Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCứ 4 năm ĐBSCL lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực...

Cứ 4 năm ĐBSCL lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan


Con đường thích ứng tốt nhất là làm đúng quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL

Liên quan đến vấn đề mặn thọc sâu vào đất liền ở một số địa phương, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho hay, dù không gay gắt nhưng mùa khô năm 2016 và mùa khô năm 2020, nước sông Mekong không quá cạn kiệt nhưng trên các nhánh sông Cửu Long vẫn có hiện tượng mặn thọc sâu vào đất liền.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 1.

Dù không gay gắt nhưng mùa khô năm 2016 và mùa khô năm 2020, nước sông Mekong không quá cạn kiệt nhưng trên các nhánh sông Cửu Long vẫn có hiện tượng mặn thọc sâu vào đất liền. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo ông Thiện, vấn đề trên có thể giải thích do 2 yếu tố. Một là do thủy triều mùa khô này dâng cao hơn trung bình nhiều năm, lực biển mạnh nên đẩy nước mặn vào đất liền. Hai là do thủy triều vào ĐBSCL không còn không gian lan tỏa vì các công trình ngăn mặn (đê cống) đã đóng chặt. Nước thủy triều chỉ chảy được trong lòng các sông nhánh sông Cửu Long, không lan tỏa được nên thọc sâu.

“Từ đó có thể thấy, việc cố thủ ngăn mặn triệt để vùng ven biển sẽ đẩy vấn đề mặn vào sâu trong đất liền hơn theo các ngả sông chính” – ông Thiện nhận định.

Riêng về sụt lún ở tỉnh Cà Mau, ông Thiện cho hay, không chỉ năm nay, việc sụt lún đất nghiêm trọng bên trong các vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau (nhiều nhất ở huyện Trần Văn Thời) đã xảy ra vào mùa khô 2020.

Nguyên nhân của hiện tượng sụt lún đất này khá đơn giản. Trước đây các vùng này có hai mùa mặn và ngọt. Mùa mưa thì ngọt nhờ nước mưa, đến mùa khô khi nước mưa bốc hơi hết thì còn lại nước mặn từ biển vào.

Sau khi các vùng này được bao đê trữ nước mưa để ngọt hóa quanh năm thì nước mặn không còn vào được nữa. Trong những năm El Nino khô hạn cực đoan thì lượng nước mưa từ mùa mưa trước đã bị cạn kiệt ngay đầu mùa khô năm sau nên kênh mương nội đồng bị cạn, có khi đáy kênh cũng nứt đất làm cho đất bị co ngót dẫn đến sụt lún.

“Ở những nơi đắp đất làm đường giao thông ven kênh thì sụt lún càng mạnh hơn, làm hư hại đường sá” – ông Thiện nhấn mạnh.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 2.

Sụt lún đường giao thông tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.M

Ông Thiện nêu rõ, hiện tượng sụt lún vùng ngọt hóa nói trên là sụt lún cục bộ, không liên quan đến tình hình sụt lún chung của toàn ĐBSCL (do khai thác nước ngầm tầng sâu gây nên).

Để không cần phải bị ám ảnh bởi hạn mặn mỗi khi mùa khô đến, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho rằng, con đường thích ứng tốt nhất là làm đúng theo quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/2/2022.

Theo quy hoạch tích hợp, ĐBSCL chia thành 3 vùng. Vùng lõi ngọt ở phía thượng lưu là vùng luôn luôn có nước ngọt kể cả những năm cực đoan nên ưu tiên cho cây lúa, cây trái, thủy sản nước ngọt. Tiếp đến là vùng lợ với chế độ nước luân phiên, nước ngọt vào mùa mưa có thể trồng lúa, nước mặn-lợ vào mùa khô. Đối với vùng này cần chuyển đổi hệ thống canh tác sang thích ứng với nước lợ-mặn vào mùa khô để nước mặn-lợ là cơ hội chứ không phải là mối ám ảnh mỗi mùa khô nữa. Còn vùng sát ven biển là vùng mặn quanh năm thì phát triển hệ thống canh tác thích ứng với chế độ mặn quanh năm.

“Nếu thực hiện đúng phân vùng theo Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thì chúng ta không cần phải “oằn mình chống mặn” mỗi khi mùa khô đến mà còn có thể tận dụng được cơ hội kinh tế trong nước mặn. Thay vì tiếp tục cố thủ, “chiến đấu” với hạn mặn bằng công trình ở vùng ven biển để dịch chuyển vấn đề hạn mặn vào sâu hơn trong đất liền như đã nói ở trên và làm các vùng ngọt hóa sẽ ngày càng mong manh hơn” – ông Thiện nói thêm.

