Trang chủVăn hóa - Xã hộiÂm nhạcCông nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn...

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn …

Công nghiệp văn hóa có khả năng mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị và văn hóa

PGS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:

Cần sự nỗ lực liên tục trong nhiều năm

Việc chuyên nghiệp hóa sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có thể tạo ra những đột phá trong phát triển văn hóa, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ tiềm năng này qua các sự kiện như tour biểu diễn của Blackpink tại Hà Nội, chỉ trong 3 đêm đã mang lại hơn 630 tỉ đồng doanh thu, hay nhiều bộ phim điện ảnh có doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Điều này chứng tỏ rằng công nghiệp văn hóa có khả năng mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị và văn hóa.

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sáng tạo- Ảnh 1.

PGS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Để công nghiệp văn hóa phát triển, tôi cho rằng chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, môi trường đồng bộ, thuận lợi cho sự phát triển của các lĩnh vực trong công nghiệp văn hóa. Có các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế và địa vị pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cho các dự án sáng tạo và khởi nghiệp.

Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa, bằng cách xây dựng và nâng cấp nhà hát, bảo tàng, trung tâm văn hóa và các khu vui chơi giải trí để đạt chất lượng cao. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tăng cường đào tạo chuyên sâu cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo và nhân viên trong ngành công nghiệp văn hóa, bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ; hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo và cập nhật các xu hướng mới nhất trong ngành.

Đẩy mạnh công tác quảng bá văn hóa Việt Nam thông qua các kênh truyền thông hiện đại, các sự kiện quốc tế và các chiến dịch marketing chiến lược. Tổ chức các liên hoan nghệ thuật, triển lãm và sự kiện văn hóa quốc tế tại Việt Nam để thu hút sự chú ý của truyền thông và du khách quốc tế. Việt Nam cũng cần tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ nguồn lực, mở rộng thị trường và tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu, biểu diễn và hợp tác quốc tế.

Trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á không phải là một quá trình diễn ra trong ngắn hạn, mà cần sự nỗ lực liên tục trong nhiều năm. Và tôi tin tưởng, với những chiến lược đúng đắn và sự quyết tâm của toàn xã hội, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này trong vòng 10-20 năm tới. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức văn hóa và cộng đồng, cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía công chúng.

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sáng tạo- Ảnh 3.

Chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” đang thu hút khán giả. (Ảnh do BTC cung cấp)

TS ĐỖ QUỐC VIỆT, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch:

Xây dựng chính sách ưu đãi và cơ chế đặc thù cho điện ảnh

Việt Nam có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên đa dạng trải dài khắp cả nước là điều kiện lý tưởng để thu hút các đoàn làm phim nước ngoài quay phim tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng và thế mạnh này bởi chưa có chính sách ưu đãi thuế, trang thiết bị kỹ thuật tiền kỳ, dịch vụ hậu kỳ chưa đồng bộ, hiện đại.

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sáng tạo- Ảnh 4.

TS Đỗ Quốc Việt. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Với mục tiêu chủ yếu, đến năm 2030 đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD), điện ảnh Việt Nam cần phát huy vai trò công nghiệp sáng tạo, phát triển các dịch vụ đi kèm của bộ phim. Những sản phẩm được quảng bá theo tác phẩm điện ảnh như: bối cảnh, bất động sản, thời trang; mỹ phẩm, hàng hóa tiêu dùng, sản phẩm âm nhạc… cần có chính sách hỗ trợ phát triển.

Để phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực điện ảnh, tôi đưa ra một số giải pháp trọng tâm như: Khẩn trương hoàn thiện các văn bản pháp lý để đồng bộ hóa, điều chỉnh phù hợp các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực điện ảnh và các hoạt động khác có liên quan. Xây dựng các cơ chế, chính sách trong hợp tác đầu tư sản xuất phim nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và phát triển các cụm rạp, phòng chiếu phim chất lượng cao phục vụ nhu cầu xã hội.

