Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCục Thủy lợi đánh giá như thế nào về tình hình hạn...

Cục Thủy lợi đánh giá như thế nào về tình hình hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?


Hơn 73.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do hạn mặn ở ĐBSCL

Theo Cục Thủy lợi, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có khả năng đã qua đỉnh cao nhất của mùa khô (xuất hiện ngày 10-13/3). Dự báo, các đợt xâm nhập mặn tới xuất hiện ở mức thấp hơn ngày 10-13/3 nhưng vẫn duy trì ở mức tương đối cao, thời gian ảnh hưởng kéo dài đến hết tháng 4/2024. Các đợt xâm nhập mặn cao dự kiến xuất hiện vào các ngày 7-11/4, 23-27/4.

Ở vùng hai sông Vàm Cỏ, xâm nhập mặn tiếp tục tăng, ranh mặn 4 g/l vào sâu từ 85-90 km trên sông Vàm Cỏ và có khả năng đạt đỉnh cao nhất trong tháng 4 và tiếp tục duy trì ở mức cao đến tháng 5/2024. Thời gian các đợt xâm nhập mặn cao vào các ngày 7-11/4, 23-27/4, 6-10/5.

“Nhìn chung, diễn biến thực tế xâm nhập mặn phù hợp với thông tin nhận định đã được các cơ quan thuộc Bộ TNMT, Bộ NNPTNT cung cấp từ tháng 9/2023. Trong thời gian còn lại của mùa khô, trường hợp các hồ chứa phía thượng lưu vận hành giảm xả bất thường thì xâm nhập mặn có thể tăng cao hơn dự báo”, Cục Thủy lợi cho biết.

Cục Thủy lợi đánh giá như thế nào về tình hình hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?- Ảnh 1.

Người dân ở huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông thiếu nước sinh hoạt phải đến các vòi nước công cộng, hứng từng can nước. Ảnh: Nguyễn Hành

Tháng 9/2023, Bộ NNPTNT đã khoanh vùng nguy cơ ảnh hưởng ban đầu do xâm nhập mặn. Theo đó, tổng cộng có khoảng 56.260ha lúa vụ Đông Xuân và 43.300ha cây ăn trái được Bộ NNPTNT chỉ đạo khuyến cáo thuộc vùng nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn. 

Với các giải pháp đã được triển khai, toàn bộ diện tích lúa trong vùng được khuyến cáo đã được đẩy sớm thời vụ, hiện đã được thu hoạch hoặc trong giai đoạn chín (cắt nước), bảo đảm không bị thiệt hại, các vùng cây ăn trái vẫn được bảo đảm an toàn.

Tính đến ngày 6/4, trà lúa Đông xuân vùng ĐBSCL đã thu hoạch 1.304.301ha/1.488.182ha xuống giống, đạt 87,6%. Diện tích chưa thu hoạch còn khoảng 183.881ha; trong đó, chỉ có khoảng 300ha (Sóc Trăng 250ha, Bến Tre 50ha) có nguy cơ giảm năng suất. Ngoài ra, đã có 43ha lúa tại tỉnh Sóc Trăng bị mất trắng, đây là các diện tích người dân xuống giống tự phát, không theo khuyến cáo khoanh vùng sản xuất an toàn.

Về nước sinh hoạt nông thôn, có 73.900 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt tại các tỉnh Tiền Giang 8.800 hộ (các huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông), Long An 4.900 hộ (các huyện Cần Đước, Cần Giuộc), Bến Tre 25.000 hộ (các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Châu Thành), Sóc Trăng 6.400 hộ (các huyện Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Ngã Năm), Bạc Liêu 4.900 hộ (các huyện Hòa Bình, Đông Hải, Hồng Dân, Vĩnh Lợi), Kiên Giang 20.000 hộ (các huyện Hà Tiên, Kiên Hải, Phú Quốc, Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh) và Cà Mau 3.900 hộ (các huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời).

Các khu vực dân cư bị thiếu nước do nguồn nước dưới đất bị suy giảm, không đủ khả năng cấp theo yêu cầu như khu vực vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An, các huyện U Minh, Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau; nguồn nước mặt tại một số công trình cấp nước tập trung bị nhiễm mặn với độ mặn vượt ngưỡng cho phép như các công trình cấp nước các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang; nguồn nước ngọt không đủ cấp do hạn hán như các công trình cấp nước tại các xã Long Cang, Long Định huyện Cần Đước, Long An; và các hộ dân sống phân tán ở những khu vực chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và chưa được cấp nước từ công trình cấp tập trung và thiếu dụng cụ trữ đủ nước ngọt để sử dụng trong thời kỳ bị thiếu nước, xâm nhập mặn ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang.

Cục Thủy lợi đánh giá như thế nào về tình hình hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?- Ảnh 2.