4 năm 1 lần sẽ có đợt hạn mặn cực đoan trong mùa khô

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn – cố vấn khoa học Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), gần như theo chu kỳ từ năm 2016, rồi 2020 và nay là 2024, cứ 4 năm một lần sẽ có đợt hạn hán, xâm nhập mặn cao hơn trung bình nhiều năm. Ngoài việc thiếu nước ngọt ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề sụt lún rất đáng quan tâm.

Mùa khô bất ổn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cứ 4 năm lại xuất hiện một đợt hạn mặn cực đoan (Bài 4)- Ảnh 3.

Sạt lún gây thiệt hại nhà dân ở xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Huỳnh Xây

Ông Tuấn cho biết, ở ĐBSCL, hầu hết đường giao thông được hình thành bên cạnh việc đào các con kênh, mương lấy đất đắp lên. Đất ở đây, về mặt cơ học phải có một độ ẩm nhất định, khi độ ẩm quá lớn sẽ gây nhão, khi độ ẩm quá ít lại gây co ngót dẫn tới sụt lún, sạt lở.

Một số công trình ngăn mặn đưa nước ngọt vào, nhưng ở một số thời điểm khí hậu cực đoan như trong mùa khô năm nay, vấn đề sụt lún đã xảy ra, đặc biệt là ở Cà Mau. Điển hình như ở huyện Trần Văn Thời, có nơi sụt lún tới 2m, dù địa phương áp dụng một số giải pháp như hạn chế xe tải nặng qua các tuyến đường có nguy cơ sụt lún cao, tuy vậy ngay cả ban đêm không có xe chạy vẫn dẫn tới sụt lún, sạt lở cục bộ.

“Tôi đã có những chuyến đi về vùng sụt lút và nhận thấy, với các công trình ngăn được mặn, phần cấp nước ngọt bổ sung lại không có, nên đất co ngót, phản áp suất không còn, dễ dàng chịu tác động và sụt lún. Đôi khi chúng ta mong muốn ngăn mặn, giữ được ngọt, nhưng đôi khi lại dẫn tới hệ quả khác và tác hại không nhỏ, đất đã sụt lún thì không còn cách gì có thể nâng lên được. Đấy là thiệt hại chưa tính tới được” – ông Tuấn chia sẻ.

Ông Tuấn cho rằng, rất nhiều năm qua, người dân ven biển của ĐBSCL đã sống chung với hạn, họ sẽ phải tìm giải pháp để giảm thiệt hại. Có nhiều người dân tự đầu tư trang bị máy đo mặn, sau đó thông báo trong cộng đồng với nhau. Ở các vùng ngọt, chưa cần tới dự báo của cơ quan chức năng, họ đã tự dự báo và chuẩn bị ứng phó, như xuống giống sớm hơn để tránh hạn, mặn. Mặc dù chỉ đạo của cấp chính quyền là xuống giống trước cuối tháng 12/2023, nhưng có nhiều vùng giữa tháng 11/2023 đã xuống giống rồi.

Người dân cũng biết cách chuyển đổi sản xuất, thay vì làm lúa 2 vụ, người dân luân canh lúa – tôm để thích nghi. Người dân cũng biết trữ nước trong điều kiện của họ, hình ảnh lu chứa nước luôn có nên giảm nhiều áp lực cho cấp nước sinh hoạt.

Tuy nhiên, do diễn biến của hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp hơn, cần phải tăng cường dự báo và cảnh báo sớm, thông tin cho người dân. Song song đó là có giải pháp tạo sinh kế cho mới cho người dân, lúc đó có thể coi hạn, mặn không phải là vấn đề gì nghiêm trọng.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa 350 người mắc kẹt giữa đèo ở Khánh Hoà về nơi an toàn

Tối 15/12, ông Chu Văn An, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng nỗ lực giải phóng đất đá sạt lở, mở đường, đưa hơn 350 người bị mắc kẹt giữa đèo Khánh Lê về nơi an toàn, trong đó gồm nhiều người già, phụ nữ và trẻ em.Một số người dấu hiệu mệt mỏi sẽ về thị trấn Khánh Vĩnh (huyện Khánh Vĩnh)...

Gần 260 người mắc kẹt do sạt lở đèo Khánh Lê đường nối Nha Trang – Đà Lạt

Vụ sạt lở đèo Khánh Lê, đoạn qua huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) khiến giao thông chia cắt, 260 người trên các ô tô bị kẹt lại giữa đường. Sạt lở trên đèo Khánh Lê khiến giao thông bị tê liệt, ngày 15/12. Video: Anh Lơi Thông tin trên được ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) trả lời VietNamNet, chiều nay (15/12) về sự cố sạt lở trên đèo Khánh Lê. Ông Hường cho...

Gần trăm hộ dân hồ hởi về nhà sau 3 tháng phải di dời vì sạt trượt

99 hộ dân với 351 nhân khẩu ở vùng sạt lở tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã được trở về nhà sau thời gian chính quyền ban bố lệnh di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. ...

