Trang chủKinh tếNông nghiệpCon tôm, vật nuôi chủ lực ở ĐBSCL, trong đó có Sóc...

Con tôm, vật nuôi chủ lực ở ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng, “sóng to gió lớn” kéo dài tới khi nào?


Điều này cộng với những tác động đến từ thời tiết, từ giá cước vận tải biển tăng, từ sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt với nguồn tôm giá rẻ các nước… nên các dự báo hầu hết đều có chung nhận định rằng: sóng gió ngành tôm có thể kéo dài đến hết năm 2024.

Trước nhận định trên, thời gian qua, các doanh nghiệp đều rất tích cực trong việc tìm kiếm, tiếp xúc, trao đổi với khách hàng để duy trì, mở rộng các kênh tiêu thụ từ các cuộc hội chợ thủy sản quốc tế cho đến các cuộc gặp gỡ trực tiếp. 

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, tình hình trước mắt vẫn hết sức khó khăn, giá bán tôm vẫn còn ở mức thấp nên các doanh nghiệp buộc lòng phải giảm giá thu mua tôm nguyên liệu, khiến giá tôm giảm mạnh thời gian qua. 

Khó khăn là điều mà tất cả các bên liên quan trong ngành tôm đều đã cảm nhận được, nhưng liệu còn có cơ hội nào cho ngành tôm trong năm nay hay không mới là điều được các bên liên quan quan tâm nhất hiện nay, nhất là đối với người nuôi tôm.

Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, theo quy luật thị trường thì cơ hội cho ngành tôm thường bắt đầu sáng hơn kể từ quý III trở đi, vì đây là giai đoạn các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho các dịp lễ, Tết cuối năm. 

Do đó, giá tôm từ quý III trở đi nhiều khả năng sẽ được cải thiện tốt hơn so với hiện tại, nhưng cũng khó có khả năng tăng mạnh, dù hiện tại, phần lớn doanh nghiệp đều đã có hợp đồng giao hàng từ quý III đến cuối năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá tôm thế giới vẫn đang ở mức thấp, sự cạnh tranh về giá giữa các nước sản xuất tôm lớn như: Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia chẳng những không giảm đi mà còn có phần gay gắt hơn. 

Với giá tôm trong nước hiện tại dù rất thấp nhưng đa phần các doanh nghiệp chỉ dám ký hợp đồng xuất khẩu số lượng ít, thời gian giao nhanh để tránh rủi ro phát sinh vì nguồn cung trong nước khá hạn chế.

Con tôm, vật nuôi chủ lực ở ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng,

Sóng gió ngành tôm được dự báo sẽ kéo dài đến hết năm 2024, nhưng người nuôi tôm và doanh nghiệp ngành tôm ở các tỉnh ĐBSCL, trong đó có tỉnh Sóc Trăng vẫn còn đó hy vọng và chờ đợi những diễn biến tốt đẹp hơn sẽ đến kể từ sau quý III. Ảnh: TÍCH CHU.

Việc giá tôm giảm mạnh gần như chạm đáy không chỉ mang đến nỗi lo cho người nuôi tôm mà ngay cả doanh nghiệp xuất khẩu cũng hết sức lo lắng, bởi một khi người nuôi chưa nhìn thấy được mức lợi nhuận kỳ vọng từ giá bán họ sẽ giảm diện tích nuôi, thậm chí là ngưng nuôi để chờ giá. 

Đây cũng chính là rủi ro tiềm tàng mà các doanh nghiệp đã sớm nhận ra, nên họ chưa dám mạnh tay ký kết các hợp đồng có số lượng lớn, thời gian giao kéo dài. Đó còn là giá cước vận tải biển thời gian gần đây đã tăng khá mạnh và chưa biết có còn tăng thêm trong thời gian tới nữa hay không, khi mà các cuộc xung đột chính trị trên thế giới vẫn chưa cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt. 

Nếu ký số lượng nhiều đến thời điểm giao hàng không có tôm, các doanh nghiệp tranh mua đẩy giá lên cao, các doanh nghiệp sẽ cầm chắc thua lỗ. 

