Trang chủNewsThời sựCửa ô Hà Nội qua những chặng đường lịch sử

Cửa ô Hà Nội qua những chặng đường lịch sử

Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức. (Ảnh: TTLTQG 1)

Từ “Cửa ô” trong tiếng Việt vốn được dịch từ Ô môn 塢門 trong tiếng Hán. Từ “môn” có nghĩa là “cửa”. Từ “ô” được cấu tạo bởi hai bộ phận: bộ phận chỉ ý (là bộ thổ) và bộ phận chỉ âm (ô). Theo các từ điển: Khang Hi tự điển, Từ nguyên, Từ hải, Hán ngữ từ điển đều giải thích ý nghĩa của từ “ô”, còn âm đọc là “ổ” là: khu đất trũng, chung quanh đắp cao tạo thành vật che chắn; là nơi cư trú của các loại vật (như ổ gà, ổ chó); là lũy đất bao vây làng xóm để ngăn chặn sự xâm phạm từ bên ngoài vào (thôn ổ, trúc ổ). Từ “ô” còn có ý nghĩa là cửa giao tiếp từ bên trong với bên ngoài.

Quang cảnh phố Jean Dupuis xưa. (Ảnh: EFEO – Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1)

Tên gọi các cửa ô là căn cứ vào tên các thôn xã có cửa ô đặt vào. Mỗi cửa ô lại có đặc trưng riêng biệt nên bên cạnh đó còn có tên gọi dân gian như cửa ô Thịnh Quang còn gọi là ô Cầu Dừa.

Thời xưa, đây là các cửa ra vào kinh thành. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác. Một điểm đặc biệt khác là, phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch. Phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa ra sông Tô Lịch; lối ra sông Hồng có 11 cửa. Lý do là bởi thời đó, đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông. Dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài đã tập trung tại đây.    

Dưới triều Nguyễn, Thăng Long – Hà Nội biến đổi về vai trò và nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch không gian.

Theo “Bắc thành dư địa chí” soạn hồi đầu thế kỷ XIX, Hà Nội từng có 21 cửa ô. Khi nhà Nguyễn hạ cấp kinh thành Thăng Long xuống chỉ còn là Bắc thành thuộc tỉnh Hà Nội, số cửa ô chỉ còn 16.

Trong bản đồ Tòa thành Hà Nội (thành đất) do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến vẽ năm 1831 có ghi vị trí và tên của 16 cửa ô. Ngoài ra, trên tòa thành đất bao bọc vòng ngoài còn xác định được 2 cửa ô là Trung Hiền (ở ngã tư Bạch Mai – Đại La – Trương Định – Minh Khai) và cửa ô Tây Dương (ở trước cây cầu Giấy bắc qua sông Tô).

Một góc chợ Bưởi xưa. (Ảnh: EFEO – Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1)

Nhưng đến bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866, đời vua Tự Đức thì chỉ còn 15 Cửa ô và không còn Cửa ô Nhân Hòa. Điều đáng chú ý là nhiều cửa ô đã mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long (hoặc Cựu Lâu), Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào. Tên gọi các cửa ô được đặt theo tên các thôn xã ở đó nên số lượng và tên gọi các cửa ô cũng thay đổi theo tên các làng xã xưa ở Hà Nội.

Và số lượng 15 cửa ô vẫn giữ nguyên trên bản đồ Hà Nội năm 1873, tên các cửa ô được thể hiện bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Pháp và được đánh số từ 01 đến 15.

Thiết kế cửa ô thể hiện trên bản đồ Hà Nội năm 1885. (Ảnh: EFEO – TTLTQG 1)

Theo tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, năm 1888, người Pháp đã hợp thức hóa việc chiếm khu vực Hà Nội bằng cách ép vua Đồng Khánh ra chỉ dụ cắt đất cho họ để lập khu nhượng địa và gọi là thành phố Hà Nội. Như vậy ngoài tỉnh Hà Nội thành lập thời Minh Mạng còn có thành phố Hà Nội thuộc Pháp. Địa giới thành phố Hà Nội (thuộc Pháp) hẹp hơn địa giới kinh đô Thăng Long cũ, bắt đầu từ dốc Yên Hoa (nay là Yên Phụ) theo chiều kim đồng hồ xuống đến Cơ Xá Nam (tương ứng với cảng Hà Nội hiện nay), sau đó vòng ra cửa ô Thanh Bảo (tương ứng với khu vực bến xe Kim Mã) rồi vòng trở lại dốc Yên Hoa.