Nhiều kênh ở các huyện, thị xã phía Đông của tỉnh Tiền Giang đang cạn nước. Ảnh: Nguyễn Hành

Theo đánh giá của Cục Thủy lợi, thời gian qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động tổ chức các giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, đến nay thiệt hại ở mức rất thấp so với tác động của hạn hán, xâm nhập mặn.

Toàn bộ diện tích lúa có nguy cơ ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển được đẩy sớm thời vụ gieo trồng từ tháng 10, 11, kết thúc trong tháng 12/2023. Thông qua bản tin thời tiết nông vụ, sổ tay hướng dẫn trữ nước trong điều kiện xâm nhập mặn do các cơ quan thuộc Bộ NNPTNT ban hành (Cục Trồng trọt, Cục Thủy lợi), các diện tích cây ăn trái được chủ động tích trữ nước bảo đảm đủ cung cấp trong các thời điểm xâm nhập mặn lên cao. Đến nay, toàn bộ diện tích cây trồng được khuyến cáo thuộc vùng ảnh hưởng được bảo vệ an toàn.

Bộ NNPTNT cũng đã triển khai đồng bộ các giải pháp cấp nước sinh hoạt cho các hộ bị ảnh hưởng, như hỗ trợ các thiết bị, dụng cụ trữ nước (Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu); thiết lập các điểm cấp nước công cộng (Tiền Giang 50 điểm cấp nước); tổ chức cấp nước luân phiên (Long An), đấu nối hòa mạng giữa các trạm cấp nước, mở rộng tuyến ống (Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng); khoan bổ sung giếng khai thác hoặc sử dụng các giếng sẵn có nhưng tạm chưa khai thác (Long An); sử dụng thiết bị lọc mặn, quan trắc độ mặn để vận hành công trình hợp lý (Bến Tre).

Đối với dự án đầu tư xây dựng cống âu Nguyễn Tấn Thành được Bộ NNPTNT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công 3 tháng, đưa vào vận hành và khai thác sớm góp phần hỗ trợ ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho vùng diện tích khoảng 12.580 ha và tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt phục vụ cho khoảng 800.000 người dân của tỉnh Tiền Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh, TP chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để người dân không có nước sinh hoạt

Để chủ động ứng phó với các đợt xâm nhập mặn thời gian tới, ngày 8/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL.

Thủ tướng đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL, nhất là các địa phương có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tiếp tục tổ chức rà soát, nắm chắc thông tin tình hình về từng khu vực, từng ấp, xóm, từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt, nhất là các hộ dân sinh sống ở vùng ven biển, cuối nguồn cấp nước, khu dân cư trên các cù lao để có các phương án cụ thể phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt.

Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác.

Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt.

Bộ trưởng Bộ TNMT tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, không để xảy ra bị động, bất ngờ.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến, dự báo chuyên ngành, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ NNPTNT và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị trấn.

Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất tại địa phương, cùng với triển khai các giải pháp ứng phó hữu hiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang vừa ký Quyết định về việc công bố tình huống, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

Theo đó, UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức vận chuyển nước ngọt (nước ngọt thô có độ mặn nhỏ hơn 100 mgCl/lít) về các ao chứa nước tại huyện Tân Phú Đông, phục vụ duy trì hoạt động sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khảo sát chọn vị trí vận chuyển, thời gian vận chuyển, đảm bảo việc vận chuyển nước ngọt, cấp nước vào các ao chứa nước nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí; theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn xem xét kết thúc sớm hoặc kéo dài thời gian vận chuyển nước ngọt.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kiên Giang định hướng thu hút đầu tư một số ngành trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Kiên Giang định hướng thu hút một số ngành, lĩnh vực mới như công nghiệp bán dẫn, hydrogen, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. ...

Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứngChủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. ...

Thực hư thông tin phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất làm của hồi môn

Trong clip được chia sẻ trên mạng xã hội, người vợ nói rằng cho con gái 600 công đất trị giá 90 tỷ đồng làm của hồi môn. Tuy nhiên sau đó, người chồng là Phó chủ tịch UBND huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang khẳng định vợ "nói nhầm”. Trên mạng xã hội mới đây xuất hiện đoạn clip ngắn về việc cho của hồi môn trong một đám hỏi tại miền Tây. Theo nội dung được ghi lại trong...

Giá cau 20.000 đồng/kg, nông dân Kiên Giang phấn khởi hốt bạc

Thương lái mua trái cau với giá khoảng 20.000 đồng/kg, nông dân ở huyện Châu Thành (Kiên Giang) phấn khởi vì hốt bạc. Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-cau-20-000-dong-kg-nong-dan-kien-giang-phan-khoi-hot-bac-20241108102334425.htm

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy lột xác đẹp đầy mê hoặc, có bí kíp giữ dáng khó ngờ

Sở hữu chiều cao 1,76m cùng số đo 3 vòng gợi cảm lần lượt là 80-63-94cm, tân Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy nhận được nhiều lời khen ngợi nhan sắc thăng hạng, "lột xác" kể từ khi đoạt giải Á khôi 1 cuộc thi Học sinh - Sinh viên...

