Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếCovid-19: Ác mộng đã qua?

Covid-19: Ác mộng đã qua?



Biến thể virus suy yếu, lượng người đã tiêm vaccine và khỏi bệnh là những điều kiện đủ để thế giới vượt qua “cơn ác mộng” Covid-19…

Mỹ vẫn đang nghiên cứu vaccine thế hệ tiếp theo để chống lại các biến thể của virus SARS-CoV2.  Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Mỹ vẫn đang nghiên cứu vaccine thế hệ tiếp theo để chống lại các biến thể của virus SARS-CoV2. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Ngày 5/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại trên toàn cầu. Tuy nhiên, do đại dịch chưa hoàn toàn kết thúc, WHO khuyến nghị các quốc gia chuyển đổi từ việc đáp ứng khẩn cấp sang quản lý bền vững, lồng ghép với các mối đe dọa khác và mang tính dài hạn.

Trước khi WHO công bố điều này thì hầu hết các quốc gia châu Âu từng đưa ra tuyên bố hết dịch Covid-19. Slovenia là quốc gia châu Âu “nổ phát súng đầu tiên”, mở cửa trở lại biên giới với các nước Áo, Croatia, Hungary và Italy khi Thủ tướng Slovenia Janez Jansa vào ngày 15/5/2020 tuyên bố chính thức hết dịch Covid-19. Tiếp đó, nước này tuyên bố hết dịch lần thứ hai ngày 15/6/2021, sau tám tháng dịch tái bùng phát, đồng thời dỡ bỏ hầu hết các hạn chế liên quan.

Châu Âu đi đầu

Thủ tướng Janez Jansa nhấn mạnh, những số liệu thống kê cho thấy Slovenia là quốc gia có tình hình chống dịch bệnh tốt nhất ở châu Âu và vào thời điểm công bố thì nước này không cần tiếp tục sử dụng các biện pháp đặc biệt để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Tuy nhiên, dù chính phủ tuyên bố hết dịch nhưng một số biện pháp vẫn được duy trì như đeo khẩu trang bắt buộc, cấm tụ tập đông người tại nơi công cộng, bảo đảm các quy tắc về giãn cách xã hội…

Thụy Điển là quốc gia Bắc Âu dỡ bỏ hầu hết hạn chế phòng dịch và xét nghiệm Covid-19 nội địa từ ngày 9/2/2022.

Sau đó không lâu, chính phủ Thụy Điển tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế còn lại – như một cách ngầm tuyên bố đại dịch ở nước này đã chấm dứt, nhờ hiệu quả của vaccine và do biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn, giúp giảm số ca bệnh nặng và tử vong.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, Thụy Điển hạn chế việc phong tỏa, thay vào đó, họ chủ yếu áp dụng các biện pháp chống dịch mang tính tự nguyện.

Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren nói rằng, dù số ca nhiễm Omicron vẫn nhiều, Covid-19 không được xem là gây nguy hiểm cho cộng đồng ở mức độ nguy hiểm cấp đại dịch toàn cầu nữa. Bà Hallengren nói: “Khi chúng tôi biết về đại dịch thì nó đã kết thúc”.

Kể từ ngày 9/2/2022, các nhà hàng và quán bar ở Thụy Điển được phép mở cửa sau 23h và không giới hạn số lượng khách. Những sự kiện lớn không còn giới hạn người tham dự và không yêu cầu chứng minh đã tiêm vaccine. Hành khách di chuyển trên phương tiện công cộng cũng không bắt buộc đeo khẩu trang, khuyến nghị hạn chế tiếp xúc xã hội cũng được dỡ bỏ.

Có thể thấy điều tương tự tại các quốc gia Bắc Âu, nơi hầu như các hạn chế được bãi bỏ, số ca nhiễm đã giảm đáng kể trong thời gian qua. Các chuyên gia y tế cho biết Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan và Iceland đều có tỷ lệ tiêm chủng cao, điều đó đã giúp người dân được bảo vệ tốt hơn trước virus.