Để bảo vệ an ninh của thành phố nhượng địa Hà Nội, năm 1889 chính quyền Pháp thành lập khu “ngoại thành” Hà Nội gồm các xã của huyện Vĩnh Thuận và một số xã của huyện Thanh Trì. Cụ thể là từ Yên Phụ vòng ra Nhật Tân, chạy ra Cầu Giấy theo sông Tô Lịch đến khu vực Lương Yên ngày nay. Từ khi lập ra khu “ngoại thành”, chính quyền Pháp lập thêm đồn chốt ở các con đường chính từ ngoại thành dẫn vào trong phố. Các chốt chính được lập tại chợ Bưởi, Cầu Giấy, đầu phố Yên Hoa, ngã tư Vọng và đầu phố Bạch Mai ngày nay. Họ cấm, không cho ăn mày ăn xin vào trong phố, kiểm tra thẻ của những người lao động tự do vào làm công trong nội đô, ai không có thẻ là không cho vào.

Bản đồ Hà Nội năm 1890. (Ảnh: EFEO – TTLTQG 1)

Khi người Pháp bắt đầu xây dựng thành phố Hà Nội, họ đã nhiều lần nhắc đến bức lũy Đại La xây năm 1749 để xác định giới hạn quy ước của đô thị Hà Nội. Lá thư của Thống sứ Bắc Kỳ gửi Đốc lý Hà Nội ngày 30/12/1889 đã nhấn mạnh: “Bức lũy cũ phải được coi như giới hạn của thành phố”. Chúng cũng là những con đê cao hơn phố chung quanh, nhưng nay đã bị bạt đi khá nhiều như: Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, La Thành, Giảng Võ, Ngọc Hà, Hoàng Hoa Thám… với tổng chiều dài 16 km. Các cửa ô qua dãy lũy này có vai trò quan trọng để các nhà quy hoạch xác định hướng giao thông chính và vùng dân cư, đồng thời trở thành nét đặc trưng của Hà Nội.

Thời gian trôi đi, địa giới hành chính, quy hoạch cũng như thời gian thay đổi đã dần lấp bỏ những cửa ô. Nhiều cửa ô ban đầu đến nay chỉ còn cái tên trong ký ức, ngay cả nhiều cửa ô còn lại đến hiện tại cũng chẳng còn ý nghĩa thuở xưa.

Ngày nay, theo biến thiên của thời gian, các cửa ô của Thăng Long- Hà Nội gần như không còn dấu tích, chỉ còn lại duy nhất ô Quan Chưởng (tên chữ Hán là Đông Hà môn).

Tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 cho biết, qua bao biến động của lịch sử cùng với những tác động của người Pháp trong quá trình quy hoạch Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các cửa ô Hà Nội đã dần bị phá hủy, trong đó phải kể đến việc người Pháp quy hoạch xây dựng quanh khu vực ô Cầu Giấy và phá bỏ cửa ô này vào năm 1893.

Một cửa ô cũ của Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20. (Ảnh: TTLTQG 1)

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩnh Phúc, Ô Cầu Giấy là một cửa ô xẻ qua tòa thành đất bao quanh khu đông dân cư ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Vị trí Cửa ô này thuộc làng Thanh Bảo nên có tên là Ô Thanh Bảo. Từ thế kỷ XIX để thuận tiện cho giới kinh doanh giấy ở trong nội thành nên dân làng giấy ở Yên Hòa đã dựng ở cửa ô những cái lán bày giấy để bán thường gọi là những cái cầu hàng giấy. Do đó tên cửa ô Thanh Bảo cũng gọi là cửa ô Cầu Giấy. Chữ Cầu ở đây là cầu bán hàng (cầu chợ) chứ không mang nghĩa là cây cầu bắc qua sông. Vị trí ô Cầu Giấy là ở chỗ bến xe ô tô Kim Mã (bến này đã bị bỏ đi từ khi có bến xe Mỹ Đình) là giao điểm của phố Sơn Tây và phố Nguyễn Thái Học ngày nay.

