Trang chủNewsThời sựCuộc chiến thuế quan có thể khiến WTO sụp đổ và gây...

Cuộc chiến thuế quan có thể khiến WTO sụp đổ và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD


Những hậu quả nặng nề đã được cảnh báo

“Mùa đông đang đến”. Cụm từ này, mà người ta có thể liên tưởng đến loạt phim truyền hình huyền thoại “Game of Thrones”, đã xuất hiện trong những phát biểu của một đại diện Na Uy tại cuộc họp tháng 11 năm 2019 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Năm năm sau, những từ ngữ đó dường như vẫn còn vang vọng, dù trong những hoàn cảnh toàn cầu khác. Đã có sự thoái lui khỏi thương mại tự do và thay vào đó, thế giới đã chứng kiến ​​sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đến sự chia rẽ thành các khối kinh tế đối thủ.

cuoc chien thue quan co the khien wto sup do va gay thiet hai hang nghin ty usd hinh 1

Cuộc chiến thuế quan và gia tăng chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn tới hậu quả là sự sụp đổ của WTO và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD cho thế giới. Ảnh: Reuters

Những dấu hiệu của hậu quả có thể thấy trong mối quan hệ căng thẳng giữa Liên minh châu Âu (EU) với Trung Quốc do thuế quan mà Brussels áp đặt đối với ô tô điện từ quốc gia châu Á này. Tình hình đã leo thang đến mức Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã đề xuất rằng Ủy ban châu Âu nên xem xét lại lập trường của mình về vấn đề này để tránh “một cuộc chiến thương mại khác”.

Theo nhà phân tích kinh tế Denisse Lopez của nhật báo El Pais, nếu các tranh chấp thuế quan tiếp tục diễn ra và sự phân mảnh tiến triển, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có thể sụp đổ, gây ra tổn thất tiền tệ lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm tới 7% trong dài hạn, tương đương khoảng 7,4 nghìn tỷ USD, tương đương quy mô của nền kinh tế Pháp và Đức cộng lại, trong trường hợp kịch bản kể trên xảy ra. Tương tự, một báo cáo gần đây của Oxford Economics phát hiện ra rằng việc giải thể giả định của WTO sẽ làm giảm GDP của tất cả các khu vực trên thế giới từ 1 đến 6,5% vào năm 2030.

Sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ

Những con số như vậy nhấn mạnh những tác động tàn phá mà sự phân mảnh kinh tế toàn cầu có thể gây ra. Trong những năm gần đây, những khác biệt về địa chính trị, đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng lạm phát đã dẫn đến việc gia tăng các rào cản đối với thương mại và đầu tư.

Global Trade Alert ước tính rằng trong vòng năm năm, đã có gần 27.000 sự can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế, trong khi Liên hợp quốc báo cáo sự sụt giảm đáng kể trong đầu tư của châu Âu và Mỹ vào Trung Quốc. Cơ quan này cũng cảnh báo rằng cả các công ty và quốc gia đều miễn cưỡng hơn trong việc chia sẻ những tiến bộ công nghệ và tích hợp chuỗi cung ứng với các quốc gia mà họ coi là kẻ thù địa chính trị.

Cuộc chiến đã diễn ra dữ dội từ năm 2018 giữa Bắc Kinh và Washington là một ví dụ rõ ràng khác, đã đạt đến một tầm cao mới với mức thuế 100% áp dụng đối với xe điện của Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố hồi tháng 5 vừa qua.

