Trang chủKinh tếNông nghiệpĐặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu...

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi


Nhờ đầu tư về máy móc để cải tiến năng suất, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, các hộ làm đậu phụ ở Trà Lâm đang có thu nhập tốt và duy trì nghề truyền thống qua nhiều thế hệ.

Theo những người cao niên trong làng, nghề làm đậu phụ ở Trà Lâm xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 nhờ sự truyền dạy của vị thiền sư Chuyết Chuyết trụ trì hai chùa (chùa Bút Tháp và chùa Phật Tích). 

Điểm đặc biệt của đậu phụ Trà Lâm là có hình khối, kích thước to hơn hẳn so với các loại đậu thông thường. 

Nhờ kích thước như vậy, đậu phụ Trà Lâm không bị nát, không có vị chua và để lâu không bị chảy nước, vẫn giữ nguyên được mùi thơm, độ béo của đỗ tương. 

Cái tên đậu gù xuất phát từ việc trước đây, quá trình ép đậu phải thực hiện 2 lần, với khuôn nén thô sơ nên khi chồng 2 tầng đậu nhỏ vào để nén thành bìa đậu to thường không đủ, tạo ra hình dáng hơi méo (gù). 

Ngày nay, người ta chế tạo được những khuôn to, có thể nén được cả bìa đậu có trọng lượng từ 500-600 gam, vừa cầm chắc tay vừa cho ra được bìa đậu có da màu vàng óng.

Nghề làm đậu Trà Lâm xưa vốn đơn thuần theo phương pháp thủ công thô sơ. Gần đây, việc ứng dụng máy móc vào sản xuất như nồi hơi, máy nghiền…, giúp sản lượng bình quân tăng lên 3-4 lần. Theo thống kê của UBND phường Trí Quả, năm 2023, sản lượng đậu Trà Lâm bán ra thị trường đạt khoảng 562,5 tấn, cho tổng doanh thu 13,5 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tá Thắng, một hộ sản xuất đậu quy mô lớn ở Trà Lâm cho biết: “Làm đậu là nghề khá vất vả với nhiều công đoạn, tuy nhiên, với mong muốn giữ gìn nghề của ông cha để lại, chúng tôi luôn cố gắng làm ra những bìa đậu ngon được người tiêu dùng đón nhận.

Đặc sản của làng cổ này ở Bắc Ninh là loại đậu phụ bị gù, cắn một miếng mát tan cả đầu lưỡi- Ảnh 1.

Đậu phụ Trà Lâm, phường Trí Quả, thị xã Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh) có nét đặc trưng khác biệt được khách hàng ưa chuộng.

Đậu phụ Trà Lâm có chung cách làm nhưng mỗi gia đình lại có những kinh nghiệm riêng để tạo ra hương vị đặc trưng”. Theo ông Thắng, mỗi ngày gia đình ông làm từ 40-50 kg đỗ tương, nếu có người đặt có thể làm nhiều hơn. 

Cứ từ rạng sáng, gia đình ông tất bật chuẩn bị các công đoạn xay, nấu, ép khuôn… cho kịp giao bán vào buổi trưa và chiều. Sau khi trừ chi phí gia đình ông có thu nhập khoảng 15 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra còn có thể kể đến hộ ông Phạm Thành Đảm, ông Nguyễn Văn Lượng, bà Nguyễn Thị Bính…làm từ 70-100 kg đỗ mỗi ngày.

Ông Nguyễn Văn Phiu, Bí thư chi bộ khu Trà Lâm chia sẻ: “Những năm gần đây, sản xuất đậu ở địa phương có sự chuyển dịch rõ rệt. 

Trước đó, có tới 90% các hộ trong thôn làm đậu kết hợp nuôi lợn, nước thải xả thẳng ra cống rãnh ven đường khiến môi trường ô nhiễm nặng nề. Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, chăn nuôi tận dụng từ phế phẩm của làm đậu cũng giảm mạnh, tổng đàn cả thôn chỉ còn khoảng trăm con, nhiều hộ chuyển hướng sang làm nghề khác. 

Cả thôn hiện có khoảng 70 hộ làm đậu phụ chuyên nghiệp để bán. Tuy số lượng hộ sản xuất đậu phụ ít đi nhưng do có sự hỗ trợ của máy móc nên sản lượng vẫn đáp ứng được nhu cầu và đặc biệt môi trường trong thôn cải thiện đáng kể. 