Cầu Giấy, quận mang tên cửa ô ngày trước.

Số phận thăng trầm của cửa ô Cầu Giấy thực sự bắt đầu khi mà chính quyền Hà Nội muốn tìm một khu đất đủ rộng và phù hợp để quy hoạch nghĩa trang người Âu. Trong cuộc họp ngày 27/6/1891, Hội đồng thành phố Hà Nội đã quyết định lựa chọn một khu đất rộng gần ngay cửa ngõ Sơn Tây (tức ô Cầu Giấy) để làm khu nghĩa địa này:

Theo thời gian, cửa ô Cầu Giấy xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị đổ, nguy hiểm cho người dân hàng ngày qua lại, cơ quan chuyên chuyên môn đã đề nghị Thành phố phá bỏ cửa ô này.

Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng là di tích cửa ô duy nhất còn lại cho đến ngày nay. Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Cửa ô được xây theo lối tam quan, với biển đề chữ Hán “Đông Hà môn”.

Ô Quan Chưởng hồi đầu thế kỷ 20. (Ảnh: TTLTQG 1)

Cửa ô này được xây năm 1817 trên nền đình Thanh Hà được di dời (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý), Còn theo một số tài liệu khác, Ô Quan Chưởng được xây dựng từ thời Lê, năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), và là cửa ô cuối cùng còn sót lại của thành Thăng Long cũ.

Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành. Ngày nay, Ô Quan Chưởng nằm ở đầu phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, gần chân cầu Chương Dương.

Ông Dương Ngọc Sán, 81 tuổi, sống trên phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, cũng là một trong những người có nhiều năm sống ở gần Ô Quan Chưởng và có nhiều kỷ niệm gắn bó với địa danh này.

Ông Sán chia sẻ, bản thân mình khá may mắn khi được chứng kiến thời khắc đoàn quân giải phóng tiến về giải phóng Thủ đô trong ngày 10/10/1954.

Ô Quan Chưởng. (Ảnh: Thư viện KHXH – TTLTQG 1)

Ông nhớ lại: “Khi ấy, tôi mới ở tuổi thiếu nhi. Ngôi nhà cũ của tôi nằm trên đường Phố Huế. Chính vì thế, tôi đã có được tận mắt nhìn thấy các chiến sĩ quân đội của chúng ta tiến vào đường phố Hà Nội vào thời khắc đó. Dù còn nhỏ, nhưng tôi nhớ cảm giác lúc đó rất hào hứng. Tôi, bạn bè, người thân của mình thấy các anh bộ đội, xe của quân đội đi qua thì ùa ra reo hò mừng rỡ. Người dân đổ ra đón đoàn quân tiến về Hà Nội rất đông”.

Một buổi chợ nhỏ họp ngay dưới Ô Quan Chưởng. (Ảnh: Thư viện KHXH – TTLTQG 1)

Và cũng như một cơ duyên, khi ông Sán đã sống gần Ô Quan Chưởng gần 65 năm, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm, phát triển của cuộc sống và con người ở đây. Nhớ lại, vào những năm 60 của thế kỷ trước, khu vực này khá vắng vẻ. Trên phố Trần Nhật Duật gần Ô Quan Chưởng lúc đó chỉ có rất ít cửa hàng, với một vài hãng nước mắm nổi tiếng như nước mắm Vạn Vân, cửa hàng bán muối. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc của Mỹ diễn ra từ năm 1965-1973, địa bàn gần Ô Quan Chưởng cũng là khu vực trọng điểm bị đánh phá do Mỹ liên tục quần đảo cầu Long Biên khá dữ dội. Nhiều dãy phố ở đây đã ở trong tình trạng “vườn không nhà trống”, người dân phải đi sơ tán hết.