Hơn 200m bờ biển Hội An bị sóng đánh tan hoang, Quảng Nam chỉ đạo ‘nóng’

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chỉ đạo Sở NN&PTNT, UBND TP Hội An kiểm tra tình hình sạt lở tại bờ biển Cẩm An, đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, TP Hội An.Trước mắt, chính quyền thành phố sử dụng kè bằng bao chứa cát để chắn sóng tạm thời nhằm hạn chế việc sạt lở. Bên cạnh đó, UBND TP Hội An chỉ đạo Phòng Kinh tế,...

Sớm khắc phục đường nông thôn bị sụt lún ở Bạc Liêu

Nhiều đoạn đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu bị sụt lún vẫn chưa được khắc phục, khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Tính đến thời điểm này, Gia Lâm là huyện thứ 2 của TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn...

Trường ngoài công lập đong đếm bài toán thưởng Tết

Thời điểm này, nhiều trường học tại TPHCM đã dự trù mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cho cán bộ, công nhân viên. ...

Đường hoa nông thôn mới ở một huyện của Đồng Tháp đêm điện sáng, ngày bông trang nở cản chả kịp

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng của người dân, phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đã có những chuyển biến tốt, đặc biệt...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, ngay sau khi tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày của triển lãm. ...

Cận cảnh hơn trăm xe buýt nằm bãi sẵn sàng vận hành cùng Metro 1

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga Metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến Metro chính thức đưa vào khai thác thương mại. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Chặn hết Facebook cha mẹ, họ hàng: Khỏi bình luận qua lại, lộ hết chuyện riêng tư!

'Họ hàng bình luận ngoài lề, vô thưởng vô phạt hoặc lộ ra việc riêng gia đình. Tôi đặt giới hạn người xem để nhóm gia đình không đọc cho đỡ phiền hà'. "Những nhóm tin nhắn của gia đình, chủ yếu người lớn...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Cùng chuyên mục

Hình ảnh đường huyết mạch ở Bình Dương quá tải, dồn ứ

TPO - Đường Mỹ Phước Tân Vạn dài 62km, là tuyến giao thông huyết mạch tại Bình Dương, kết nối với TPHCM và khu vực Đông Nam bộ. Trong đó hơn 40km từ TP.Thủ Dầu Một đến TP.Dĩ An với 6 làn xe, đang quá tải, ô tô xếp 3 hàng dồn ứ. Riêng đoạn từ TP.Bến Cát tới huyện Bàu Bàng có 10 làn xe nên thông thoáng. Tới đây, Bình Dương dự kiến đầu tư nâng...

Cán bộ phải gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau

Nói trước 980 đại biểu trong phiên trọng thể Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024-2029) ngày 18-12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhắn nhủ thông điệp ấy. Cùng với chỉ ra việc cần nhận thức vai trò...

3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

GĐXH - Nếu bạn thuộc một trong 3 cung hoàng đạo này, cơ hội để bạn trở nên giàu có trong 2 năm tới là rất lớn. ...

Bán kết Miss Charm 2024: Thí sinh quốc tế bốc lửa, người đẹp Việt Nam vấp ngã

Bán kết Miss Charm 2024 vừa diễn ra tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TP.HCM với dự dẫn dắt của Olivia Tan - Á hậu 2 Miss Charm 2023 và MC Lanie Nguyen (Huyền Ny). Gần 40 cô gái đến từ nhiều nơi trên thế giới đã trải qua 3 phần thi gồm bikini, trang phục dạ hội và trang phục dân tộc.Đêm bán kết là cơ hội để các người đẹp quốc tế quảng bá bản sắc...

Đi đổ xăng, nơi xếp hàng chờ tới lượt, chỗ ào lên chen ngang

Cây xăng không chỉ là nơi để đổ xăng, mà còn là nơi người ta thấy được những hành động đẹp và chưa đẹp. Cũng tại cây xăng khác ở quận Gò Vấp, một số khách hàng phản ứng lại với nhân viên vì...

Mới nhất

Cháy công ty giày da ở Nam Định

Ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại một kho xưởng giày da ở xã Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), cột khói bốc lên hàng chục mét. Trưa 19/12, trao đổi với PV, lãnh đạo UBND xã Nghĩa Hải xác nhận, vụ cháy vừa xảy ra trên địa bàn. Theo đó, khoảng 10h cùng ngày, tại nhà kho của công...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. ...

Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi năng lượng tái tạo, mở vốn ngoại cho điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với loạt chính sách ưu đãi mới. ...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Tổng lãnh sự Nhật Bản thăm Báo Thanh Niên

Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM Ono Masuo chia sẻ thân tình khi tới thăm Báo Thanh Niên và bày tỏ mong...

Mới nhất