Trang chủNewsThời sựĐại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán...

Đại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai


Nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai

Chiều 22/10, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, qua rà soát một số trường hợp quyền dân sự chỉ có thể được xác lập sau khi một người được sinh ra và còn sống.

Đại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì việc phạm tội đối với phụ nữ mang thai chỉ bị coi là tình tiết tăng nặng mà không bị coi là phạm tội đối với nhiều người. Như vậy, về mặt pháp lý chỉ được coi là người khi được sinh ra và còn sống.

Bà Lê Thị Nga nói, theo y học thì bào thai cũng chưa được xác định là con người. Khoản 1 điều 2 của dự thảo Luật quy định khái niệm về mua bán người, trong khi bào thai chưa được xác định là con người như trên đã phân tích nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc quy định mua bán bào thai trong khái niệm mua bán người là không phù hợp.

Tuy nhiên, những năm qua, tình trạng mua bán bào thai nhằm mục đích mua bán đứa trẻ sau khi được sinh ra đang là thực tế đáng lo ngại.

Dự án Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm 8 chương và 65 điều (giảm 1 điều so với dự thảo trình Quốc hội, trong đó có bỏ và bổ sung 1 số điều).

Việc thỏa thuận mua bán này thực chất là tiền đề của hành vi mua bán người (mua bán người từ giai đoạn còn đang là bào thai), nhưng việc xử lý hành vi này lại chưa được pháp luật điều chỉnh.

“Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống mua bán người từ sớm, từ xa; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm liên quan đến phụ nữ, trẻ em, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, khoản 2 điều 3 dự thảo Luật đã quy định hành vi nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai”, bà Lê Thị Nga cho biết.

Bổ sung khái niệm “bào thai” để quá trình triển khai áp dụng được thuận lợi

Thảo luận tại hội trường, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát khái niệm mua bán người trong dự án Luật để nội luật hóa đầy đủ hơn các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời khái niệm cần phù hợp với cả quy định của Bộ Luật Hình sự và Luật trẻ em.

Cùng với đó, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung hành vi “thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai” vào khái niệm mua bán người tại khoản 1 Điều 2, để làm cơ sở đấu tranh phòng, chống hiệu quả thực trạng này.

Đại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai- Ảnh 2.

Đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn tỉnh Nghệ An).

Đại biểu Thái Thị An Chung (đoàn tỉnh Nghệ An) cho rằng, Bộ luật Hình sự có quy định tội phạm về hành vi trái phép mua bán nội tạng, mô cơ thể người tại Điều 154, nhưng thai nhi lại không phải là bộ phận cơ thể người.

Do vậy, bà An Chung đề nghị bổ sung thêm vào nghiêm cấm hành vi mua bán bào thai người vào khoản 2 điều 3 của dự thảo Luật như đã trình tại phiên họp chuyên đề của đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 8 vừa qua. Và bổ sung khái niệm “bào thai” để quá trình triển khai áp dụng trong thực tiễn được thuận lợi.

Bên cạnh đó, việc quy định độ tuổi nạn nhân là trẻ em dưới 18 tuổi đang trong dự thảo Luật được cho là chưa tương thích với quy định nghiêm cấm hành vi mua bán trẻ em dưới 16 tuổi tại Bộ luật Hình sự và Luật trẻ em.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị sửa đổi độ tuổi quy định trẻ em là nạn nhân buôn bán người trong khoản 1, điều 2.

Đại biểu đồng tình quy định nghiêm cấm thỏa thuận mua bán người từ khi là bào thai- Ảnh 3.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bà Phúc lý giải “điều này không chỉ đảm bảo chặt chẽ, mà còn phù hợp với pháp luật hiện hành, phù hợp với các cam kết Quốc tế mà Việt Nam ký kết”.

Tại phiên thảo luận, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc, quy định nạn nhân (tại khoản 6 và khoản 7 điều 2) thành “bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người”, mà không chỉ là đối tượng bị xâm hại bởi hành vi mua bán người để phù hợp với Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nếu quy định theo hướng nạn nhân là “bất kỳ người nào là đối tượng của hành vi mua bán người”, thì rất khó chứng minh trên thực tế và không bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, việc xác định nạn nhân cần phải dựa trên tiêu chí cụ thể, như bị xâm hại bởi hành vi mua bán người và được cơ quan có thẩm quyền xác định. Do đó, đề nghị cho giữ như trong dự Luật.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu cũng đề nghị ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp và khu vực biên giới…

Dự án Luật phòng, chống mua bán người sửa đổi sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, đảm bảo chất lượng để thông qua tại Kỳ họp thứ 8 lần này.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dai-bieu-dong-tinh-quy-dinh-nghiem-cam-thoa-thuan-mua-ban-nguoi-tu-khi-la-bao-thai-192241022172015022.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Dữ liệu

Chiều 22/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. ...

Đề xuất chưa xem xét tăng lương hưu, lương khu vực công trong năm 2025

Ngày 22/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027. Bố trí đủ chi trả lương cho khu vực công, lương...

Quốc hội thảo luận dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật Dược

Sáng 22/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Gỡ điểm nghẽn thể chế để không lỡ thời cơ phát triển

* Đại biểu TRẦN HOÀNG NGÂN (TP.HCM):Kỳ vọng tăng trưởng GDP đạt trên 7%Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 7% trong năm nay rất khả thi. Bởi trong 9 tháng đầu năm công nghiệp, công nghệ...

Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 21/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu đi "vòng” qua Nam Định, kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mới Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT),...