Xây dựng chính sách thu hút các đạo diễn, biên kịch, quay phim có trình độ cao tham gia vào hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; chính sách cho các cơ sở sản xuất, phát hành, phổ biến phim nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư và mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam. Đầu tư chương trình đào tạo chuyên sâu, đặc thù cho ngành điện ảnh thông qua chính sách học bổng đào tạo đội ngũ các nhà làm phim chuyên nghiệp: biên kịch, đạo diễn, diễn viên, quay phim, thiết kế mỹ thuật, âm nhạc, hóa trang, phục trang, kỹ xảo, công nghệ, lý luận phê bình, sản xuất phim, phát hành phim… đáp ứng được nhu cầu phát triển của điện ảnh trong thời kỳ mới.

Nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên MAI THU HUYỀN:

Mong có những chính sách bảo hộ cho phim Việt

Tôi thấy hiện có ít phim được nhà nước đặt hàng, phim điện ảnh phần nhiều là tư nhân tự đầu tư sản xuất và đưa ra thị trường. Vì thế, các phim quy mô thuộc những chủ đề về lịch sử, văn hóa, rất ít do những phim này thường chi phí đầu tư lớn mà lại mạo hiểm trong vấn đề thu hồi vốn nên nhà làm phim tư nhân ít chọn lựa. Họ thường tìm kiếm những chủ đề hợp thị hiếu khán giả cho mục đích thương mại. Vì vậy, tôi đề xuất nhà nước quan tâm đầu tư cho điện ảnh tư nhân để có những dự án phim đầu tư lớn, tạo được điểm nhấn cho thị trường khi ra rạp. Vấn đề phát hành, tôi mong có những chính sách bảo hộ để phim Việt được ưu tiên về suất chiếu, giờ chiếu.

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sáng tạo- Ảnh 6.

Nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên Mai Thu Huyền. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Điện ảnh Việt cần có các chính sách để thu hút các đoàn phim nước ngoài đến chọn bối cảnh, sử dụng dịch vụ địa phương, góp phần quảng bá cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt qua các phim, thúc đẩy kinh tế địa phương. Đây cũng là phương án góp phần tạo cơ hội để lực lượng làm nghề tiếp cận với các đoàn quốc tế, học hỏi kinh nghiệm.

Lâu nay, để đưa phim đến các liên hoan phim, nhà sản xuất đều phải tự tìm tòi, nỗ lực mày mò đăng ký rồi đưa phim đi. Nếu có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, có đội ngũ liên kết với các liên hoan phim lớn và đưa phim Việt tham gia hằng năm, có gian hàng giới thiệu phim Việt tại các chợ phim thì sẽ tốt hơn. 

Đạo diễn THÁI HUÂN:

Đó là xu thế tất yếu

* Vừa qua Singapore đã thắng lớn với thương vụ mời Taylor Swift về biểu diễn. Anh đánh giá thế nào về điều này?

– Đạo diễn THÁI HUÂN: Việc gắn sự kiện văn hóa với kinh tế du lịch hoàn toàn đúng đắn và đạt kết quả thực tiễn hết sức rõ ràng. Nhìn từ mô hình các nước khu vực họ làm điều này, đã mang lại hiệu quả từ lâu. Ở nước ta, sau dịch COVID -19 xu hướng du lịch gắn với sự kiện văn hoá (nghệ thuật, âm nhạc..) cũng đã mang đến hiệu ứng tích cực.

Công nghiệp văn hóa trước cơ hội lớn (*): Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, khuyến khích sáng tạo- Ảnh 7.

Đạo diễn Thái Huân. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

* Anh đánh giá thực trạng của nền công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện tại thế nào?– Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các show diễn của những nghệ sĩ quốc tế, tuy nhiên vẫn còn ít nghệ sĩ danh tiếng đương thời. Một số ít nghệ sĩ Việt bằng nỗ lực cập nhật xu thế, tận dụng mạng xã hội để bước ra thế giới, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế và đơn độc. Cơ quan quản lý Nhà nước, chỉ mới tập trung bảo tồn, quảng bá văn hóa Việt. Văn hóa mang tính đại chúng vẫn chưa được quan tâm rõ rệt.

