Co thắt bao xơ chỉ xuất hiện với phụ nữ sau khi đặt túi ngực, các mô dạng sợi sẽ bắt đầu hình thành như một vỏ bao xung quanh túi độn gọi là “pocket”. Hiểu đơn giản đây sẽ là lớp vỏ bọc bảo vệ túi độn độc lập với các mô của cơ thể sau khi đặt vào.
Những mô này thường ở dạng rất mềm mại nhưng một số người sau phẫu thuật có thể xuất hiện tình trạng tăng sinh quá mức, giảm quá trình tổ chức hóa của mô sợi quanh túi độn tạo thành bao xơ, mô sẹo cứng và tạo nên co thắt bao xơ sau nâng ngực, có thể gây đau đớn, biến dạng hình thể của bầu vú.
Cụ thể, khuyết vào hoặc phình ra ở một vị trí nào đó trên bầu ngực, độ nhô cao của bầu vú cao – thấp khác nhau, chân bầu vú cao – thấp khác nhau, khe vú trở nên rộng ra và không đều, thậm chí mức độ nặng gây méo mó hình dạng cả bầu ngực.
Bởi vậy, bao xơ co thắt là nỗi lo của bất kỳ ai chuẩn bị và sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Dưới đây là chia sẻ của Ths.BS Hồ Cao Vũ hiện đang công tác tại khoa ngoại bệnh viện Chợ Rẫy về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp phẫu thuật bóc bao xơ tạo hình lại khoang ngực bằng dao mổ siêu âm.
Nguyên nhân gây bao xơ
Nguyên nhân gây bao xơ không đến nhiều từ túi ngực mà đa số đến từ kỹ thuật phẫu thuật.
Bác sĩ thiết kế khoang đặt túi hẹp so với kích thước túi ngực: Với những trường hợp thiết kế khoang đặt túi hẹp đến từ 2 nguyên nhân.
Đầu tiên, do khách hàng lựa chọn túi ngực quá lớn so với cấu trúc giải phẫu của cơ thể, nhưng bác sĩ chiều lòng khách hàng không tư vấn size (kích cỡ) túi phù hợp. Bác sĩ phẫu thuật thiết kế sai kích thước khoang đặt túi quá hẹp hoặc không đúng với cấu trúc lồng ngực của khách hàng, qua thời gian gây áp lực lên túi, co rút túi dẫn đến bao xơ.
Gây tổn thương trong quá trình tạo khoang: Trong tất cả các ca phẫu thuật bệnh lý cũng như thẩm mỹ trong quá trình phẫu thuật quá thô bạo gây tổn thương dẫn đến tình trạng khách hàng đau nhiều sau mổ, tụ máu dịch tiết nhiều, lành thương chậm và những biến chứng muộn như bao xơ.
Dấu hiện nhận biết bao xơ
Cấp độ 1: Ngực vẫn mềm và trông bình thường, bao xơ có độ cứng nhẹ khi sờ vào ở tư thế nằm ngửa.
Cấp độ 2: Ngực trông bình thường, không có biểu hiện sưng đau, không biến dạng nhưng sờ vào thấy cứng hơn bình thường đặc biệt ở tư thế nằm ngửa.
Cấp độ 3: Ngực cứng và bị thay đổi hình dáng do co thắt, có thể có dạng tròn hoặc túi độn ngực bị co kéo hướng lên trên – xuống dưới gây biến dạng, xuất hiện tình trạng đau co thắt – âm ỉ liên tục vùng ngực, biến dạng bầu vú.
Cấp độ 4: Bầu vú bị méo mó hoàn toàn, xô lệch, mất cân xứng hoàn toàn, bao xơ có độ cứng nhiều, co thắt và gây đau đớn nhiều, khó chịu liên tục vùng ngực.
Vì sao cần chụp MRI trước phẫu thuật bóc bao xơ?
Chụp MRI nhũ chuyên sâu truớc khi tháo túi ngực và bóc bao xơ giúp kiểm tra tình trạng bệnh lý tuyến vú, bao xơ, pocket, các bệnh liên quan đến túi ngực, các u… (khuyến cáo chụp MRI thông thường, siêu âm, X-quang không mang lại hiệu quả với những trường hợp đặt túi ngực và vỡ túi ngực).
Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bao xơ, những bất thường trong và ngoài pocket và có phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho khách hàng. Với những trường hợp bao xơ đôi, bóc tách khó khăn thời gian phẫu thuật kéo dài có thể lên đến 4 tiếng – bác sĩ tạo hình lại khoang đặt túi mới.
Với những hãng túi ngực lớn ở Mỹ, kết quả chụp MRI chuyên sâu về nhũ là một trong những yếu tố cần thiết giúp khách hàng được thay túi mới, nếu vẫn trong thời gian bảo hành.