Biện pháp đó có thể được coi là sự loại trừ các nhà sản xuất Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ. Điều này thậm chí đã được Ủy ban châu Âu ám chỉ, nơi đã cố gắng tránh xa các sáng kiến ​​như vậy ngay cả sau khi ban đầu đi theo bước chân của Washington, tăng thuế lên tới 48% đối với xe nhập khẩu từ Bắc Kinh.

cuoc chien thue quan co the khien wto sup do va gay thiet hai hang nghin ty usd hinh 2

Hồi tháng 5 năm nay, Mỹ công bố mức thuế lên đến 100% đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Politico

Theo Brussels, quyết định đó được đưa ra để cân bằng sân chơi cho các nhà sản xuất châu Âu so với gã khổng lồ châu Á – nhưng không phải để đẩy Trung Quốc ra khỏi thị trường, như có khả năng sẽ xảy ra sau nước cờ của Mỹ.  Nhưng các nhà phân tích tin rằng đây có thể chỉ là khởi đầu cho sự leo thang căng thẳng thương mại giữa các khối, hỗ trợ các công ty “xanh” và công nghệ của mình khỏi tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Brussels gần đây đã trình bày tài liệu chi tiết nhất từ ​​trước đến nay về cách trợ cấp nhà nước của Trung Quốc ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong khu vực. Một trong những chuyên gia của Brussels về vấn đề này cho biết: “Đây là một báo cáo nhằm đặt nền tảng và chỉ ra cách thức và lý do tại sao châu Âu đang thay đổi chính sách của mình”.

Càng phân mảnh, càng thiệt hại

Nhiều chuyên gia nghi ngờ liệu những lợi ích từ sự gia tăng các cuộc cạnh tranh địa chính trị này có vượt qua được những tác động tiêu cực của nó hay không. Các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế cảnh báo rằng quá trình phi toàn cầu hóa này càng lớn thì chi phí của nó càng lớn.

WTO đã phát hiện vào năm 2022 rằng nếu thế giới chia thành hai khối thương mại riêng biệt, GDP toàn cầu sẽ giảm 5%. IMF đã nói về tác động đối với sản xuất toàn cầu từ 0,2 đến 7% GDP trên toàn thế giới trong trường hợp phân mảnh thương mại nghiêm trọng.

Thêm vào đó là sự cản trở các tiến bộ khoa học – cái gọi là “tách rời công nghệ” – và tổn thất có thể tăng vọt lên 12% GDP ở một số quốc gia. Tác động có thể lớn đến mức sẽ gây áp lực lên hệ thống tiền tệ toàn cầu và dẫn đến tình trạng “khu vực hóa tài chính”.

cuoc chien thue quan co the khien wto sup do va gay thiet hai hang nghin ty usd hinh 3

Con tàu container của công ty Evergreen mắc kẹt ở kênh đào Suez năm 2021 trong vòng 6 ngày từng khiến thương mại toàn cầu ảnh hưởng khá nặng nề. Ảnh: WSJ

Theo ước tính của Oxford Economics, GDP hàng năm sẽ giảm hơn 5% trong dài hạn ở các nước đang phát triển nếu sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ này dẫn đến sự sụp đổ của WTO. Châu Phi và Nam Á sẽ là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự suy thoái kinh tế như vậy, với mức tổn thất tiềm tàng lên tới hơn 6% GDP.

Tuy nhiên, thiệt hại sẽ không chỉ giới hạn ở các nước đang phát triển; các cường quốc cũng sẽ bị đè nặng bởi tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là bị phơi bày trong thời kỳ khủng hoảng, chẳng hạn như một đại dịch khác hoặc chiến sự ở Ukraine. Theo những tính toán này, năng suất của châu Âu sẽ giảm khoảng 1,5%.

Ngoài những con số kể trên, còn có những rủi ro tiềm ẩn về an ninh, lương thực và năng lượng. Việc Nga phong tỏa xuất khẩu lúa mì của Ukraine vào năm 2022 là một yếu tố chính dẫn đến mức tăng đột ngột 37% giá ngũ cốc trên toàn thế giới. Điều đó đã thúc đẩy giá các loại thực phẩm khác tăng cao khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung của họ phải cảnh giác cao độ. Việc hạn chế xuất khẩu khí đốt của Nga cũng dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Tất cả đều là ví dụ sống động nhất về tác động của sự phân mảnh thương mại với thế giới. Và vì thế, những cảnh báo từ các nhà kinh tế về hậu quả của chủ nghĩa bảo hộ và của cuộc chiến thuế quan, có lẽ không sớm và cũng không hề quá lời.