Trên khắp châu Âu, các hạn chế được bỏ dần từ khoảng tháng 3/2022. Theo The Guardian (Anh), người Pháp bỏ phần lớn các quy định phòng Covid-19 từ ngày 14/3/2022. Tại Đức, việc dỡ bỏ được công bố từ ngày 20/3/2022. Theo đó, người dân chỉ phải đeo khẩu trang bắt buộc trên phương tiện công cộng, đến bệnh viện, trạm dưỡng lão và quy định này không còn hiệu lực khi tới các địa điểm như cửa hàng, nhà hàng, trường học…

Mỹ tiếp tục nghiên cứu vaccine

Muộn hơn các quốc gia châu Âu, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/4/2023 mới chính thức công bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế quốc gia do đại dịch toàn cầu Covid-19, vốn đã làm hơn 1 triệu người tử vong ở Mỹ trong hơn ba năm qua.

Quyết định này khép lại việc tài trợ tốn kém cho các xét nghiệm Covid-19, tiêm vaccine miễn phí và các biện pháp khẩn cấp khác kể từ tháng 1/2020 để đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi đại dịch.

Nhà Trắng cho biết, mặc dù Mỹ chính thức chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với Covid-19, song chính quyền vẫn nghiên cứu vaccine thế hệ tiếp theo và các biện pháp khác để chống lại biến thể của virus SARS-CoV2 trong tương lai.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ (giấu tên) cho biết: “Dự án NextGen đẩy nhanh và hợp lý hóa sự phát triển nhanh chóng của thế hệ vaccine và phương pháp điều trị tiếp theo nhờ hợp tác công tư”. Theo Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia y tế hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, ngày 9/2/2022, Mỹ “đạt được nhiều tiến bộ trong việc chấm dứt đại dịch Covid-19 một cách toàn diện”.

Biến thể Omicron hiện đang suy yếu, nhiều người đã được tiêm chủng hoặc từng mắc Covid-19, dẫn đến tình trạng con người có đủ khả năng bảo vệ trước đại dịch, chuyển trạng thái từ bệnh dịch toàn cầu sang giai đoạn bệnh đặc hữu. Tiến sĩ Fauci cho rằng: “Không có cách nào để tiêu diệt loại virus này, nhưng những hậu quả mà nó gây ra có thể giảm bớt, vào thời điểm có đủ số người được bảo vệ nhờ tiêm chủng hoặc khỏi bệnh”.

Cách tiếp cận mới ở châu Á

Theo thông tin tư vấn trên InsideAsia Tours, nhà điều hành tour du lịch châu Á, hầu như các điểm đến đã nới lỏng hoàn toàn các yêu cầu nhập cảnh, nhất là ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Lào, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc và Nhật Bản.

Sau thông báo của WHO rằng giai đoạn khẩn cấp của Covid-19 đã qua, Nhật Bản dỡ bỏ cảnh báo du lịch nước ngoài đối với công dân của mình vào ngày 8/5/2023. Đây là bước cuối cùng trong quá trình nối lại hoàn toàn hoạt động du lịch, trở về mức bình thường trước đại dịch. Nước này cũng dỡ bỏ giới hạn nhập cảnh và tiếp tục miễn thị thực du lịch vào tháng 10/2022, bỏ tất cả các yêu cầu tiêm chủng vào ngày 29/4/2023. Khách du lịch không còn phải làm xét nghiệm trước khi khởi hành hoặc xuất trình bằng chứng tiêm chủng.

Hong Kong (Trung Quốc) loại bỏ tất cả các yêu cầu nhập cảnh liên quan đến Covid-19 kể từ hồi đầu năm 2023, cho phép cả khách du lịch chưa tiêm chủng nhập cảnh mà không cần đưa bất kỳ chứng minh tiêm chủng hoặc xét nghiệm PCR nào. Trong trường hợp nhiễm Covid-19 khi đang ở đây, khách không cần cách ly tuy vẫn phải tuân thủ hướng dẫn y tế để giảm thiểu sự lây lan của virus.

Hàn Quốc loại bỏ các yêu cầu xét nghiệm PCR kể từ đầu tháng 10/2022. Từ ngày 1/4/2023, nước này miễn trừ K-ETA (Hệ thống cấp phép đi lại điện tử bắt buộc đến Hàn Quốc) cho 22 quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh và 12 quốc gia khác ở châu Âu, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand.

Tại Việt Nam, ngày 3/6, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, đồng thời ban hành hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023-2025 theo tình hình mới. Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá rất cao các biện pháp ứng phó của Việt Nam ngay từ thời điểm ban đầu.