* Theo anh, giải pháp nào để phát triển công nghiệp văn hóa Việt?

Nhà nước và các công ty giải trí cần chung tay trong việc tiếp cận, học hỏi, xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu của mình. Đầu tư việc giáo dục và phát triển nghề nghiệp, bên cạnh việc giáo dục ý thức – vai trò và trách nhiệm của nghệ sĩ với đất nước, xã hội, khán giả.

Thuỳ Trang thực hiện

PGS TS TRẦN YẾN CHI, nguyên quyền trưởng Khoa Đào tạo Trường ĐH Sân khấu – Điện ảnh TP HCM:

Phải tính đường dài

Giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa hướng TP HCM trở thành thành phố sáng tạo là cần xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa dài hạn. Xác định rõ vai trò và mục tiêu của công nghiệp văn hóa trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của TP HCM. Đề ra tầm nhìn cụ thể để TP HCM trở thành một thành phố trong mạng lưới sáng tạo toàn cầu. Lựa chọn các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng như điện ảnh, âm nhạc, thiết kế và sản xuất nội dung số làm trọng tâm đầu tư và phát triển.

NSND ĐÀO BÁ SƠN:

Biến không gian mở thành địa điểm biểu diễn

Thiết lập các khu vực tập trung các doanh nghiệp sáng tạo, cơ sở đào tạo và không gian làm việc chung để thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới. Đặc biệt, tận dụng không gian công cộng, biến các công viên, quảng trường và không gian mở thành địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa và sáng tạo”.

PGS TS PHAN BÍCH HÀ:

Khơi dậy tư duy sáng tạo trong thế hệ trẻ

Cần xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu, hợp tác với các trường đại học và tổ chức quốc tế để đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và công nghệ sáng tạo. Khuyến khích giáo dục sáng tạo từ sớm, tích hợp các môn học về nghệ thuật, thiết kế và công nghệ vào chương trình giáo dục phổ thông để khơi dậy tư duy sáng tạo cho thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, tổ chức các sự kiện quốc tế và định kỳ tổ chức các liên hoan nghệ thuật, triển lãm sáng tạo và hội chợ văn hóa để thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Thanh Hiệp ghi

Tọa đàm “Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là những trụ cột?”

Tọa đàm “Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là những trụ cột?” diễn ra tại Báo Người Lao Động sáng nay, 5-12.

Chủ trì tọa đàm gồm: PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sĩ Tô Đình Tuân – Tổng Biên Tập Báo Người Lao Động.

Tọa đàm là nơi nhìn lại diện mạo công nghiệp văn hóa trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, có sự tác động đến Việt Nam, trong đó TP HCM – dù có tiềm năng lớn nhưng mức độ phát triển và hiệu quả khai thác công nghiệp văn hóa còn nhiều hạn chế.

Các văn nghệ sĩ sẽ bàn luận về cách làm, kinh nghiệm, bài học đúc kết sau những dự án thành công và hướng tới xây dựng công nghiệp văn hóa của TP HCM nói riêng, cả nước nói chung.

T.Hiệp

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 3-12



Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nghiep-van-hoa-truoc-co-hoi-lon-hoan-thien-khuon-kho-phap-ly-khuyen-khich-sang-tao-196241204211045169.htm

Cùng chủ đề

Đâu là những trụ cột?”

(NLĐO) - Tọa đàm "Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là những trụ cột?" diễn ra tại Báo Người Lao Động vào sáng mai, 5-12 với nhiều đại biểu, khách mời ...

Ánh sáng không còn …

L.T.S: Còn nhiều việc phải làm để phát triển công nghiệp văn hóa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước. ...

Gắn không gian văn hóa sáng tạo mới với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

(Tổ Quốc) - Nghị quyết số 10-NQ/QU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" trong đó quan điểm xuyên suốt của quận Tây Hồ là phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để xây dựng...