Quang Anh   



Nguồn: https://www.congluan.vn/cuoc-chien-thue-quan-co-the-khien-wto-sup-do-va-gay-thiet-hai-hang-nghin-ty-usd-post313407.html

Cùng chủ đề

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi

Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các quốc gia kém phát triển nhất thế giới bắt đầu từ tháng 12, một động thái dự kiến ​​sẽ giảm chi phí vận chuyển từ một số khu vực của châu Phi và châu Á và giúp Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn trong thương mại toàn cầu.

Sẽ thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế khủng? Kinh tế thế giới “chịu đòn”

Gần một thế kỷ trước, khi Mỹ tăng thuế đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu vào nước này, hậu quả đã rất nghiêm trọng. Cụ thể như: Thương mại toàn cầu giảm mạnh, Mỹ bị các quốc gia khác trả đũa và khiến cuộc Đại suy thoái (năm 2009) trở nên trầm trọng hơn.

Cảnh báo an toàn về đồ chơi trẻ em có pin dạng cúc áo, đồng xu

Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hoá theo Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 14/8/2024, Hoa Kỳ đã gửi thông báo mã G/TBT/N/USA/2137 cho các nước thành viên WTO về Tiêu chuẩn An toàn đối với đồ chơi trẻ em loại có chứa pin dạng cúc áo hoặc pin đồng xu. Các nội dung cần chú ý...

Nhiều quốc gia ‘nối gót’ Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ‘hiệu ứng domino’ manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có...

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng trả miếng lan rộng, từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn, theo các nhà phân tích.

Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Diễn đàn công Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 2024 đã khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ, với chủ đề “Tái toàn cầu hóa: Thương mại toàn diện hơn cho một thế giới tốt đẹp hơn.” Tại sự kiện, ông Lê Đình Bá - cựu đàm phán thương mại và Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo. Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng. Tại cuộc làm...

Hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cao tốc Biên Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt xây dựng hạ tầng khu tái định cư rộng hơn 49ha tại phường Phước Tân (Biên Hòa) để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ...

Quảng Nam: Dấu ấn sau hơn 3 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, diện mạo vùng DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Nam đã từng bước đổi thay, nhiều địa phương trên đà khởi sắc từng ngày.Bám sát chỉ đạo từ Trung ương và tỉnh, Ban Dân tộc...

Điện Kremlin bác thông tin Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump

Ngày 11/11, Sputnik dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ, không hề có cuộc điện đàm nào giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau cuộc bầu cử vừa qua."Đây là ví dụ rõ ràng nhất về những thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải, kể cả nguồn uy tín", ông Peskov nói thêm.Người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh, thông tin trên không đúng sự thật...

Bản đồ so sánh kết quả bầu cử Mỹ 2020 và 2024

(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu hơn ở mọi bang vào năm 2024 so với năm 2020. ...

Mới nhất

Đấu giá đất Hoài Đức cao nhất 109,3 triệu đồng/m2, gấp gần 15 lần giá khởi điểm

Khoảng 17h40 chiều nay, phiên đấu giá 32 lô đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã kết thúc.Kết quả, lô LK06-09 diện tích 148m2 có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2, tương đương hơn 16,1 tỷ đồng/lô. Mức giá này cao gấp gần 15 lần giá khởi điểm.Lô thấp nhất có...

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có...

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo. Ngày 11/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm...

Mua trả chậm – giá trị mới nhất Thế Giới Di Động mang đến khách hàng

Ngay từ khi thành lập, Thế Giới Di Động luôn lấy khách hàng làm trung tâm và không ngừng đưa ra các chương trình mới mẻ, thiết thực. Điển hình như khi thị trường Việt còn chưa phổ biến thói quen mua phần mềm chính hãng, hệ thống đã tiên phong hợp tác cùng Microsoft để cài đặt...

Hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư cao tốc Biên Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt xây dựng hạ tầng khu tái định cư rộng hơn 49ha tại phường Phước Tân (Biên Hòa) để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân nhường đất làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. ...

Mới nhất