Trang chủChính trịNgoại giao‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

‘Cuộc đua tiếp sức’ của kinh tế Trung Quốc

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa XX của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phác thảo hơn 300 cải cách sẽ thực hiện trong năm năm tới, phản ánh cam kết không ngừng nghỉ của Bắc Kinh đối với công cuộc cải cách và mở cửa trong 45 năm qua.

Thành phố Thượng Hải. (Nguồn: Getty Images)
Thành phố Thượng Hải. (Nguồn: Getty Images)

Nhấn mạnh mục tiêu “làm sâu sắc và toàn diện hơn nữa công cuộc cải cách”, giới quan sát quốc tế bình luận, đây là sự tiếp nối và kế thừa đề cao lợi ích sát sườn trong nền kinh tế Trung Quốc trên con đường phát triển.

Trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa

Cải cách dài hạn vốn là một thách thức. Ở các nước phương Tây, các ứng cử viên chính trị vận động tranh cử bằng những cam kết thay đổi, nhưng sau một hoặc hai nhiệm kỳ, ngay cả khi các cải cách được thực hiện, cũng không có gì bảo đảm rằng, người kế nhiệm sẽ không đảo ngược chúng.

Tuy nhiên, theo một cách khác, nền kinh tế Trung Quốc tiếp cận cải cách như một “cuộc đua tiếp sức”, với mỗi thế hệ lãnh đạo “trao lại cây gậy” cho thế hệ tiếp theo.

Tờ SCMP mới đây nhận định, khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tồn tại nhiều thách thức lớn. Trong 12 năm qua, Bắc Kinh nỗ lực giải quyết tốt sáu thách thức chính, bao gồm đói nghèo, cô lập công nghệ và hạn chế thương mại, ô nhiễm, tham nhũng, bá quyền kinh tế và phòng ngừa khủng hoảng. Tất nhiên, dù đạt nhiều thành tựu, nền kinh tế vẫn tồn tại một số vấn đề và đó chính xác là các mục tiêu Bắc Kinh mong muốn cải cách sâu sắc và toàn diện hơn trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Ở thách thức đầu tiên, đến cuối năm 2020, Bắc Kinh tuyên bố đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo trước một thập kỷ so với Mục tiêu Phát triển bền vững năm 2030 của Liên hợp quốc. Theo đó, từ năm 2012 đến 2020, hàng chục triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh đói nghèo cùng cực.

Đối mặt với thách thức thứ hai, ứng phó với “các lệnh phong tỏa” về công nghệ cao và hạn chế thương mại do Mỹ áp đặt, Trung Quốc tập trung vào việc đạt được sự độc lập về công nghệ. Từ năm 2012 đến 2023, kinh phí nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tính theo tỷ lệ phần trăm GDP đã đạt 2,64%, đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu thế giới về đầu tư nghiên cứu. Theo Bộ Công nghiệp và công nghệ thông tin Trung Quốc, đến năm 2023, nước này có 465.000 doanh nghiệp công nghệ cao, tỷ lệ tự cung tự cấp chip đã lên hơn 40%.

Ở thách thức thứ ba, Bắc Kinh đang dẫn đầu sáng kiến giảm phát thải lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng trong thập kỷ qua, mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trên một đơn vị GDP đã giảm 26,8% và lượng khí thải carbon dioxide trên một đơn vị GDP được báo cáo đã giảm hơn 34%. Doanh số bán xe năng lượng mới của nước này có thể vượt quá 10 triệu chiếc ngay trong năm nay. Trong khi đó, ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc được đánh giá thuộc hàng đầu thế giới, với công suất chiếm khoảng 80% tổng công suất toàn cầu.

