Trang chủNewsThời sựCuộc chiến hụt hơi và những nút thắt khó gỡ

Cuộc chiến hụt hơi và những nút thắt khó gỡ


“Cảnh báo đỏ” cho nhân loại

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP28 tại Dubai (UAE) từ ngày 30/11 đến 12/12 năm nay, Liên hợp quốc đã đưa ra cảnh báo rằng thế giới đang trên đà hứng chịu tình trạng nóng lên “khủng khiếp”, với nhiệt độ toàn cầu dự kiến tăng thêm 3 độ C.

Cụ thể, “Báo cáo Khoảng cách phát thải hằng năm” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) dự đoán năm 2024 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử loài người, đồng thời cho biết: “Thế giới đang chứng kiến ​​sự gia tăng đáng lo ngại về số lượng, tốc độ và quy mô của các kỷ lục khí hậu bị phá vỡ”.

chong bien doi khi hau cuoc chien hut hoi va nhung nut that kho go hinh 1

Một tài xế taxi tại Ấn Độ giải nhiệt giữa trưa, nắng nóng dữ dội hồi mùa hè năm nay tại Ấn Độ đã khiến hàng trăm người thiệt mạng. Ảnh: AFP

Khi tính đến kế hoạch cắt giảm carbon của các quốc gia, UNEP cảnh báo rằng hành tinh này đang trên đà nóng lên “một cách thảm khốc” từ 2,5°C đến 2,9°C vào năm 2100. Chỉ dựa trên các chính sách hiện hành và nỗ lực cắt giảm khí thải, hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể đạt tới mức tăng 3 độ C.

Như vậy, mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất đến năm 2100 tăng không quá 2°C so với thời tiền công nghiệp, và tốt nhất là không quá 1,5°C được cộng đồng quốc tế thống nhất trong Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 gần như đã trở thành bất khả thi. Với mức tăng nhiệt độ mà Liên hợp quốc mô tả là “khủng khiếp” như hiện nay, các thiên tai và thảm họa tự nhiên là điều mà nhân loại sẽ phải đối mặt nhiều hơn trong thời gian tới.

Bà Inger Andersen – Giám đốc điều hành UNEP, cho biết: “Không có người nào hay nền kinh tế nào trên hành tinh này không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, vì vậy chúng ta cần ngừng lập những kỷ lục không mong muốn về khí thải, nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt”. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Antonio Guterres, thì nhiều lần nói rằng, thế giới đang hướng tới một tương lai “địa ngục” với cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay.

Những kỷ lục buồn

Trên thực tế thì không cần đến những cảnh báo mới đây của Liên hợp quốc, nhân loại mới thấm thía về hậu quả của biến đổi khí hậu. Năm 2023 vừa qua là một năm mà thế giới liên tục chứng kiến những thiên tai thảm khốc và những kỷ lục khí hậu cực đoan nối đuôi nhau bị xô đổ.

Từ châu Á tới châu Âu, người dân vừa mới trải qua một mùa hè nóng khủng khiếp, hay nói đúng hơn là chưa từng nóng như vậy trong… 200 năm qua. Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Đông Nam Á. Nhưng năm nay, nắng nóng đã đạt đến mức chưa từng có ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. 

Thái Lan chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4°C vào ngày 15/4 vừa qua, trong khi nước láng giềng Lào có nhiệt độ cao nhất là 43,5°C trong hai ngày liên tiếp hồi tháng 5. Và kỷ lục mọi thời đại của Việt Nam đã bị phá vỡ vào tháng 5 với 44,2°C. 

chong bien doi khi hau cuoc chien hut hoi va nhung nut that kho go hinh 2

Mưa lớn khiến lũ lụt bủa vây nhiều thành phố của Trung Quốc hồi tháng 8 năm nay. Ảnh: NBC

Không chỉ riêng Đông Nam Á, nhiệt độ cao kỷ lục theo mùa cũng được ghi nhận ở Trung Quốc và những nước Nam Á như Ấn Độ hay Bangladesh. Tại Trung Quốc, Thượng Hải đã trải qua ngày tháng 5 nóng nhất (36,1°C) trong hơn một thế kỷ vào hôm 29/5. Một ngày sau, một trạm thời tiết ở trung tâm sản xuất công nghệ phía Đông Nam của Thâm Quyến cũng ghi nhận kỷ lục tháng 5 là 40,2°C. Cái nóng như thiêu đốt tại Ấn Độ hồi tháng 6 năm nay cũng đã giết chết gần 100 người chỉ tính riêng tại các bang đông dân nhất là Bihar và Uttar Pradesh.