Hà Nội khai thác ẩm thực trong phát triển công nghiệp văn hóa

(Tổ Quốc) - Hà Nội có nhiều làng nghề ẩm thực truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước, trong đó có những làng nghề trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, các làng nghề hiện đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. ...

Bế mạc Liên hoan Sân khấu TP HCM lần 1

(NLĐO) - NSƯT Thành Lộc, Hữu Châu, Lê Khánh và vở "Giáng Hương" của Sân khấu Thiên Đăng đã đoạt HCV. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xe tải bốc khói nghi ngút dưới chân đường cao tốc La Sơn – Túy Loan

(NLĐO) – Lực lượng chức năng tại Đà Nẵng vừa cứu hộ thành công phương tiện gặp tai nạn trên cao tốc vào sáng sớm nay. ...

Ngày mai, trực tuyến tọa đàm “Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là trụ cột?”

(NLĐO) - Báo Người Lao Động trực tuyến tọa đàm "Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là những trụ cột?" từ 8 giờ ngày 5-12. ...

Giá vàng hôm nay, 5-12: Tăng rất mạnh

(NLĐO) – Giá vàng hôm nay biến động mạnh khi nước Pháp có bất ổn chính trị, giá trị của đồng USD đi xuống, lãi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm ...

Nguyên nhân vụ hai xe tải tông nhau kinh hoàng trên cao tốc, 2 người tử vong

(NLĐO)- Lái xe không đúng làn đường, đối đầu trực diện với xe tải khác trên cao tốc, tài xế 30 tuổi cùng phụ xe tử vong ...

Chứng khoán trước giờ giao dịch ngày 5-11: PXM bị phạt nặng

(NLĐO)- PXM đang niêm yết trên sàn UpCOM với giá chỉ 500 đồng/cổ phiếu nhưng hầu như không có giao dịch trong nhiều tháng. ...

Bài đọc nhiều

Hình ảnh táo bạo của cháu trai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

(NLĐO) - Thể Thiên - cháu trai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn- khiến khán giả bất ngờ trong album đầu tay. ...

Hà Nội ‘chốt’ concert Anh trai say hi vẫn diễn ra theo kế hoạch, không như lời đồn

Theo thông tin mới nhất, concert 3 và 4 của Anh trai say hi vẫn diễn ra như đúng kế hoạch. Trước đó có thông tin nếu sự kiện này tổ chức sẽ làm ảnh hưởng tới trận thi đấu của đội Việt Nam và Indonesia ngày 15-12. ...

Con gái nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền hoá ‘Thị Nở’

Con gái nghệ sÄ© Thanh Thanh Hiền vào vai Thị Nở trong vở nhạc kịch broadway đầu tiên của Việt Nam mang tên "Giấc mÆ¡ Chí Phèo". Giấc mơ Chí Phèo là vở nhạc kịch được cảm tác từ truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, kể về cuộc đấu tranh khốc liệt của Chí Phèo với tấn bi kịch số phận.Chí Phèo với xuất thân và diện mạo bám sát với nguyên tác văn học.Tuy nhiên, Giấc...

Không có chồng tỷ phú thì cái tên RADA tôi cũng không biết

Mới đây, trong một cuộc trò chuyện về cuộc đời của mình tại một chương tình talk show, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết đã kể lại nguyên nhân khiến bà học lấy bằng Tiến sĩ ở trường RADA - Royal Academy of Dramatic Art - Viện Nghệ thuật kịch Hoàng...

Truyền thông Mỹ sẽ làm rõ nhân phẩm Đàm Vĩnh Hưng và doanh nhân công nghệ

Mới đây, ông bầu Dũng Taylor - chồng của ca sĩ Thu Phương đã chia sẻ với PV Dân Việt những nhận định xung quanh vụ kiện Đàm Vĩnh Hưng và vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền - doanh nhân công nghệ Gerard...

Cùng chuyên mục

Ngày mai, trực tuyến tọa đàm “Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là trụ cột?”

(NLĐO) - Báo Người Lao Động trực tuyến tọa đàm "Phát triển Công nghiệp văn hóa: Đâu là những trụ cột?" từ 8 giờ ngày 5-12. ...