Ô Quan Chưởng ngày nay.

Từ thời kỳ đổi mới năm 1986 trở đi, phố xá ở đây trở nên nhộn nhịp hơn bởi sự phát triển theo nhu cầu của đời sống xã hội. “Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng dấu tích Ô Quan Chưởng vẫn được gìn giữ tốt”, ông Sán nhận xét.

PGS, TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận xét: “Cửa ô Hà Nội đã đi vào thi ca nhạc họa, là ký ức, lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay của Thăng Long Hà Nội. Hình ảnh cửa ô khắc sâu trong ký ức của bao thế hệ người Hà Nội dù ở Hà Nội hay đi khắp bốn phương”.

Ô Đống Mác ngày nay.

Theo nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý, sự thực là Hà Nội có khá nhiều cửa ô, nhưng con số 5 vẫn trở thành một số đếm mang tính quy ước, giống như “36 phố phường”, những con số được biểu tượng hóa để trở thành biểu tượng của Hà Nội. Có nhiều đô thị ở nước ta có thành quách, thậm chí có vòng la thành với các cổng vào, nhưng chỉ Hà Nội mới gọi là cửa ô.

Lý giải cho biểu tượng này, nhà văn Nguyễn Trương Quý đề cập đến ý niệm số đếm tương ứng với phương vị của địa lý nằm trong văn hóa trong các tập hợp hệ thống của người phương Đông.

Báo Nhân Dân ngày 11/10/1954 viết về các cánh quân tiếp quản Thủ đô qua 5 cửa ô chính.

Cụ thể, về mặt phương vị thời Nguyễn, Hà Nội ở vào trung tâm khu vực đồng bằng và bán sơn địa Bắc Bộ, với mặt phía bắc và đông giáp với sông Hồng tiếp nối đi lên Kinh Bắc tới tận ải Nam Quan và về miền Hải Phòng – Quảng Yên, mặt phía nam là con đường thiên lý xuyên Việt, mặt phía tây bắc đi lên miền Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang (“Sơn Hưng Tuyên”), mặt phía tây nam đi về Hòa BìnhSơn La, lên Tây Bắc và sang Lào, tạo ra hình thái 5 ngả đường, và đây cũng là cơ sở cho những sự phát triển giao thông thời thuộc địa.

Hình ảnh 5 cửa ô đã được các văn nghệ sĩ đưa vào các tác phẩm của mình như một biểu tượng ước lệ, có gắn với biểu tượng sao vàng 5 cánh. Nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyễn Trương Quý trích dẫn: “Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại/ Năm cánh xòe trên năm cửa ô” (Ba Đình nắng, Bùi Công Kỳ, thơ Vũ Hoàng Địch, 1947).

Tiêu biểu nhất là bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao được sáng tác vào năm 1949. Ca khúc này được đánh giá như một lời tiên đoán về thời khắc giải phóng Thủ đô, với những lời ca hào hùng mãi âm vang trong lòng công chúng: “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về/Như đài hoa đón chào nở năm cánh đào/Chảy dòng sương sớm long lanh”.

Hay họa sĩ Tạ Tỵ với bài thơ “Thương về năm cửa ô xưa” viết năm 1955:
“Tôi đứng bên này vĩ tuyến
Thương về năm cửa ô xưa
Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút Chợ Dừa
Cầu Dền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vĩ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa…
Cửa ô ơi cửa ô
Năm ngả đường đất nước”.

Hình ảnh những đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô qua 5 cửa ô cũng được ghi lại trong các bản tin liên quan đến ngày 10/10/1954. Bào Nhân Dân ngày 11/10/1954 viết: “Các đơn vị chủ lực của quân đội nhân dân ở đường đê La Thành từ 3 giờ chiều hôm qua, đã chia làm nhiều cánh tiến vào 5 cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. (Bài “Ngày 9/10/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn Thủ đô Hà Nội”).
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, những cửa ô xưa giờ đã không còn dấu tích, trừ Ô Quan Chưởng. Ngày nay, thay cho những cửa ô cũ là những con đường đông đúc, những đại lộ rộng thênh thang. Thành phố đã mở rộng hơn gấp nhiều lần ngày xưa, và đã trải qua nhiều bước phát triển.

