Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên PhủCó một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP – 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh.

Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành nghề luật mà làm thầy giáo dạy toán trường tư ở Huế.

Sau ngày nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ra đời, Cao Văn Khánh tham gia thành lập và là Phó Chủ tịch Giải phóng quân Huế, về sau sáp nhập với Việt Minh. Khi quân Pháp nổ súng gây hấn ở Nam bộ (23/9/1945), ông được cử theo đoàn quân Nam tiến vào Bình Định, rồi trở thành Ủy viên Quân sự Bình Định. Sau đó, ông được cử làm Khu trưởng Khu V. Giữa năm 1946, ông là Đại đoàn trưởng Đại Đoàn 27. Tháng 12/1947, ông trở lại làm Khu trưởng Khu V.

Tháng 8/1949, ông được điều ra Bắc làm Đại đoàn phó Đại đoàn 308, Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông cùng đại đoàn tham gia nhiều chiến dịch từ Chiến dịch Biên giới 1950, đến các Chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung (1951), Chiến dịch Hòa Bình (1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952)…

Theo lời kể của các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa, Cao Văn Khánh có người yêu là Nguyễn Thị Ngọc Toản, nữ cứu thương mặt trận Điện Biên Phủ. Hai người quen nhau khi Ngọc Toản còn là nữ sinh khuê các, xinh đẹp trường Đồng Khánh, Huế, con cụ Thượng thư Bộ Hình Tôn Thất Đàn, một gia đình trâm anh thế phiệt. Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả thầy Khánh và cô học trò Ngọc Toản nghe lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, đều lên đường tham gia chiến đấu. Thầy Khánh làm ở Ban Chỉ huy Giải phóng quân, còn nữ sinh Ngọc Toản tham gia cứu thương. Họ nẩy nở tình cảm khi Cao Văn Khánh được điều ra chiến khu Việt Bắc, giữ chức Đại đoàn Phó, Đại đoàn 308.

Tại Chiến khu Việt Bắc, do tình duyên hay số phận, Cao Văn Khánh gặp lại cô nữ sinh khuê các ngày nào, giờ đã trở thành một nữ cứu thương gan dạ.

Tình yêu giữa hai người không lãng mạn như mối tình trong phim ảnh hiện đại. Chuyện tình giữa tướng Cao Văn Khánh và Ngọc Toản bắt đầu một cách bất ngờ.

Chuyện kể rằng: Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại đoàn 308, tổ chức duyệt binh mừng chiến thắng. Tham dự buổi lễ có Cục trưởng Cục Tuyên huấn Lê Quang Đạo. Ngoài việc công, ông Đạo còn có một “bí mật” giúp cho Đại đoàn phó Cao Văn Khánh. Tướng Đạo đưa cho Cao Văn Khánh xem bức ảnh một cô gái có cặp mắt đen nhánh, tinh nghịch, yêu đời với nụ cười hút hồn mà Cao Văn Khánh ngờ ngợ đã từng gặp đâu đó rồi?

Đúng! Đây là con gái quan Thượng thư triều Nguyễn Tôn Thất Đàn (cụ đã tham gia kháng chiến chống Pháp ngay từ ngày đầu). Qua sự mối lái của Lê Quang Đạo và nhiều đồng chí khác, mối duyên Cao Văn Khánh và Ngọc Toản dần nảy nở. Thuở ấy việc yêu đương phải có người làm mối. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ, nhận giúp bạn, đến đặt vấn đề với gia đình Ngọc Toản. Khi ông Vũ gặp mẹ Ngọc Toản, ông thận trọng: “Thưa cụ, tôi có người bạn tốt, đánh giặc giỏi. Anh chưa có vợ vì bận đánh giặc. Nay muốn làm rể cụ. Xin cụ cho phép anh ấy được viết thư tìm hiểu chị Toản”.

Bà cụ thủng thẳng trả lời: “Tui kén rể, chứ đâu kén người đánh giặc giỏi. Con tui trưởng thành rồi, nên chỉ cần là người tốt và con tui ưng, thì tui đồng ý người đó”.

