có Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Kính; Phó Trưởng Ban Dân tộc Nay H’Nan; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố.Từ loại hình nghệ thuật dân gian, Ví, Giặm đã “cất cánh bay xa”, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một thập kỷ được UNESCO vinh danh, dẫu là chưa dài nhưng cũng không phải là ngắn để mảnh đất xứ Nghệ thấm hơn sức sống lâu bền của của một loại hình nghệ thuật dân gian trong dòng chảy văn hóa đương đại.Đinh tút là một loại sáo được làm bằng ống nứa hoặc trúc khi thổi phát ra âm thanh. Mỗi khi tiếng sáo đinh tút thổi lên hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa, bay bổng trên các triền đồi tạo nên một không gian huyền ảo. Bà Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, được xem là người giữ hồn cho loại nhạc cụ truyền thống này.Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra ngày 30/12, tại Hà Nội, do Ủy ban Dân tộc tổ chức, các đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến ở điểm cầu các tỉnh, thành phố đều thống nhất đánh giá: Chính sách dân tộc góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Từ ngày 1 – 31/1/2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 1 với chủ đề “Xuân về trên bản làng”, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào các DTTS và những nét văn hóa, các hoạt động truyền thống đón Tết cổ truyền đặc trưng các dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ cùng phát triển nhân dịp năm mới 2025.Chiều 30/12, Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Tối 30/12, UBND quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, lần thứ VII – năm 2024.Chiều 30/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của hai Bộ.Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, Nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.
Tỉnh Đắk Lắk có 129 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có 54 xã khu vực III, 5 xã khu vực II, 70 xã khu vực I. Hiện toàn tỉnh có 454 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Năm 2024, giá trị tổng sản phẩm tỉnh Đắk Lắk ước đạt hơn 145 tỷ đồng, tăng 19,53% so với năm 2023; GRDP bình quân đầu người ước đạt 74,7 triệu đồng/người; huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 37 tỷ đồng, tăng 4,02% so với năm 2023.
Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm 2,5%, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 3,5%; lao động được đào tạo so với tổng số lao động ước đạt 64%; giải quyết việc làm cho khoảng 30.350 lao động, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 1.700 người. Đến cuối năm 2024, lũy kế có 81/149 xã đạt chuẩn nông thôn mới 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Xây dựng nông thôn mới…
Theo báo cáo tại Hội nghị, thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản hoàn thành việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh giao thực hiện giai đoạn 2021 – 2025. Tổng vốn dự kiến giao thực hiện chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 là hơn 4.658 tỷ đồng. Kế hoạch phân bổ vốn năm 2024 là 1.714 tỷ đồng, trong đó: Vốn chuyển nguồn năm 2022 và 2023 sang năm 2024 là hơn 724 tỷ đồng, vốn năm 2024 là gần 990 tỷ đồng đồng.
Kết quả giải ngân nguồn vốn thực hiện Chương trình từ năm 2022 – 2024 (số liệu lũy kế đến ngày 31/10/2024) là 1.409 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 54,0% kế hoạch.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, năm 2024 Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk triển khai hiệu quả các Nội dung, Tiểu dự án, Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 được phân công.
Theo đó, năm 2024, Ban Dân tộc đã mở 4 lớp đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc (tiếng Ê Đê) tại 4 huyện, thị xã với số lượng học viên 212 học viên; tổ chức 2 đoàn học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam; 8 lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp và Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công đồng, với 1.040 học viên; 1 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cho 120 học viên; 1 đoàn công tác đi học tập, trao đổi kinh nghiệm về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tại các tỉnh phía Bắc.
Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh cũng thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín như cấp phát báo, thăm hỏi Người có uy tín đau ốm, qua đời; tổ chức 2 lớp với số lượng gần 323 người tham dự.
Đặc biệt, năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã hướng dẫn, tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024; tham mưu tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện hiệu quả các Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực viện trợ; chính sách đầu tư và phát triển bền vững (Chính sách cho hộ nghèo DTTS vay vốn); chương trình đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý…
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe nhiều tham luận, ý kiến của đại diện các ngành, địa phương đề xuất những giải pháp triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, định hướng nhiệm vụ năm 2025, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính chia sẻ: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh cũng còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Để thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, năm 2025, Ban Dân tộc tỉnh đề ra các giải pháp tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719; tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2026 – 2030, bám sát Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các định hướng của Trung ương, của địa phương về xây dựng phát triển kinh tế – xã hội; chủ động nắm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống, sản xuất tại vùng đồng bào DTTS;
Kịp thời tham mưu giải quyết tốt các vấn đề phát sinh nhằm ổn định vùng đồng bào DTTS; tiếp tục đổi mới, sắp xếp và nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ vướng mắc;…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn nhấn mạnh: Trong quá trình triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG 1719, đến giữa tháng 12 tỉnh đã giải ngân khoảng 54%.
Để triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian tới, các sở, ngành, rà soát thật kỹ lưỡng, đề xuất, kiến nghị để Ban Dân tộc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc, báo cáo Chính phủ làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/dak-lak-tong-ket-cong-tac-dan-toc-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2025-1735554956879.htm