Địa phương cũng đầu tư cải tạo hệ thống cống thoát nước, đường sá thuận lợi cho việc giao thương, sản xuất của làng nghề. Ngoài ra, chúng tôi vận động, tuyên truyền người dân nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo dựng uy tín gắn với xây dựng thương hiệu”.

Được biết, để phát triển nghề truyền thống, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ địa phương thực hiện dự án xây dựng thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ đậu Trà Lâm và năm 2020, sản phẩm này chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu chứng nhận. 

Thương hiệu đi cùng với chất lượng bảo đảm, đậu phụ Trà Lâm cơ bản làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, không chỉ ở các chợ đầu mối trong vùng mà còn có đơn đặt hàng từ khắp các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên

Nhiều khách du lịch về vùng Thuận Thành biết tiếng cũng tìm nếm thử miếng đậu phụ trắng ngà, mềm mại vị thơm nồng và mua về làm quà, góp phần quảng bá đặc sản dân dã này. Đó cũng là động lực để các hộ tiếp tục quy trình sản xuất, gìn giữ những nét tinh hoa của nghề làm đậu Trà Lâm, góp phần đa dạng ẩm thực đặc trưng xứ Kinh Bắc.





Nguồn: https://danviet.vn/dac-san-cua-lang-co-nay-o-bac-ninh-la-loai-dau-phu-bi-gu-can-mot-mieng-mat-tan-ca-dau-luoi-20241019235541119.htm

Cùng chủ đề

Đặc sản ở Hải Phòng vào mùa ‘béo ú’, khách nhìn sợ, ăn lại khen ngon

Được xem như đặc sản ở một số huyện Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, thịt chuột đồng có giá đắt ngang thịt bò, là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ngon như xào lăn, nấu xôi, giả cầy, nướng… Thịt chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc của người dân ở một số huyện của Hải Phòng như Kiến Thụy, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và dần trở thành đặc sản thu hút thực khách...

Gần 1.000 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng, miền đến TP.HCM

Hàng nghìn sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc sản từ nhiều tỉnh thành như hạt điều Bình Phước, yến sào Khánh Hòa, cà phê Đắk Lắk, khô hải sản Bạc Liêu... đến TP.HCM, thu hút đông đảo người dân mua sắm. "Tuần...

Thành phố Bắc Ninh đề xuất thí điểm dạy học 5 ngày/tuần ở cấp THCS

Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh vừa đề xuất lãnh đạo UBND thành phố Bắc Ninh cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ bảy ở các trường THCS Suối Hoa, THCS Ninh Xá, THCS Vệ An và THCS Nguyễn Đăng Đạo.Cụ thể, trường THCS Suối Hoa, THCS Ninh Xá thực hiện từ 4/11. Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo thực hiện từ 20/1/2025 (sau kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh).Vào buổi chiều, các trường...

TP. Bắc Ninh đề xuất thí điểm cho học sinh nghỉ thứ Bảy ở 4 trường THCS

Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) vừa đề xuất lãnh đạo UBND TP cho phép thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và nghỉ thứ Bảy ở các Trường THCS Suối Hoa, Ninh Xá, Vệ An và Nguyễn Đăng Đạo.

Đặc sản Đồng Tháp đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hút khách tìm mua

Không chỉ gây ấn tượng về mặt thị giác, món đặc sản Đồng Tháp nức tiếng này còn hấp dẫn du khách bởi mùi vị thơm ngon, đủ mặn, ngọt, chua, cay. Nhắc đến đặc sản Đồng Tháp, không thể không kể đến món nem Lai Vung nức tiếng. Món ăn này từng lọt top 10 đặc sản nem chả nổi tiếng Việt Nam (2012), được bình chọn trong top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam lần thứ nhất (2013)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Học sinh, sinh viên Hà Nội “đầu trần, phóng như bay” khi tham gia giao thông

Học sinh, sinh viên không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, kẹp ba khi đi xe máy điện, xe máy quá phân khối so với độ tuổi quy định... là những hình ảnh dễ bắt gặp trên các tuyến phố của Hà Nội. ...

7 học sinh tiểu học ở Phú Thọ bất ngờ đau bụng, nôn ói phải nhập viện sau tiết học Thể dục ở trường

Sau tiết học Thể dục tại Trường tiểu học Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, 7 học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn ói phải nhập viện điều trị. ...