Quân đội Việt Nam trở về tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. (Ảnh: TTXVN – TTLTQG 1)

Ông Đào Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Lưu trữ Quốc gia (Bộ Nội vụ) cho biết, dấu tích của các cửa ô xưa đã chứng kiến rất nhiều phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô. Cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long – Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi; và đây cũng là nơi chứng kiến hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về trong ngày 10/10/1954.

Cho đến ngày hôm nay, Hà Nội đã từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch mới. Thủ đô Hà Nội hôm nay cùng đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển. Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999), là thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo (30/10/2019).

Cửa ô trước kia vốn là một kiến trúc rất nhỏ bé trong tổng thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhưng lại lưu giữ trong mình một câu chuyện thật dài của Hà Nội, về lịch sử, chính trị, văn hóa, đời sống xã hội. Cho đến nay, những gì còn lại của các cửa ô không chỉ là lịch sử, mà còn là sự nhắc nhớ để thế hệ hiện tại thêm trân trọng quá khứ và giữ gìn những điều còn lại đó cho tương lai.

Ô Cầu Dền ngày nay đã trở thành ngã tư Bạch Mai – Đại Cồ Việt – Phố Huế – Trần Khát Chân.

Tổ chức sản xuất: MINH VÂN
Nội dung: LINH KHÁNH – NGÂN ANH
Tư liệu: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1
Trình bày: ĐỖ QUYÊN
Ảnh: HÀ NAM, Tư liệu

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/cua-o-ha-noi-qua-nhung-chang-duong-lich-su/index.html

 

Cùng chủ đề

Ký ức Hà Nội qua những cửa ô

Cửa ô Chiến thắng kể lại câu chuyện lịch sử về sự kiện các đoàn quân Bộ đội cụ Hồ, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô tiến về tiếp quản Hà Nội vào tháng 10/1954, đặc biệt là lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột cờ ngày 10/10/1954, với sự tham gia của các đơn vị Quân đội tham gia tiếp quản thành phố; những tài liệu, hình ảnh về...

Nhớ về những cửa ô Hà Nội

TPO - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô” tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hà Nội với 36 phố phường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Ấn tượng Lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đồng chí Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 15/12, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng mừng giáng sinh và năm mới 2025

NDO - Cây thông ánh sáng – hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025  (Da nang X'mas - New Year Festival 2025)  – đã được thắp sáng tối 16/12, bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Cây thông ánh sáng cao 20m là một...

Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024

NDO - Năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định. Với tổng số lượt khách tham quan, du lịch ước đạt 9.200.000 lượt (tăng 83,9% so với năm 2023), Bình Định đã ghi nhận những con số ấn tượng, khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Định, năm 2024, lượng khách quốc tế...

Bài đọc nhiều

LPBank lọt top đầu 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nhà tuyển dụng được yêu thích 2024

Năm 2024 chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới. Không chỉ khẳng định năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh ấn tượng, LPBank còn liên tục gặt hái thành công với hàng loạt giải thưởng uy tín. Mới đây, LPBank tiếp tục được xướng tên trong TOP 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam và là “Nhà...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 thăm, tặng quà gia đình chính sách

(NLĐO)- Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thăm Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Quảng Ngãi ...

NVIDIA chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD

NVIDIA đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong vòng 4 năm tới, giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp, khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp. ...

Cùng chuyên mục

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ,...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam hết sức quan trọng ...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Đồng thời, lên kế hoạch phóng tên lửa tầm bắn tối...

[Ảnh] Ấn tượng Lễ Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Tổng duyệt Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đồng chí Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng tới dự và chủ trì Lễ Tổng duyệt. NDO - Sáng 17/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng...

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Mới nhất

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Mới nhất