Trang chủKinh tếNông nghiệp'Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng'

‘Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng’


'Vua tôm' Minh Phú Lê Văn Quang: "Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng" - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Xuất khẩu tôm Việt Nam chiếm 14% tổng giá trị tôm toàn cầu

Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia, với tổng giá trị xuất khẩu 3,5 – 4 tỷ USD, chiếm 13 -14% tổng giá trị tôm toàn cầu.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng giá trị gia tăng, hàng cao cấp. nhiều mặt hàng tôm chế biến của Việt Nam có giá trị tăng cao mà những quốc gia Ecuador và Ấn Độ không chế biến được hoặc chế biến được ít.

Tuy nhiên, cho đến nay, ngành tôm Việt Nam và ngành nông nghiệp nói chung đang gặp phải không ít thách thức.

Đó là sản lượng tôm ngày càng giảm. Năm 2023, sản lượng tôm Việt Nam giảm mạnh 32%, trong khi Ecuador tăng 14%, Ấn Độ tăng 2%, Thái Lan giảm 9%, Indonesia giảm 12%.

Giá bán tôm thương phẩm cũng giảm sâu do suy thoái kinh tế và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi giá thành tôm của Việt Nam lại rất cao và không cạnh tranh.

Chi phí nhân công chế biến tôm cao do các khu công nghiệp thường nằm ở cánh đồng xa khu dân cư làm doanh nghiệp phải mất nhiều chi phí đưa đón công nhân và thời gian người công nhân từ nhà đến nơi làm việc kéo dài, làm giảm năng suất lao động, đồng thời chi phí cuộc sống của người công nhân tăng cao làm áp lực tăng lương luôn đè nén doanh nghiệp và hiện tại lương công nhân Việt Nam ở mức cao của khu vực.

Chi phí xử lý nước thải rất cao. Bởi vì doanh nghiệp phải xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại B với chi phí 5.000 đồng/m3 rồi mới đưa về khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp xử lý nước thải đạt loại A mất 10.000 đến 15.000 đồng/m3. Nếu để doanh nghiệp xử lý nước thải đạt loại A thì chỉ mất không quá 5.500 đồng/m3.

Người nông dân nuôi tôm chưa chịu làm các chứng nhận BAP, ASC, tôm hữu cơ/sinh thái… nên khó bán tôm và bán được giá tôm không cao.

Tỷ lệ thành công của tôm nuôi tại Việt Nam hiện chỉ đạt 40%, quá thấp so với Ecuador (90%), Ấn Độ (60-70%).

'Vua tôm' Minh Phú Lê Văn Quang: "Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng" - Ảnh 2.

Tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia, với tổng giá trị xuất khẩu 3,5 – 4 tỷ USD, chiếm 13 -14% tổng giá trị tôm toàn cầu.

Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng…

Kiến nghị, đề xuất nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm đến phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả, ông Lê Văn Quang nhấn mạnh: “Đã đến lúc ngành tôm cần thay đổi tư duy: Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao (số lượng) cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả (chất lượng, môi trường, sức khoẻ và giá bán)”…

Với chính sách quy hoạch và quản lý về giống, ông Quang kiến nghị: Bộ NNPTNT nghiên cứu đề xuất sửa đổi về quy định đối với việc sản xuất tôm giống; cho phép các doanh nuôi tôm lớn gia hóa chọn giống theo hướng chọn lọc tự nhiên để có được tôm giống kháng bệnh, thích nghi với thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng nuôi.

Về phương pháp nuôi trồng: Nuôi trồng cây, con theo công nghệ sinh học vừa sức tải của môi trường, thân thiện với môi trường và giảm thải carbon. Minh Phú đang hướng dẫn và chuyển giao cho các hộ nuôi tôm công nghệ sinh học MPBiO tích hợp 9 công nghệ nuôi tôm hàng đầu thế giới giúp tỷ lệ thành công từ 90% trở lên với giá thành bằng và thấp hơn Ecuador mà lại có màu sắc đỏ đẹp hương vị thơm ngon bán được giá cao hơn 20%.

Về hệ thống kênh cấp và thoát nước: Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống kênh rạch, đê điều, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt.

Về vật tư nông nghiệp sinh học: Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng và phát triển các phân bón, thức ăn sinh học, chế phẩm sinh học cho vật nuôi, cây trồng. Thực hiện ngành nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn biến các chất thải, các phế liệu, các phế phẩm của ngành nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị và quay lại phục vụ ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư cơ sở nền tảng số hóa, AI hóa cho ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đô thị; các khu công nghiệp nuôi trồng chuyên nghiệp nhất là đầu tư các khu phức hợp bao gồm công nghiệp chế biến, gắn với công nghiệp nuôi trồng và khu dân cư đô thị tiện ích), các trung tâm thương mại, logistics và phân phối sản phẩm nông nghiệp. 