Tại châu Âu, cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu (Copernicus) cho biết, mùa hè năm 2023 là mùa nóng kỷ lục từng được ghi nhận trong lịch sử. Khoảng thời gian ba tháng từ tháng 6 đến tháng 8 đã vượt qua các kỷ lục trước đó, với nhiệt độ trung bình là 16,8°C, cao hơn mức trung bình 0,66°C. Các nước Nam Âu, đặc biệt là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha liên tiếp chứng kiến các kỷ lục nhiệt độ. Tại đảo Sicily của Ý, nhiệt độ có lúc đã lên tới 48,8 độ C (vào ngày 11/8), xô đổ cột mốc 48 độ C được thiết lập tại thủ đô Athens của Hy Lạp trước đó không lâu.

Nắng nóng làm bùng phát cháy rừng, tàn phá hàng chục nghìn hecta rừng tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, khiến hàng nghìn người mất nhà cửa và làm bay hơi hàng chục tỷ USD từ những nền kinh tế này. Cháy rừng cũng là nỗi ám ảnh với người Hawaii, khi gần 100 người tại đây thiệt mạng trong trận cháy rừng thảm khốc diễn ra hồi tháng 8, khiến hơn 850 hecta đất với cây cối nhà cửa trên hòn đảo du lịch này bị thiêu rụi. Chỗ này cháy, chỗ khác lại gặp bão lũ, tất cả cũng vì biến đổi khí hậu và sự nóng lên của Trái đất.

Thời gian không chờ đợi ai

Những dẫn chứng kể trên nhiều khả năng sẽ còn nối dài và gia tăng cường độ trong bài viết về đề tài này của số báo… Tết năm sau. Sở dĩ nói vậy, vì trong lúc tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, kinh tế thế giới lại chịu tác động tiêu cực của đại dịch cũng như các cuộc xung đột, khiến cộng đồng quốc tế ngày càng hụt hơi trong việc chinh phục mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ ở 1,5 độ C.

Báo cáo của UNEP cho biết, để đạt được mục tiêu 1,5 độ C như cam kết của Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 thì 22 tỷ tấn CO2 phải được cắt giảm vào năm 2030 so với tổng dự kiến ​​hiện nay. Đó là 42% lượng khí thải toàn cầu và tương đương với sản lượng khí thải của 5 quốc gia gây ô nhiễm nặng nhất thế giới: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản.

chong bien doi khi hau cuoc chien hut hoi va nhung nut that kho go hinh 3

Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, Antonio Guterres, liên tục kêu gọi các nước tăng cường nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters

Theo UNEP, nếu tất cả các cam kết dài hạn của các quốc gia nhằm cắt giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào khoảng năm 2050 đạt được, thì mức tăng nhiệt độ toàn cầu có thể được giới hạn ở mức 2°C. Tuy nhiên, UNEP kết luận rằng những cam kết phát thải ròng bằng 0 này “hiện không được coi là đáng tin cậy”. Báo cáo của cơ quan này cho biết không quốc gia nào trong nhóm G20, vốn cùng nhau tạo ra 80% lượng khí thải CO2, đang giảm lượng khí thải với tốc độ phù hợp với mục tiêu “zero carbon” của họ.