Giải quyết nạn tham nhũng là thách thức thứ tư mà Bắc Kinh quyết tâm vượt qua. Từ năm 2012 đến 2022, Trung Quốc đã điều tra gần 5 triệu quan chức về tội tham nhũng. Đây được coi là thành quả rất quan trọng đối với mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ năm, nền kinh tế hàng đầu thế giới khẳng định, dù là quốc gia đưa ra nhiều sáng kiến toàn cầu có tính bao trùm, điển hình như Vành đai và con đường (BRI), Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI), Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI), Sáng kiến Văn minh toàn cầu (GCI)… nhưng Bắc Kinh cam kết hợp tác bình đẳng, cùng phát triển và hưởng lợi với các quốc gia trên thế giới.

Cuối cùng, để ngăn ngừa khủng hoảng, Trung Quốc đã ban hành và sửa đổi hơn 20 luật liên quan an ninh quốc gia, giải quyết bong bóng bất động sản, mạnh tay trấn áp tội phạm mạng và gian lận xuyên quốc gia.

Quỹ đạo mới

Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương vừa công bố một báo cáo dự đoán quỹ đạo phát triển của nền kinh tế Trung Quốc trong năm năm tới và xa hơn nữa. Với một góc nhìn lạc quan về tương lai, các nhà nghiên cứu dự kiến, đến năm 2029, hơn 40% trong số 500 công ty hàng đầu thế giới sẽ thuộc về Trung Quốc.

Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ, để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035. Tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc có thể đạt gần 80, trong khi phạm vi bảo hiểm y tế và lương hưu cơ bản sẽ vượt quá 95%.

Vào năm 2029, dự kiến có hơn 100 quốc gia chia sẻ miễn thị thực chung hoặc miễn thị thực đơn phương hay có thỏa thuận cấp thị thực khi đến Trung Quốc. Khoảng một phần ba dân số – hơn 400 triệu người – sẽ đi du lịch nước ngoài.

Vấn đề môi trường, Trung Quốc có khả năng đạt được mục tiêu đỉnh carbon trước thời hạn, dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu trong giảm phát thải.

Trong mục tiêu phát triển không gian và hàng không, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những quốc gia có chương trình không gian toàn diện nhất thế giới, với kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng. Quan trọng hơn, đến năm 2029, Trung Quốc hy vọng hoàn thành mục tiêu trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc không thể liên tục tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài nếu mô hình phát triển không được nâng cấp để thích ứng với tình hình đang thay đổi ở trong nước và trên toàn cầu. Do vậy, việc Bắc Kinh mở ra một hành trình mới nhằm cải cách sâu sắc, toàn diện trong kỷ nguyên mới bằng các kế hoạch có hệ thống, sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và hiện thực hóa công cuộc phục hưng, đồng thời đạt được mục tiêu phát triển chất lượng cao và cải thiện sinh kế cho người dân.

Còn thế giới phản ứng thế nào với sự chuyển mình của Trung Quốc, trong nỗ lực thúc đẩy hơn nữa các lực lượng mới trong các lĩnh vực công nghệ xanh, trí tuệ nhân tạo (AI) và chất bán dẫn – những yếu tố rất quan trọng đối với tăng trưởng và định vị vị thế của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay?

Trên thực tế, ngày càng có nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc, trong đó có cả các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu, giúp Bắc Kinh hiện thực hóa các mục tiêu cải cách.

Tất nhiên, để có thể “bắt tay hợp tác”, các đối tác của Bắc Kinh cũng đã có cách tư duy mới và cởi mở hơn với các hình thức hợp tác mới, theo cách mà Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng “cùng phát triển trong các sáng kiến toàn cầu”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cuoc-dua-tiep-suc-cua-kinh-te-trung-quoc-282721.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi

Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các quốc gia kém phát triển nhất thế giới bắt đầu từ tháng 12, một động thái dự kiến ​​sẽ giảm chi phí vận chuyển từ một số khu vực của châu Phi và châu Á và giúp Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn trong thương mại toàn cầu.