Ông Quang cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ khâu quy hoạch, Minh Phú sẵn sàng bỏ nguồn lực để đầu tư xây dựng và đang dự kiến một số khu công nghiệp tôm ở Kiên Giang, Cà Mau; 02 trung tâm xúc tiến nông sản ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh…

'Vua tôm' Minh Phú Lê Văn Quang: "Đã đến lúc ngành tôm không thể chạy theo số lượng" - Ảnh 3.

Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt 1.265 tỷ đồng lãi ròng hợp nhất, với kết quả 6 tháng đầu năm Minh Phú mới chỉ hoàn thành 3,6% so với kế hoạch.

Được biết, Thủy sản Minh Phú lập kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu doanh thu đạt 18.568 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 1.265 tỷ đồng, so với mức lỗ 105 tỷ đồng của năm 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức lãi cao nhất của Minh Phú từ năm 2008 đến nay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC), doanh thu thuần quý II/2024 của doanh nghiệp đạt 3.738 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Khấu trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 38,4 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 6.488 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của Minh Phú đạt 45,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận âm 88 tỷ đồng.

Năm 2024, doanh nghiệp đặt mục tiêu đạt 1.265 tỷ đồng lãi ròng hợp nhất, với kết quả 6 tháng đầu năm Minh Phú mới chỉ hoàn thành 3,6% so với kế hoạch.





Nguồn: https://danviet.vn/vua-tom-minh-phu-le-van-quang-da-den-luc-nganh-tom-khong-the-chay-theo-so-luong-20240924105909576.htm

Cùng chủ đề

“Sếp” Thuỷ sản Minh Phú: Đổi mới tư duy, nâng cao sức cạnh tranh ngành tôm

DNVN - Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, cần phải thay đổi tư duy để nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm hướng đến phát triển bền vững. Thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao, cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả... ...

Vua tôm Minh Phú lãi quý II/2024 gấp gần 4 lần cùng kỳ

Lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của Minh Phú gấp 3,8 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 38 tỷ đồng nhờ doanh số tăng mạnh và hoạt động nuôi tôm giống, tôm thương phẩm của các công ty thành viên có hiệu quả. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC)...

Ngành tôm đối mặt với nhiều thách thức, Minh Phú làm gì để đạt kế hoạch lợi nhuận kỷ lục?

Ngành tôm vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức...5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã XK tôm sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch XK tăng nhẹ...

Dựa vào đâu ‘vua tôm’ Minh Phú đặt mục tiêu lãi hơn 1.000 tỷ đồng sau một năm 2023 lỗ nặng?

Vì sao Minh Phú đặt kế hoạch lãi nghìn tỷ trong năm nay?CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2023. Năm 2024, MPC đặt mục tiêu mang về 15.805,8 tỷ đồng doanh thu, tăng khoảng 46%...

Ba ái nữ nhà ‘vua tôm’ chi trăm tỷ mua thêm hàng chục triệu cổ phiếu

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023 ngày 28/12/2023 của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã: MPC), các cổ đông đã thông qua giao dịch chuyển nhượng 22,7 triệu cổ phiếu (5,67%) từ 2 cổ đông cá nhân cho 3 con gái nhà chủ tịch MPC.  Theo đó, 2 cá nhân là Nguyễn Hồng Phúc và Nguyễn Thị Kim Xuyến sẽ chuyển toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ lần lượt 14 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,5%)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cả làng ở Tiền Giang làm tuyến đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm, dân tha hồ chụp hình

Xây dựng tuyến đường hoa nông thôn mới ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm nâng chất các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là việc duy trì, nâng chất tiêu chí 17 về môi trường và an...

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Quang Vinh thẳng thắn chỉ ra hàng loạt bất cập tại Liên hoan ca múa nhạc

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc – 2024 (đợt 2) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương, giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ múa Việt...

Lisa “bùng nổ” khi diện nội y quyến rũ tại Victoria’s Secret 2024

Sáng 16/10 (giờ Việt Nam), Lisa (Blackpink) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi trở thành nghệ sĩ K-pop đầu tiên trình diễn tại show thời trang nổi tiếng Victoria's Secret. Trong sự kiện này, Lisa đã mở màn bằng ca khúc "ROCKSTAR", xuất hiện ấn...

Bộ GDĐT trả lời cử tri về kiến nghị xét tốt nghiệp THPT thay vì tổ chức thi

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri đề nghị tổ chức xét tốt nghiệp cho học sinh...

Chủ tịch Thừa Thiên Huế nói gì về Võ Quang Phú Đức- nhà vô định Đường lên đỉnh Olympia 2024?

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024, Võ Quang Phú Đức đã dẫn đầu tất cả các vòng thi để giành ngôi quán quân với số điểm 220. Đây là vòng nguyệt quế thứ 3 của...