Quả thực, với những nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, việc cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhằm giúp nền kinh tế phục hồi sau những năm đại dịch, và giảm phát thải xuống mức 0 là bài toán cực kỳ khó giải. Bởi việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch, vốn là nguồn máu nuôi sống các nền kinh tế bấy lâu nay, sang năng lượng xanh không chỉ cần thời gian mà còn cả những khoản đầu tư khổng lồ và những bước đi chính trị khôn ngoan. Ước tính, nguồn tài chính cần thiết dành cho việc chuyển đổi năng lượng và chống biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển vào khoảng 1.300 tỷ USD vào năm 2025 và sẽ lên đến 2400 tỷ USD vào năm 2030.

Trong khi đó, mẹ thiên nhiên thì không chờ đợi ai cả. Thế giới vẫn nóng lên và thiên tai vẫn tiếp tục dội xuống đầu nhân loại!

Quang Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Tân Tổng thống Mexico tuyên bố không dự COP29, lý do là gì?

Ngày 10/10, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết, bà sẽ không tham dự Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) dự kiến diễn ra từ ngày 11-22/11 tại Baku, Azerbaijan.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn, gióng lên hồi chuông cảnh báo về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Chuyên gia Lê Đình Bá kêu gọi thích ứng với biến đổi khí hậu, thương mại công bằng tại WTO 2024

Diễn đàn công Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 2024 đã khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ, với chủ đề “Tái toàn cầu hóa: Thương mại toàn diện hơn cho một thế giới tốt đẹp hơn.” Tại sự kiện, ông Lê Đình Bá - cựu đàm phán thương mại và Phó Trưởng phái đoàn Việt Nam tại WTO - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với...

Khía cạnh mới của cuộc chiến

Các chuyên gia cho rằng chiến tranh giữa Israel và Hezbollah vẫn khó xảy ra, việc Hezbollah đề cập đến Cyprus sẽ tạo thêm một khía cạnh mới cho cuộc xung đột Israel - Hamas ở Gaza. Phát biểu trên truyền hình trong buổi lễ tưởng niệm một chỉ huy Hezbollah thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel, ông Hassan Nasrallah, thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Lebanon, cảnh báo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật Festival Thổ cẩm Lào Cai

(CLO) Chương trình nghệ thuật Festival Thổ cẩm Lào Cai là câu chuyện xuyên suốt về thổ cẩm trong đời sống của đồng bào vùng cao, được kể bằng chất liệu âm nhạc. ...

Israel giết hại nhân viên y tế, nhà báo ở Gaza và Lebanon, Qatar thất vọng và rút khỏi đàm phán

(CLO) Theo các quan chức, lực lượng Israel đã giết chết ít nhất 44 người ở Gaza và 31 người ở Lebanon vào thứ Bảy, bao gồm sáu nhân viên cứu hộ người Lebanon và hai nhà báo Palestine. ...

Khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ 10 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ” đã khai mạc tại Quảng trường trung tâm thị trấn Đồng Văn (Hà Giang). ...

Hội nghị khí hậu COP29 sẽ khai mạc vào ngày mai

(CLO) Hàng chục nghìn người từ khắp nơi trên thế giới từ ngày mai (11/11) sẽ tụ họp để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) tại thủ đô Baku của Azerbaijan. ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. ...

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã bất ổn giữa các siêu cường.Tuy nhiên, lập trường bảo...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn nhà nằm trên đường Bà Hạt, đoạn đối diện chung cư Ấn Quang. Phát hiện cháy, người dân xung quanh...

Tuyên Quang: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ...

Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

Sáng 10/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-quoc-hoi-du-ngay-hoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-tai-ha-nam-post992332.vnp

Mới nhất

Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. Đó là nhận định của Bộ Y tế về công tác mua sắm thuốc, thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện nay. ...

Chú trọng tuyển chọn những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, các địa phương chú trọng tuyển chọn những công dân...

Tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà...

Lãnh đạo Vietjet truyền cảm hứng cho phụ nữ thành công

Tại Hội nghị Phụ nữ Việt Nam 2024 với chủ đề "Những người tạo thay đổi", bà Hồ Ngọc Yến Phương, Thành viên HĐQT và Phó tổng giám đốc Tài chính Vietjet, đã mang đến những chia sẻ giá trị về hành trình của mình trong ngành hàng không - một lĩnh vực thường được coi là "sân chơi"...

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng...

Mới nhất