Thực tế cho thấy, từ đầu tháng 5 đến nay, số diện tích thả nuôi mới tại đồng bằng sông Cửu Long là không nhiều, kể cả mô hình nuôi lót bạt, nuôi công nghệ cao cũng không dám thả nuôi hết diện tích mà chỉ thả cầm chừng để nghe ngóng thị trường, dù tình hình nuôi đang diễn biến khá thuận lợi.

Sau 2 cuộc hội chợ thủy sản quốc tế lớn nhất trong năm (diễn ra vào tháng 3 và tháng 4), hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá tình hình từ nay đến cuối năm vẫn còn khó, nên dù xuất khẩu 5 tháng đã đạt 2,3 tỷ USD nhưng vẫn chưa cho phép họ lạc quan. 

Ông Đặng Ngọc Sơn – Tổng Giám đốc Công ty Camimex (Cà Mau) cho biết, bây giờ đã gần cuối tháng 6 rồi, nhưng thị trường vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tốt lên. Do đó, hiện chưa có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đẩy giá tôm nguyên liệu lên, mà phần lớn vẫn đang nghe ngóng thị trường trước rồi mới đưa ra quyết định. 

Tuy có khó khăn, nhưng với có lợi thế lớn về trình độ chế biến và nuôi tôm thẻ về được kích cỡ lớn, ngành tôm vẫn đủ khả năng giữ được phân khúc thị trường cao cấp tại một số thị trường lớn, như: Nhật Bản, EU, Mỹ… 

Theo thông tin người viết có được, khả năng giá tôm sẽ được cải thiện từ quý III là khá cao, dù mức độ cải thiện nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng của người nuôi. 

Do đó, người nuôi cần cân nhắc, chọn lựa mô hình, mật độ nuôi sao cho hợp lý để vừa đảm bảo tỷ lệ nuôi thành công cao nhằm giảm giá thành sản xuất, vừa thu hoạch được tôm cỡ lớn có giá ổn định hơn, giúp gia tăng lợi nhuận của vụ nuôi.

Mặt khác, hiện có rất nhiều điều được chờ đợi và cả kỳ vọng sẽ mang đến luồng gió mới cho nền kinh tế nói chung và thủy sản nói riêng từ quý III đến cuối năm 2024. 

Đó là kết luận cuối cùng về thuế chống trợ cấp tôm tại thị trường Mỹ dự kiến trong tháng 8 hoặc tháng 9; là đợt thanh tra lần thứ 5 dự kiến trong tháng 10 của đoàn thanh tra châu Âu (EC) về chiếc thẻ vàng IUU và cả sự kỳ vọng về việc kinh tế thế giới sớm hồi phục, lạm phát được kéo giảm mạnh hơn. 

Nếu tất cả sự kỳ vọng và chờ đợi trên diễn ra theo kịch bản có lợi cho ngành thủy sản nói chung và con tôm nói riêng thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cho mục tiêu về đích của ngành tôm trong năm 2024.





Nguồn: https://danviet.vn/con-tom-vat-nuoi-chu-luc-o-dbscl-trong-do-co-soc-trang-song-to-gio-lon-keo-dai-toi-khi-nao-20240629224843589.htm

Cùng chủ đề

Bé trai 15 tuổi chế pháo, bị nổ dập nát 1 bàn tay

Tại bệnh viện, các bác sĩ ghi nhận bé P bị thương tích ở...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở khu vưc biên giới biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân...

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương

Trong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh Sóc Trăng chủ động lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để tiếp xúc vận động và kêu gọi đầu tư. Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phươngTrong công tác xúc tiến đầu tư, tỉnh Sóc Trăng chủ động lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm để...

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Trong bối cảnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn với việc các thế lực thù địch luôn tìm cơ hội lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu cảnh giác của đồng bào tìm mọi cách để tuyên truyền chống phá, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình khó khăn của Bộ đội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu...

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan...

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi...

Ca sĩ Tuấn Hiệp chơi lớn, ra album kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế

Ngày 19/12, Tuấn Hiệp ra mắt album đĩa than ''Như gió heo may'', là tuyển tập các tình khúc vượt thời gian với âm hưởng lãng mạn, phù hợp chất giọng trầm ấm. Giọng hát Tuấn Hiệp được người trong giới gọi vui là “giọng hát thử loa”, qua các album rất được yêu thích như Bơ vơ, Tình khúc...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó...

Mới nhất