Supe Lâm Thao, nơi nhiều người lao động mơ ước được vào làm việc

Khoảng 5 năm gần đây, đời sống công nhân, cán bộ Supe Lâm Thao được nâng lên một tầm mới, sâu hơn, cao hơn, đầy đủ hơn. Điều đó không chỉ thể hiện ở các bữa ăn ca hàng ngày, trang phục bảo hộ lao động, chế độ đầy đủ mà...

Một khu rừng dưới nước ở xã này của Tiền Giang rộng kiểu gì mà có tới 10.000 con động vật hoang dã?

Hiện Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) có đàn động vật hoang dã ước khoảng 10.000 con, gồm các loài chim hoang dã, cá, thú...Trung bình mỗi năm còn có thêm khoảng 1.000 con chim, con thú sinh sôi, được...

Hoa dã quỳ “phủ vàng” ngoại thành Hà Nội, du khách thi nhau leo núi săn đón

Tháng 11, dọc hai bên đường kéo dài tới đỉnh núi Ba Vì như bức tranh với sắc vàng chủ đạo được tô vẽ bởi những bụi hoa dã quỳ bung nở. Du khách thi nhau leo núi săn đón để chụp ảnh, check-in. ...

Cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp tạo nên các làng quê đáng sống ở Phú Yên

Xác định rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh Phú Yên luôn quan tâm, coi trọng nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Nhờ vậy, bộ mặt nhiều làng quê tại tỉnh Phú Yên...

Bài đọc nhiều

Bão số 7 Yinxing ảnh hưởng thế nào đến thời tiết Nam bộ?

TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực này chủ yếu do áp cao lạnh lục địa và rãnh áp thấp kết hợp nhiễu động gió đông. TPO - Do hoàn lưu bão số 7 không lớn nên hiện nay chưa ảnh hưởng đến thời tiết khu vực Nam bộ. Hiện nay, mưa tại khu vực...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cùng chuyên mục

Người đàn ông cầm mũ bảo hiểm đập kính ô tô ở TPHCM

Ô tô va chạm đuôi xe máy, sau đó người điều khiển xe máy tháo mũ bảo hiểm đập kính ô tô. Ô tô va chạm đuôi xe máy, sau đó người điều khiển xe máy tháo mũ bảo hiểm đập kính ô tô. Ngày 13/11, mạng xã hội xôn xao clip ghi lại cảnh ô tô công nghệ va chạm đuôi xe máy khiến người lái xe máy ngã xuống đường. ...

Muốn sự nghiệp thăng tiến, phải biết từ chối việc không phù hợp

52% chuyên gia gen Z không muốn trở thành quản lý cấp trung, 72% thích phát triển theo lộ trình cá nhân để tích lũy kỹ năng thay vì ở vai trò quản lý. Đây là kết quả khảo sát gần nhất của Robert...

Sinh con rồi cho bạn làm con nuôi thì có được hưởng thai sản?

(Dân trí) - Lao động nữ sinh con và lao động nữ nhận nuôi con nuôi đều được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện quy định. Chị T. đã có 3 con nhỏ và được hưởng chế độ thai sản khi sinh 3 con. Nay chị T. lại mang thai nên dự định sau khi sinh đứa con thứ 4 sẽ cho một người bạn chưa có gia đình nhận làm con nuôi.Người bạn có nhu cầu...

Mới cưới được 3 ngày, tôi đã phải thu dọn quần áo bỏ về nhà mẹ đẻ sau khi nghe yêu cầu đòi giữ...

Mẹ chồng còn nói đó là quy tắc gia đình. Tôi không ngờ bà lại áp dụng quy tắc này với mình tôi. ...

Mới nhất

Được mời tham gia ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, vì sao Trúc Nhân từ chối?

Dù nhận được lời mời và rất hào hứng, tuy nhiên Trúc Nhân vẫn đành từ chối tham gia các gameshow truyền hình vì một lý do đặc biệt. Suốt 2 năm qua, Trúc Nhân dường như khá im ắng trong mọi phương diện. Anh thừa nhận muốn dành thời gian tập trung cho sản phẩm của mình. Anh đặt...

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là Đại...

‘Điểm chung’ từ những lựa chọn trong nội các mới của ông Trump

Nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ quy tụ những gương mặt nổi bật với lòng trung thành tuyệt đối và năng lực được chứng minh, thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận nhân sự của ông so với nhiệm kỳ trước.  Theo kênh CNN ngày 12/11, dù tính cách khó...

Bước tiến mới trong cải cách y tế

Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc biệt là trong việc triển khai hệ thống bệnh án điện tử. Trong những năm gần đây, việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc...

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thành lập bộ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố tỷ phú Elon Musk và cựu ứng cử viên Tổng thống Vivek Ramaswamy sẽ lãnh đạo “Bộ Hiệu quả Chính phủ.” Ngày 12/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập một bộ mới có tên là “Bộ Hiệu quả Chính phủ,” nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt...

Mới nhất