Xót xa cảnh người bố tàn tật lết từng bước chân mưu sinh nuôi con ăn học ở Vĩnh Phúc

if (!isNotAllow3rd) { loadJsDefer('https://apis.google.com/js/platform.js?onload=onLoadGapi'); loadJsDefer('https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v5.0'); } function onLoadGapi() { ...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi

Sáng 5/11, trên địa bàn TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số nơi đã ngập sâu, cơ quan chức năng đã phải dùng thuyền để di dời dân. Người dân Đà Nẵng phải bơi thuyền giữa phố để di chuyển. ...

Trồng sắn dây trong bao xi măng ở Phú Yên, cả làng tò mò, đào củ sắn dây dễ như ăn kẹo, có tiền

Đến phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hò, tỉnh Phú Yên gặp chị Nguyễn Thị Nga là một trong những người đầu tiên ở địa phương trồng sắn dây trong bao xi măng với quy mô nửa sào đất (250 m²). Với 1m2 trồng 04 gốc, diện tích 250 m2 chị...

Sơn La: Ngành chăn nuôi và thú y được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số

Được ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số, hiện cơ bản các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thủy sản đã được Sơn La số hóa.Ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã ra Diễn đàn Tỉnh trưởng Hành lang kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông năm 2024 lần thứ 8. Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do ông Trịnh Xuân Trường -...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Ea Kar (Đắk Lắk): Hoạt động tín dụng chính sách tại các Điểm giao dịch xã phát huy hiệu quả

Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Ea Kar (Đắk Lắk) phối hợp với chính quyền các địa phương, các hội đoàn thể triển khai hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch xã, thị trấn. Qua đó giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công...

Cùng chuyên mục

Chuyến đi đặc biệt của 62 công nhân Supe Lâm Thao

Lần đầu tiên được chọn là 1 trong 62 công nhân tiêu biểu đi tham quan nước ngoài với hành trình 5 ngày 4 đêm, anh Mai Đình Huấn cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào khi những đóng góp của mình đã được Ban lãnh đạo Công ty CP...

Quảng Nam chú trọng sắp xếp ổn định dân cư

Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

Nấm sò trắng, nấm bào ngư trồng thành công, treo la liệt, một nông dân Hà Tĩnh giàu hẳn lên

Gia đình bà Bùi Thị Anh, thôn Nam Tiến, xã Kỳ Bắc, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã thành công với mô hình trồng nấm sò trắng, nấm sò xám thu nhập mỗi năm gần nửa tỷ đồng. ...

Nuôi ếch toàn con to bự ngồi dày đặc ở bế xi măng, đẻ rõ lắm, một nông dân Cần Thơ phát tài

Nhận thấy nhu cầu ếch giống trên thị trường ngày càng lớn, anh Lê Văn Khánh Hải ở ấp Đông Lợi, xã Đông Bình, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình nuôi ếch sinh sản. ...

Mới nhất

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu 2

(Bqp.vn) - Sáng 7/11, tại Phú Thọ, Quân khu 2 tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh Quân khu. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội...

Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, hy vọng Việt...

Nữ phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam: Tốt nghiệp đại học Mỹ, học thạc sĩ ở Anh

Trước khi trở về công tác tại Học viện Ngân hàng, tân phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2024 từng tốt nghiệp đại học ở Mỹ, học thạc sĩ ở Anh. Nữ giảng viên Trần Ngọc Mai, sinh năm 1991, quê xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, vừa trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam...

Hướng dẫn xử trí khi bị con bù mắt đốt

Con bù mắt rất phổ biến ở Việt Nam. Mùa mưa là thời điểm bù mắt hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi bị bù mắt đốt, bạn có nguy cơ bị dị ứng, nổi...
03:56:37

Bài phát biểu xúc động và đầy nước mắt của nữ thủ khoa

Không cần phải nhìn vào bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, những gì cô gái này chia sẻ trong buổi lễ tốt nghiệp đại học đã lay động lòng người bởi cảm xúc chân thành. Bài phát biểu đầy cảm xúc Lúc chia sẻ với người viết về bài phát biểu vừa qua của mình, cảm xúc trong Huỳnh...

Mới nhất