NSND Lê Chức dẫn dắt chương trình Kỷ niệm 120 năm miền quê lụa Hà Đông

(Tổ Quốc)- Giọng đọc "vàng" của sân khấu – NSND Lê Chức, cùng những giọng ca nổi tiếng như ca sĩ Trọng Tấn, Sao Mai Thu Thủy, NSƯT Ngọc Bích… sẽ hội tụ trong chương trình nghệ thuật mang chủ đề Hà Đông, miền khoa bảng, đất địa linh, vươn mình...

Ca sĩ Hoài Lâm đột ngột hủy loạt show, livestream với ngoại hình tiều tụy

Ca sĩ Hoài Lâm đột ngột hủy loạt show diễn trong 3 tháng đồng thời phát trực tiếp (livestream) trên Facebook với biểu hiện "lạ". Ca sĩ Hoài Lâm vừa thông báo tạm dừng hoạt động nghệ thuật và huỷ toàn bộ show diễn trong 3 tháng tới. Hai ngày trước, anh cho biết sẽ hủy đêm nhạc tại phòng trà Đồng Dao, TPHCM hôm 21/12 tới dù lịch trình đã ấn định. Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng báo tin dừng...

Rap giảm nhiệt, rock ấm lên

Nửa cuối năm 2024, rock ấm trở lại với nhiều live show cũng như những sản phẩm âm nhạc ở cả hai miền Bắc, Nam. Nguồn: https://tuoitre.vn/rap-giam-nhiet-rock-am-len-20241204093350571.htm

Cao Thái Sơn phản hồi tranh cãi về chuyện lập kỷ lục khi hát nốt cao

(Dân trí) - Ca sĩ Cao Thái Sơn cho rằng anh luôn đón nhận mọi ý kiến góp ý và biết cách áp dụng sao cho những nốt cao vào bài hát sẽ ở tần số dễ nghe. Vào tháng 11, Cao Thái Sơn đón nhận hai bằng xác lập kỷ lục của tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục người Việt toàn cầu (thuộc Liên minh kỷ lục thế giới), chứng nhận là Nam ca sĩ Việt...

Mới nhất

Nỗ lực giúp đồng bào vùng lũ “an cư lạc nghiệp”

Sau trận mưa lũ lịch sử hồi tháng 9 (bão số 3) vừa qua, hàng nghìn ngôi nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị sập đổ, vùi lấp. Với quyết tâm hết năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục thiệt hại về nhà ở do bão số 3 gây ra, tỉnh Lào Cai đang...

Chi chục triệu đồng ép con học thêm luyện chữ đẹp, có cần thiết?

Với sá»± lên ngôi của máy tính và phần mềm soạn thảo văn bản, nhiều phụ huynh cho rằng việc cho trẻ luyện viết chữ đẹp đã lỗi thời. Là một trong số phụ huynh từng cho con theo học gia sư luyện viết chữ đẹp, chị Khiếu Thị Lan Anh (37 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng,...

Trước ngưỡng cửa của kỷ nguyên mới

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết chia sẻ những nhận định về con đường phát triển của Australia và Việt Nam, đồng thời nêu bật sự ủng hộ mạnh mẽ của Australia đối với những định hướng mà Việt Nam đang theo đuổi. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung chính...

Công bố nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có liên quan công tác nhân sự. Ông Vũ Đại Thắng chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: GIA HÂN Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký...

Bị chê chỉ dám đánh kẻ yếu, ‘vua muay Thái’ viết tâm thư đáp trả

Saenchai đánh bại võ sĩ Heyder AlcantaraHôm 24/11, Saenchai giành chiến thắng trước võ sĩ người Brazil, Heyder Alcantara ở bán kết hạng cân 70kg giải đấu Thai Fight King’s Cup. Tuy nhiên gần đây, người được mệnh danh là “Vua Muay Thai” đã phải viết tâm thư trên facebook sau khi nhận nhiều ý kiến trái chiều...

Mới nhất