Quy trình tháo túi ngực và bóc bao xơ sử dụng dao siêu âm
Bước 1: Chụp MRI chuyên sâu về nhũ kiểm tra tình trạng bệnh lý tuyến vú, túi ngực, pocket và các bệnh lý liên quan đến túi ngực.
Bước 2: Tầm soát nguy cơ ung thư có thể xảy ra và các tổn thương liên quan đến túi.
Bước 3: Khám lâm sàng lên phương án phẫu thuật tháo túi ngực, xử lý các biến chứng kèm theo như bao xơ, vỡ túi, tụt túi, thông khe…. Và chỉ định có nên đặt lại túi mới?
Bước 4: Kiểm tra sức khỏe, chị em cần thực hiện các xét nghiệm trước khi phẫu thuật tháo túi ngực tại bệnh viện đa khoa chuyên sâu. Với những ca tháo túi ngực thông thường chỉ từ 30-45 phút nhưng với những ca tháo túi ngực khó bóc bao xơ, tạo lại khoang đặt túi, vỡ túi… thời gian gây mê sẽ dài hơn.
Bước 5: Phẫu thuật tháo túi ngực bác sĩ rạch da tầm 3cm – 3.5cm tại vị trí đường quầng vú hoặc chân ngực (với trường hợp không có bất thường) và dùng dao siêu âm Harmonic hoặc Innolcon, Enseal, Ligasure cắt mô đi vào bên trong lấy túi ngực cũ. Kiểm tra thương hiệu túi, kích thước, size túi và độ nhô.
Bước 6: Vệ sinh khoang đặt túi, với những trường hợp túi ngực vỡ, có dịch bất thường ekip phải vệ sinh khoang đặt túi, cấy dịch và làm kháng sinh đồ – khi dịch có màu đục.
Bước 7: Sử dụng dao siêu âm bóc bao xơ và lấy mô xơ làm giải phẫu bệnh kiểm tra mô xơ lành tính hay ác tính. Chuẩn bị phương án sinh thiết lạnh nếu nghi ngờ ác tính.
Bước 8: Tạo hình lại khoang đặt túi (trường hợp đặt lại túi mới nếu có chỉ định) sửa khoang cải thiện tình trạng thông khe, tụt túi, khoang quá rộng hoặc quá hẹp.
Bước 9: Mặc áo định hình sau phẫu thuật. Với những trường hợp tháo túi và đặt lại thông thường khách hàng không dẫn lưu về trong ngày. Với trường hợp tháo túi có bất thường như bóc bao xơ, tổn thương nhiều bên trong cần dẫn lưu và nghĩ tại bệnh viện 1 đêm sau đó xuất viện.
Ưu điểm khi sử dụng dao siêu âm bóc bao xơ
Ths.BS Hồ Cao Vũ đã có hơn 10 năm sử dụng dao siêu âm trong phẫu thuật bệnh lý và thẩm mỹ chia sẻ: tháo túi ngực, bóc bao xơ và đặt lại túi mới khi sử dụng dao siêu âm tương tự khi nâng ngực mới với các ưu điểm như không chảy máu, không đau, lành thương nhanh, không sẹo xơ cứng kéo dài, không nghỉ dưỡng, không uống thuốc giảm đau hay kháng sinh và có thể về ngay trong ngày không cần ở lại bệnh viện.
Dưới đây là trường hợp khách hàng có chiều cao 1m55, nặng 50kg nâng ngực cách đây 6 năm tại một TMV có tiếng tại TP.HCM. Hiện tại, cảm thấy ngực đổ bất thường, cứng nhiều ở tư thế nằm, chị đến TMV tái khám mong muốn tháo túi ngực.
Nhận được sự tư vấn không hợp lý chị quyết định chụp MRI nhũ chuyên sâu, với kết quả vỡ túi ngực, bao xơ, chị tìm đến Ths.BS Hồ Cao Vũ quyết định tháo túi ngực vỡ, bóc bao xơ và đặt lại túi ngực mới.
Trong phẫu thuật, bác sĩ phẫu tích từng lớp vào khoang đặt túi 2 bên. Khoang bên trái túi đã vỡ, có dịch gel trong khoang đã chuyển sang màu vàng, vỏ túi lão hóa và rất dễ vỡ, bác sĩ tiến hành lấy túi đã vỡ ra ngoài, bơm rửa sạch, kiểm tra thấy vỏ túi bị bao xơ bề mặt có nốt nhám, mặt sau là bao xơ đôi.
Khoang bên phải túi đã vỡ có dịch gel màu vàng, bao túi lão hóa và mủn nát, bác sĩ lấy toàn bộ vỏ túi và gel ra ngoài, rửa sạch khoang, có bao xơ vùng dưới ngoài khoang và mặt sau có nhiều u nhú, bóc bán phần bao xơ 2 bên, tạo lại khoang, cắt vùng bao xơ kèm u nhú mặt sau bên phải gửi xét nghiệm tế bào học.
Bảo Anh