Bài đọc nhiều

Cả làng ở Tiền Giang làm tuyến đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm, dân tha hồ chụp hình

Xây dựng tuyến đường hoa nông thôn mới ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm nâng chất các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là việc duy trì, nâng chất tiêu chí 17 về môi trường và an...

Nuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông tỷ phú Kon Tum bắt bán 550.000 đồng/kg

Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Đoàn từ tỉnh Cà Mau lên thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) sinh sống và phát triển kinh tế. Khi lên đây ông đã có ý định làm giàu từ các mô hình nuôi cá nước ngọt. Với kinh...

“Chị Năm bò sữa” và trái ngọt từ sự… liều lĩnh

Dám nghĩ, dám làm Đến xã Vân Hòa, hỏi thăm nhà “chị Năm bò sữa”, ai nấy đều biết. Đó là bởi chị Năm là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa và hiện tại, chị đang có đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con. Trang trại bò sữa của chị Năm rộng hơn 1.200m2, với 3 dãy chuồng. Nền lát xi măng sạch sẽ, xung quanh thông thoáng,...

Nông dân bất ngờ, ấn tượng với bài hát xẩm tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Anh Đinh Văn Thuận, nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 ở Hải Hậu (Nam Định) cho hay: Lần đầu được ra Hà Nội dự lễ Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 nên tôi rất tự hào và hạnh phúc. Bên cạnh đó,...

Triển khai hàng loạt công trình hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số tại huyện Cầu Kè

Ông Kiên Ninh - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh vừa cùng với các phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ thi công các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia...

Cùng chuyên mục

Cả làng ở Tiền Giang làm tuyến đường hoa nông thôn mới đẹp tinh tươm, dân tha hồ chụp hình

Xây dựng tuyến đường hoa nông thôn mới ở xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang nhằm nâng chất các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, đặc biệt là việc duy trì, nâng chất tiêu chí 17 về môi trường và an...

Một xã của Yên Bái đang có giải pháp gì để tạo đà cho đích đến nông thôn mới kiểu mẫu?

Tân Hợp là xã vùng I của huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) có diện tích tự nhiên 6290,92 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 1.337 hộ với 5.009 nhân khẩu, được chia thành 6 thôn, trong đó...

Công tác dân tộc góp phần quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh Bắc Kạn

Chuyển biến từ công tác dân tộcBắc Kạn là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 4.859,4 km2; dân số khoảng 326.000 người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 88%, gồm các dân tộc: Tày, Nùng; Mông, Dao, Sán Chay;...

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Trao đổi với báo chí, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: Nhờ được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, do đó, địa phương đã chủ động đầu tư để phát triển loại hình du lịch này."Du lịch xanh ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước, đồng...

Dân tộc Raglai ở một huyện của Khánh Vĩnh được công ty TNHH này hỗ trợ cây giống, phân bón

Ngày 15/10, các nhân viên, lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây và nông sản Ngân Nguyễn đã trực tiếp xuống các địa phương để hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, phân bón cho bà con đồng bào Raglai trên địa bàn. Được...

Mới nhất

Xuất khẩu rau quả ghi nhận kỷ lục mới

Trung Quốc: Thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam Vượt Philippines, Việt Nam trở thành nguồn cung chuối lớn nhất cho Trung Quốc Điểm sáng thị trường Trung Quốc Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số...

Yếu tố nào đang ảnh hưởng đến giá Bitcoin?

Không giống như các loại tiền tệ thông thường như USD hay EUR, Bitcoin không có giá trị cố định ở Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào trên thế...

iPhone và điện thoại Trung Quốc nâng đỡ thị trường smartphone toàn cầu

Theo số liệu của hãng nghiên cứu IDC, lô hàng smartphone toàn cầu tăng 4% trong quý III lên 316,1 triệu máy, đánh dấu quý tăng trưởng thứ năm liên tiếp bất chấp các cơn gió ngược kinh tế. Xiaomi chắc chân ở vị trí thứ ba với doanh số 42,8 triệu máy. Oppo đứng thứ tư với 28,8...

Giá cau lập đỉnh mới hơn 100 nghìn đồng/kg, thương lái sợ điều gì?

Thời điểm này, cây cau đang cho thu hoạch rộ. Cơn sốt cau tươi không chỉ diễn ra ở miền Trung - Tây Nguyên mà ở các tỉnh phía Bắc, giá cau cũng "nhảy múa" từng ngày. Tại thành phố Hà Nội, giá cau tươi được các thương lái thu mua...

10 tỷ phú USD Việt Nam: Ông Trần Đình Long vững chân top đầu?

Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận những tín hiệu tích cực sau cú sốc trong năm 2022. Nhưng ông trùm ngành thép có giữ vững được vị trí này và bứt phá lên giàu số 1? Đứng đầu trong nhiều ngành kinh doanh Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long là doanh nghiệp...

Mới nhất