Ông Vũ ra về tấm tắc khen: “Tưởng cụ là vợ quan, lễ giáo phong kiến, nào ngờ bà cụ lại tân tiến như vậy!”.

Tuy đã yêu nhau, nhưng trong thâm tâm Ngọc Toản vẫn còn lấn cấn, trong nhật ký của mình bà viết: “…Tôi thấy anh ấy là mẫu người mà tôi mong muốn, sẽ làm bạn đường, sẽ đi suốt cuộc đời mà mình đã vạch hướng…Nhưng tôi còn đòi hỏi: Yêu là phải tôn trọng nhau, đừng làm cản trở những nguyện vọng cá nhân, sự bình đẳng giới. Tôi lo sợ nếu lập gia đình trong bước đường công tác, hoạt động, nhất là anh lớn tuổi, có thể sẽ gia trưởng. Nhưng là người khiêm tốn và chín chắn trong cuộc sống, anh hiểu và chinh phục tôi…”.

Phải đến tháng 12/1953, một sự kiện đã đến với Ngọc Toản khi bà đi tìm đơn vị mới. Bà lạc vào đúng chỗ đóng quân của Cao Văn Khánh, vừa từ Luang Prabang (Lào) trở về. Giữa núi rừng Tây Bắc hai người yêu nhau, bỗng tình cờ gặp nhau. Bà nghĩ, đúng là duyên số đã đưa họ đến với nhau: “Buổi gặp gỡ tình cờ đó ở giữa núi rừng Điện Biên càng làm tôi thấy rõ lòng mình đã thật sự yêu anh”.

Lúc chia tay, họ hẹn nhau ngày chiến thắng sẽ làm hôn lễ tại gia đình.

Chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, ngày càng nhiều thương binh chuyển đến giải phẫu. Đêm về cầm ngọn đèn tới chăm sóc từng thương binh, lòng Ngọc Toản xót xa thắt lại khi nghe tiếng thở thương binh mỗi lúc một yếu dần. Họ là những thanh niên còn quá trẻ mới 18 đôi mươi. Trong nỗi lo chung, còn có nỗi lo riêng cho người yêu – anh Cao Văn Khánh- song biết làm sao được!

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 1
 

Đám cưới có một không hai

Chiều 7/5/1954, chiến trường chấm dứt tiếng súng, nữ cứu thương Ngọc Toản được lệnh lên Mường Thanh nhận nhiệm vụ mới. Cô từ trong rừng sâu Tuần Giáo, khoác túi xách, 5 giờ chiều cuốc bộ vượt qua suối sâu vực thẳm, đèo Pha Đin cao chất ngất đi suốt đêm, mãi đến 2 giờ sáng hôm sau mới tới nơi. Do thông thạo tiếng Pháp, bà được phân công đến gặp và nói chuyện với một nữ tù binh Pháp duy nhất, vốn là nữ tiếp viên trên máy bay quân sự Pháp. Thể theo đề nghị của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ ra lệnh trả tự do cho nữ tù binh này. Nữ cứu thương Ngọc Toản đã giải thích cho nữ tù binh ấy về chính sách khoan hồng của Chính phủ ta và khuyên cô viết thư cảm ơn Bác Hồ. Đó là ngày 18/5, trước sinh nhật Bác một ngày.

Đến Mường Thanh làm nhiệm vụ, nhưng có lẽ do duyên phận, tình cờ nữ cứu thương được gặp lại người yêu – Đại đoàn phó Cao Văn Khánh.

Lạ lùng thay, giữa lúc khói lửa còn nóng bỏng, mùi đạn bom còn khét lẹt hai người tình cờ gặp nhau – nghẹn ngào không nói nên lời, hai người chỉ kịp thốt lên “Anh”! “Em”! Rồi tự nhiên nước mắt trào tuôn. Định nói với nhau bao điều, chưa kịp nói, thì Đại đoàn phó Cao Văn Khánh được lệnh đi tiếp quản trận địa Mường Thanh và trao trả tù binh.

Trang phục cưới của cô dâu chú rể là bộ quân phục cũ như mọi cán bộ chiến sỹ Điện Biên, nhưng “khán phòng” tràn ngập nụ cười tươi như hoa nở với những lời chúc phúc trong niềm vui thắng trận vẫn còn ngây ngất.