Xử lý lưu động hơn 6.000 xe quá tải

Thống nhất xây dựng hệ thống kiểm tra tải trọng xe trên cao tốc...

Vì sao đường sắt tốc độ cao Bắc

Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mớiChính phủ vừa...

Qualcomm lần đầu đưa công nghệ AI vào chip điện thoại di động

Người khổng lồ trong lĩnh vực máy tính Qualcomm - công ty có trụ...

Giá Bitcoin “nín thở” ngóng kết quả bầu cử Mỹ 2024

Các chuyên gia tài chính nhận định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng giá của đồng tiền điện tử Bitcoin. Bitcoin đạt mức cao nhất trong 3 tháng Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, đã ghi nhận mức giá cao nhất trong ba tháng qua, lên gần 68.000 USD vào giữa tháng 10/2024. Một trong những động lực chính dẫn đến đà...

Bài đọc nhiều

Meta phát hành mô hình AI có thể ‘tự học’ và ‘tự phát triển’

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook, thông báo hôm thứ Sáu rằng họ đang ra mắt một loạt mô hình AI mới, bao gồm một "Bộ Đánh Giá Tự Học" có khả năng giảm bớt sự can thiệp của con người trong quá trình phát triển AI. ...

UAV Nga đánh ‘thẳng mặt’ xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine

RT đưa tin, ngày 20/10 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này phá hủy xe chiến đấu bọc thép (AFV) do phương Tây viện trợ cho Ukraine chỉ với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chính xác.Video UAV Nga tấn công phá hủy xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân...

Ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV ngày 21.10.   Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 -...

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT cho biết, trong 19 lô đất trúng đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), còn 8 thửa chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt. Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024, sau hai tháng luật này có hiệu lực (từ 1/8/2024). Theo Bộ TN&MT, các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một...

Tân Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không mơ làm đến cấp này, chức kia”

(Dân trí) - Nhắc lại thời điểm năm 1975 khi xung phong đi bộ đội, tân Chủ tịch nước Lương Cường nói khi ấy chỉ mong đến ngày chiến thắng trở về là hạnh phúc, tuyệt nhiên không nghĩ làm đến cấp này, chức kia. Tân Chủ tịch nước Lương Cường có bài phát biểu nhậm chức xúc động trước Quốc hội chiều 21/10, ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước và thực...

Cùng chuyên mục

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu đi "vòng” qua Nam Định, kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mới Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT),...

Đồng minh của Ukraine không đáp ứng được nhu cầu quân sự; ông Musk đưa ra tuyên bố mới về xung đột

Đánh giá trên của bà Mara Karlin, Giáo sư tại Đại học Johns Hopkins của Mỹ, từng giữ chức Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Chiến lược, Kế hoạch và Năng lực từ năm 2021-2023. “Ở hàng chục quốc gia ủng hộ Ukraine, ngành công nghiệp quốc phòng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Đồng thời, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã lấy lại được sức mạnh....

Ba ý nghĩa việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị BRICS tại Nga

(Dân trí) - Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Nga tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò, tầm vóc của Việt Nam đối với các vấn đề phát triển của nhân loại. Điều này được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh khi trả lời báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị các Nhà...

Huyện Thuận Nam (Ninh Thuận): Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đồng bào DTTS

Ninh Thuận quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS Nguồn: https://baodantoc.vn/huyen-thuan-nam-ninh-thuan-bao-ton-phat-huy-van-hoa-truyen-thong-dong-bao-dtts-1729582826016.htm

Ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng tham dự Hội nghị BRICS mở rộng

Hội nghị BRICS mở rộng năm nay có chủ đề "BRICS với Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn", nhằm tăng cường hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về những nội dung quan trọng sẽ được các nước thảo luận tại Hội nghị? Từ ngày 23-24/10/2024, Hội nghị các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại Thành phố Kazan, Liên bang Nga....

Mới nhất

Novaland tái khởi động nhiều dự án

Novaland thông báo các dự án đô thị trọng điểm đã thi công sôi động trở lại, nhiều phân khu khẩn trương bước vào giai đoạn bàn giao, hàng loạt hệ tiện ích đã đưa vào vận hành, thu hút hàng triệu lượt du khách. Diện mạo các đô thị rõ nét từng ngày Theo thông tin từ Novaland, những ngày...

Nguồn lực lớn, áp lực cao

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng - một con số khá lớn. Kế hoạch này, nếu được thông qua, sẽ đặt áp lực lên việc giải ngân vốn đầu tư công trong năm tới. ...

Thị trường nhà kho, nhà xưởng khởi sắc

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường nhà kho, nhà xưởng xây sẵn tại miền Nam bắt đầu chứng kiến nhiều giao dịch và cho thấy nhiều triển vọng tích cực trong dài hạn. Nguồn cầu khả quan hơn Quý III/2024, phân khúc nhà kho xây sẵn hiện...

Đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, khơi thông nguồn lực phát triển

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị...

ĐBQH: Xin “cấp visa” cho thuốc hiện vẫn phải xếp hàng cả năm

VOV.VN - “Cấp visa cho các thuốc hiện nay vẫn phải xếp hàng cả năm. Nhiều thuốc đã được lưu hành 5-6 năm ở các nước nhưng chúng ta vẫn phải chờ cấp visa”.   Bên cạnh vấn đề quản lý giá thuốc, các đại biểu Quốc hội còn có nhiều ý kiến liên quan đến khâu phân phối, kinh doanh thuốc...

Mới nhất