Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Việt Nam yếu trong giải quyết vấn đề thực tiễn

Đại học Việt Nam yếu trong giải quyết vấn đề thực tiễn

Đại học Việt Nam và đại học Hàn Quốc, hai bức tranh trái ngược về sự tham gia của đại học vào đổi mới sáng tạo ở hai thành phố năng động nhất Việt Nam và Hàn Quốc.

Chiều 26.11, tại Hải Phòng, Bộ KH-CN và UBND TP.Hải Phòng tổ chức diễn đàn chính sách cấp cao về khởi nghiệp sáng tạo “Từ địa phương ra quốc tế”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam năm 2024. Tại diễn đàn, vai trò của trường đại học với hệ sinh thái khởi nghiệp là một trong những nội dung được các diễn giả tập trung thảo luận. Thực trạng đại học Việt Nam yếu trong giải quyết vấn đề thực tiễn cũng được phân tích.

Đại học Việt Nam yếu trong giải quyết vấn đề thực tiễn- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM (giữa) nói về vai trò của đại học Việt Nam trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại học Việt Nam yếu về khả năng bám sát nhu cầu thị trường

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM, với TP.HCM, một địa phương năng động và có nhiều trường đại học, việc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn có nhiều thách thức. Trong đó, nổi bật là khả năng hợp tác, sự bám sát nhu cầu thị trường từ khu vực trường đại học, viện nghiên cứu hiện còn rất yếu. Cơ sở vật chất (phục vụ cho việc nghiên cứu) của trường đại học cũng rất thiếu thốn.

“Chúng ta tập trung quá nhiều cho câu chuyện đào tạo, nặng chuyện học lý thuyết… Còn gắn kết để giải quyết vấn đề thực tiễn của xã hội, của thị trường thì hiện nay các trường đại học còn yếu. Các hoạt động nghiên cứu của mình, để có nhiều kết quả chuyển giao, biến thành công nghệ và chuyển giao được hiện vẫn còn yếu. Vai trò của các trường đại học với các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện còn hạn chế”, ông Dũng chia sẻ.

Theo ông Dũng, chính quyền TP.HCM cũng nhận thấy vấn đề lõi để xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là làm sao kết nối được các thành phần của hệ sinh thái: trường đại học/viện nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà nước.

Vì thế, TP.HCM đang triển khai đồng thời các chương trình mà trong đó các giải pháp đều hướng tới tác động trực tiếp vào việc phát triển nghiên cứu khoa học của trường đại học/viện nghiên cứu.

Chẳng hạn như chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khi có hợp tác nghiên cứu phát triển với trường đại học; hoặc chương trình thúc đẩy thương mại hóa các nghiên cứu của các trường đại học thông qua sàn giao dịch công nghệ TP.HCM cũng như các sự kiện đổi mới sáng tạo mở; hoặc hỗ trợ thúc đẩy các trường đại học ở TP.HCM phát triển theo mô hình đại học khởi nghiệp; hoặc chính sách giúp các trường đại học hình thành các trung tâm nghiên cứu mạnh…

Bài học từ “thung lũng Silicon của châu Á”

Tại diễn đàn, ông Park Dae Hee, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo của TP.Daejeon (Daejeon CCEI), cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm để giúp địa phương này trở thành “thung lũng Silicon của châu Á”, là một trong những vùng phát triển kinh tế trọng điểm của Hàn Quốc.

Theo ông Park, trên địa bàn TP.Daejeon hiện có 26 trung tâm nghiên cứu do nhà nước quản lý, hơn 200 trung tâm nghiên cứu thuộc các trường đại học. Nhưng để được như hôm nay là một hành trình nỗ lực xây dựng môi trường thân thiện với khởi nghiệp và nghiên cứu sáng tạo.

Trước hết, Daejeon CCEI thường xuyên mời các nhà nghiên cứu, các giáo sư ở các trường đại học đến giảng bài, trao đổi về các vấn đề thời sự của khoa học công nghệ. Mỗi khi địa phương nảy sinh các vấn đề nổi cộm, các nhà nghiên cứu lại được mời đến để cùng địa phương và các doanh nghiệp cùng nghiên cứu tìm giải pháp. Mỗi viện, trường đều có nhiệm vụ và chức năng riêng, nhưng dưới sự điều phối của Daejeon CCEI thì tất cả đều có một đích hướng tới là giải quyết các vấn đề thực tiễn của TP.Daejeon nói riêng và của Hàn Quốc nói chung.