Ngay lúc đó, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trần Lương đã “đọc” được tâm sự của hai người: “Chúng tôi biết anh chị yêu nhau lâu rồi, song vì chiến tranh liên miên, chưa có điều kiện tính chuyện trăm năm. Hiếm có dịp anh chị gặp nhau thế này, hay là làm hôn lễ tại đây. Chúng tôi sẽ đứng ra làm chủ hôn cho”.

Ngay giữa chiến trường còn ngổn ngang bom đạn, chưa xin phép mẹ, không có mặt gia đình, bạn bè, lại còn chưa sắm sửa quần áo…Dù là ở chiến trường, một đời người con gái đi lấy chồng là một sự kiện lớn trong đời! Sao vội vàng như vậy được?

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 2
 

Cao Văn Khánh và Ngọc Toản trên chiếc xe jeep

Nay nghe nói chuyện cưới xin, nhiều người tham gia ý kiến. Tất cả các chiến hữu của Cao Văn Khánh và Ngọc Toản ai cũng vun vào. Khi gặp tướng Lê Trọng Tấn, anh Khánh giới thiệu: “…Cô Toản, y sỹ”.

– Tôi có nghe tên, nhưng nay mới gặp. Và tôi cũng biết chỉ vài ngày nữa thôi, cô gái Huế dịu dàng, thùy mị này sẽ trở thành chị Khánh ở ngay trên đất Điện Biên lịch sử này. Tôi chúc mừng hạnh phúc anh chị” – Tướng Tấn nói.

Sau một ngày rưỡi suy nghĩ rất lung, đến chiều 21/5 bà đồng ý cưới. Sau này bà viết: “Cái chết và sự sống, cuộc đời và hạnh phúc của người lính Cụ Hồ, suy nghĩ về cuộc sống lúc đó thật tự nhiên và giản dị. Đã yêu nhau rồi thì cần gì phải câu nệ hình thức”.

Thế là quyết định ngày “lên xe”, anh em phân công nhau mỗi người một việc trang trí hầm De Castrie thành phòng cưới. Đám cưới không có hoa, nhưng bộ đội trang trí hầm với các dù Pháp đủ màu. Sắp xếp đủ chỗ ngồi cho hơn 40 đại biểu của “hai họ”. Bên nhà gái là các cán bộ Quân y, nhà trai là cán bộ của Đại đoàn 308.

Ngày 22/5/1954, lễ cưới được tổ chức trong hầm chỉ huy của bại tướng De Castrie, dưới ánh sáng đèn măng song. Tình cảm dâng trào khi hai anh chị sóng đôi dắt tay nhau vào hầm, trong sự hồ hởi, vỗ tay vang dội của tất cả các quan khách “hai họ” là những đồng đội còn sống sót ở chiến trường trở về.

Giây phút xúc động này, nhiều năm sau Cao Văn Khánh còn nhắc lại: “Em còn nhớ lúc anh và em âu yếm bước vào hầm chỉ huy sở De Castrie để làm lễ không ? Ông Trần Lương chủ hôn tuyên bố và ông Cầm, Chính ủy Mặt trận của Cục Quân y, đại diện đơn vị cô dâu phát biểu. Đám cưới có chụp ảnh, quay phim”.

Đám cưới là một sự kiện và là niềm vui chung của cán bộ chiến sỹ Điện Biên Phủ. Nhiều năm sau, những cựu chiến binh ở độ tuổi “cổ lai hy” vẫn còn nhắc đến vẻ đẹp lãng mạn đầy chất thơ của ngày vui ấy. Tình yêu nảy nở trên mặt trận giúp vị chỉ huy Đại đoàn chủ lực và người nữ cứu thương xinh đẹp nơi hỏa tuyến với đám cưới được tổ chức ngay tại sở chỉ huy của tướng giặc và chiến trường trở thành hôn trường, khi khói bom đạn còn chưa tan.

Đám cưới không có hoa, nhưng có kẹo ngoại nuga, thuốc là Philip, rượu Tây Napoléon là chiến lợi phẩm thu được, khách mang đến chung vui. Đám cưới có biểu diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn”. Chú rể hát bài “Bộ đội về làng”, cô dâu cất giọng “Em bé Mường La”.