Các chuyên gia quốc tế ghi nhận, Việt Nam trở thành một điển hình đối phó thành công với đại dịch, thường được WHO đề cập và lan tỏa.





Nguồn

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Thách thức mới nổi của y tế Việt Nam và lời giải từ Covid-19

(Dân trí) - Giám đốc Quốc gia CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nhận định các nguy cơ dịch bệnh thay đổi rất nhanh. Do đó, điểm mấu chốt là hệ thống y tế phải luôn thích ứng để bắt kịp với sự thay đổi đó. Nhân kỷ niệm một năm nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và chào đón 30 năm quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (năm 2025), báo Dân trí có...

Doanh thu Pfizer tăng vọt nhờ thuốc điều trị COVID-19

Hãng dược Pfizer của Mỹ công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng nhờ doanh số tăng từ thuốc dùng trong điều trị COVID-19 và một số bệnh ung thư khác. Trong quý 3, doanh số Paxlovid đạt 2,7 tỉ USD, tăng thêm 2,5 tỉ...

Bất chấp khó khăn do đại dịch và thời tiết khắc nghiệt, kênh đào Panama vẫn hoạt động bền bỉ

Dù chịu ảnh hưởng của tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhưng doanh thu từ hoạt động vận hành kênh đào Panama trong tài khóa 2024 vẫn lên tới gần 5 tỷ USD.

Nguồn cảm hứng tích cực khi được cho đi những “giọt máu vàng”

Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọngNgày 26/10, Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”. Sự kiện nhằm tôn vinh, tri ân những cá nhân, tập thể hiến tiểu cầu thường xuyên góp phần đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chế phẩm tiểu cầu cho cấp cứu và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ukraine lạnh nhạt với Anh vì không gửi thêm tên lửa Storm Shadow, Lầu Năm Góc vội “gỡ rào” giúp Kiev

Tờ Guardian dẫn lời các quan chức Ukraine đánh giá mối quan hệ giữa Kiev và London đã xấu đi kể từ khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer nắm quyền lãnh đạo nước Anh.

Cả tuần, giá dầu vẫn tăng hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 9/11, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm hơn 2% khi các nhà giao dịch bớt lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung kéo dài do bão ở vùng duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây nhiều ấn tượng.

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Bệnh gout nên ăn cá gì?

Người bệnh gout có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá chình; tránh cá ngừ, cá thu, cá mòi... vì chúng chứa nhiều purine, khiến bệnh trở nặng. Gout là dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric thừa tích tụ trong cơ thể làm hình thành các tinh thể tại khớp. Biểu hiện là đau đột ngột và dữ dội ở các khớp, kèm theo sưng đỏ, khiến hạn chế vận động.Nguyên tắc dinh dưỡng...

Tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có khối u, cần đi kiểm tra ngay kẻo bệnh trở nặng

Khối u ác tính có sức tàn phá cơ thể rất mạnh, không chỉ xâm lấn cơ quan ban đầu nó xuất hiện mà còn có khả năng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng. Phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi sớm. ...

Cùng chuyên mục

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng"Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng Theo bác sỹ...

Ngứa cảnh báo tình trạng nguy hiểm không chỉ là bệnh ngoài da khi trời hanh khô

Ngứa là tình trạng nhiều người hay gặp trong thời tiết lạnh, hanh khô. Ngứa kèm nổi mẩn đỏ cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. ...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau mắt đỏ, điều này có đúng không? Xin bác sĩ cho biết thêm về công dụng của chanh trong đời...

Tập thể dục chân trần có tốt không?

Không thể phủ nhận vai trò của những loại giày cần thiết khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, theo Women’s Health, đi chân trần khi tập thể dục có thể mang lại lợi ích. Một số chuyên gia thể hình...

Mới nhất

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. ...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? ...

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế...

Thuốc Fentanyl – Hiệu lực gấp nhiều lần Morphine nhưng cần thận trọng

Fentanyl là loại thuốc có tác dụng gần giống Morphine nhưng hiệu lực lại cao gấp nhiều lần. Loại thuốc này thường chỉ được chỉ định trong một số trường hợp nhất định. Vậy,...

Mới nhất