Tình hình thêm “căng”, Bắc Kinh phản ứng mạnh, “bắn tin” đến WTO

Ngày 30/10, Trung Quốc đã phản ứng mạnh sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của nước này.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

Mỹ “đánh phủ đầu”, quyết không để công nghệ tiên tiến rơi vào tay Bắc Kinh

Mới đây, chính phủ Mỹ công bố bộ quy định cuối cùng nhằm kiểm soát hoạt động đầu tư của nước này vào các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Theo chuyên gia y học cổ truyền, chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn. Chạy bộ giúp cơ thể sản sinh ra hormone dopamin và serotonin, giúp chúng ta thấy hạnh phúc và điều hòa nội tiết tốt hơn. (Nguồn: Health) ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Các doanh nhân chia sẻ chặng đường khởi nghiệp đầy cảm hứng tới sinh viên

Tại workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương - Tư duy toàn cầu" ngày 3/11, nhiều doanh nhân chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp từ nhiều góc nhìn, giúp sinh viên có thể rút ra bài học nếu có ý định khởi nghiệp.

Pixelmator sẽ về đội của “táo khuyết” Apple

Pixelmator, công ty nổi tiếng với những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám tương thích hệ điều hành macOS, vừa thông báo sẽ về đội nhà Apple.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

‘Cổ tích’ về các quỹ đầu tư Trung Đông

Các khoản đầu tư tỷ USD trong các ngành định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang dần thay thế dầu mỏ tạo dựng “quyền lực mới” cho các nền kinh tế Trung Đông.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS Pay, quốc gia này sẽ thay thế SWIFT

Ngày 30/9, Chủ tịch Quốc hội Iran Bagher Ghalibaf cho biết, sau khi gia nhập Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), nước này có thể thay thế hệ thống thanh toán SWIFT bằng hệ thống thanh toán điện tử BRICS Pay.

Đà tăng giá vàng chưa thể dứt, xu hướng đi lên chắc chắn, ảnh hưởng của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu?

Giá vàng hôm nay 25/10/2024: Giá vàng trong nước duy trì mức kỷ lục, giá vàng nhẫn tiến sát ngưỡng 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử, tăng hơn 25 triệu đồng/lượng so với đầu năm. Giá vàng thế giới tạm quay đầu giảm mạnh, nhưng xu hướng tăng giá còn nguyên, ngưỡng kháng cự tiếp theo rất có thể là 2.850 USD/ounce.

Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?

Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu hydrocarbon từ Nga vào năm 2027. Nhưng một số quốc gia ở Trung và Đông Âu đang phải vật lộn để thỏa mãn "cơn khát" dầu khí.

Cùng chuyên mục

Peru dự báo trao đổi thương mại với các nền kinh tế APEC vượt 80 tỷ USD trong năm nay

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Desilu Leon kỳ vọng trao đổi thương mại của nước này với 20 nền kinh tế khác trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ vượt 80 tỷ USD trong năm nay.

“Kho tiền” tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett khủng đến cỡ nào?

“Kho tiền” của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.

Nhiều giải pháp giải “cơn khát” nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn

Hồi âm ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đã triển khai một số hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu đào tạo khoảng 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, điện tử, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các lĩnh vực mới.

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội với các địa phương tại Cuba

Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, Đoàn đại biểu TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana và thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba. Trước Tượng đài Chủ tịch Hồ...

Thị trường “căng thẳng cực độ”, phát hiện đồng tiền “chiến thắng”, lịch sử đã chứng minh

Lịch sử cho thấy, đồng Yen Nhật Bản đã đánh bại USD, Franc Thụy Sỹ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng EUR - những tài sản an toàn phổ biến nhất - trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử Mỹ.

Mới nhất

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao,...

Diễn đàn mùa thu tại Mỹ 2024: Định hình rõ hơn mô hình Trung tâm tài chính cho TP.HCM

Diễn đàn mùa thu TP.HCM tại Mỹ 2024 kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11-2024, ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế và tri thức. ...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ "An" | 03/11/2024 ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Mới nhất