Đặc biệt, Daejeon CCEI điều phối, xây dựng một một chương trình dành cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp được thực tập tại các doanh nghiệp. Sau khi tham gia chương trình, sinh viên có được kỹ năng làm việc trong thực tế và kiến thức chuyên môn sâu để sau khi tốt nghiệp thì nhanh chóng hòa nhập với công việc trong tương lai.

“Một trong những thành công của chúng tôi trong việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là phát triển sự hợp tác giữa các đơn vị, giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, với trung tâm và các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Park Dae Hee nói.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-hoc-viet-nam-yeu-trong-giai-quyet-van-de-thuc-tien-185241126201429908.htm

Cùng chủ đề

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một tạp chí khoa học đa ngành, liên ngành uy tín quốc gia, hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hương Giang, Tổng Biên tập Tạp chí, Ủy ban Khoa học Nhà nước được thành lập theo Sắc lệnh số 016-SL ngày 4/3/1959 của Chủ...

Đại học Quốc gia TP.HCM khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo 700 tỉ

Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vừa được khởi công xây dựng sẽ là điểm nhấn mới của Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM. PGS.TS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM -...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đưa đất nước vươn mình

Sáng 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021 -2026 (Hội đồng) chủ trì Phiên họp lần thứ 10 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” cho các...

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng các khu công nghiệp xanh

Đông Nam Bộ đang chứng kiến một làn sóng chuyển đổi mạnh mẽ trong mô hình tăng trưởng, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp công nghệ cao và bền vững. Khu vực Đông Nam Bộ, trái tim kinh tế của Việt Nam, đang thực hiện một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ trong công nghiệp hóa mà còn trong việc áp dụng các mô hình tăng trưởng sáng tạo và bền vững. Với chiến lược...

Kết nối các nhà khoa học, doanh nghiệp vì tương lai xanh ở Việt Nam

Theo Giáo sư Soumitra Dutta, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến tốc độ và việc đầu tư mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo vì tất cả các nước khác đều đang đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực này. Những thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về sự đổi mới trong mọi lĩnh vực tại Việt Nam cũng như trên toàn thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Sinh viên thiếu kiến thức cơ bản khi ra trường do giáo trình lỗi thời

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc, những kiến thức mà sinh viên khối ngành kỹ thuật nước này tiếp nhận trên giảng đường ĐH trở nên 'vô dụng' ở nơi làm việc. ...

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát lực lượng nổi dậy lật đổ tổng thống Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát các nhóm quân sự đối lập đã lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm liên tiếp nhà trường duy trì thành tích đáng tự hào này, khẳng định sự cam kết không ngừng nghỉ...

Học sinh tạm trú tại TP.HCM có được miễn học phí?

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp được rất nhiều người dân quan tâm. Liệu học sinh tạm trú có được miễn học phí? Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết...

Phải xuất phát từ nhu cầu tự thân

Tính đến ngày 30/11/2024, Việt Nam đã có 2.179 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng. Thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các cơ sở giáo dục tập trung vào hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, đặc biệt là cải tiến chương trình đào tạo, sau đó mới tiến hành kiểm định chương trình. ...

Sinh viên thiếu kiến thức cơ bản khi ra trường do giáo trình lỗi thời

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc, những kiến thức mà sinh viên khối ngành kỹ thuật nước này tiếp nhận trên giảng đường ĐH trở nên 'vô dụng' ở nơi làm việc. ...

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Mới nhất

Tương lai của người Kurd ở Syria sau “kỷ nguyên Assad”

(CLO) Sự sụp đổ của Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dẫn đến việc hình thành một chính phủ chuyển tiếp, mang lại tương lai mới cho người dân Syria. Hiện...

Đại học Trà Vinh thăng hạng ấn tượng trong bảng xếp hạng UI GreenMetric 2024

Trường Đại học Trà Vinh vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bảng xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings 2024 khi đạt vị trí 133/1.477, tiếp tục thăng hạng so với năm 2023 và giữ vững vị thế trong top 200 đại học xanh, phát triển bền vững hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ năm...

Bánh chưng Giang Sơn Đông đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023

Nếu như ai một lần đi qua dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để một lần được thưởng thức chiếc bánh chưng nóng hổi ở đây, mọi người hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn sạch cùng tiêu,...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm...

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này...

Mới nhất

Nhân sự và tài chính