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát ảnh 3
 

Vợ chồng Cao Văn Khánh

Đám cưới không lên “xe hoa” nhưng lên xe tăng – đứng cạnh tháp pháo tăng nhìn ra chiến địa Mường Thanh tan hoang, Ngọc Toản khe khẽ thốt lên: “Bao nhiêu đồng đội đã hy sinh mà mình còn được sống”. Bà nhớ lại đã có hàng trăm thanh niên đã hy sinh trên tay bà ở bệnh viện dã chiến, những người hẳn chưa một lần được yêu!

Cô dâu, chú rể chụp một kiểu ảnh trên xe tăng đã tham chiến ở Điện Biên Phủ, Cao Văn Khánh nói: “Đó là kỷ niệm suốt đời của chúng ta, những ngày vui nhất của anh và em sau trận chiến thắng lịch sử, trong một khung cảnh lịch sử phải không em?” Niềm vui chiến thắng, xen kẽ tình cảm lứa đôi. Vui duyên mới khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Giản dị mà vô cùng thân mật. Một đám cưới hiếm thấy, một tình yêu bền chặt suốt đời.

Nguồn: https://tienphong.vn/co-mot-hon-truong-dieu-ky-trong-ham-do-cat-post1631477.tpo

Cùng chủ đề

Triển lãm 103 tác phẩm ảnh “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”

Triển lãm giới thiệu 103 bức ảnh thể hiện những đóng góp to lớn, vai trò chỉ đạo cùng những quyết định mang tính chiến lược của Đại tướng - Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ...

Vang mãi bản hùng ca”

"70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca" là chủ để triển lãm ảnh lần thứ 21 và là quyển sách ảnh thứ 20 của NSNA Nguyễn Á gắn liền sự kiện lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra vào...

Dư âm từ ngày hội non sông

Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng với những nghệ sĩ, sự kiện này vẫn chưa phải dừng lại. Tập sách ảnh 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Vang mãi bản hùng ca (NXB Thông tấn) của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á giống như một sự nối dài cảm hứng từ đại lễ vừa qua. Để thực hiện tập sách...

Báo Nhân dân tặng 1.000 phụ san tranh panorama ‘Chiến dịch Điện Biên Phủ’ cho bạn đọc tại Hà Nam

Theo Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Hà Nam cho biết, sau nhiều ngày phát hành, số Báo Nhân Dân đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được nhiều độc giả tại các tỉnh thành trong cả nước tìm kiếm để theo dõi,...

Thêm 100.000 bản phụ san tranh panorama ‘Chiến dịch Điện Biên Phủ’ được Báo Nhân Dân in tặng bạn đọc

Báo Nhân Dân sẽ ưu tiên tặng phụ san cho độc giả đã đăng ký/đăng nhập trên Báo Nhân Dân điện tử tại địa chỉ https://nhandan.vn/ và đọc ít nhất 3 tin, bài. Bạn đọc có thể đến trụ sở Cơ quan thường trú Báo Nhân Dân tại các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặt trận Tổ quốc công bố tiếp 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ

TPO - Trưa 17/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 14/9. Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tiếp tục đăng tải 7.825 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 qua tài khoản Ngân hàng Thương mại cổ...

Truyền thông thế giới ‘sốc’ với thành tích của cờ vua Việt Nam ở Olympiad 2024

TPO - Đội tuyển cờ vua Việt Nam đang giữ thành tích bất bại ở Olympiad 2024 và nhận vô số lời tán dương của truyền thông thế giới sau khi cầm hòa tuyển Trung Quốc 2-2. Olympiad tổ chức 2 năm một lần, được ví von là World Cup của môn cờ vua với 197 đội mở rộng, 183 đội nữ trên thế giới tham dự, bao gồm tổng cộng gần 2000 kỳ thủ tranh tài. Tại Olympiad 2024,...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Người trẻ chơi Trung thu trong không gian lung linh huyền ảo

TPO - Dịp này, dòng người khắp nơi, đặc biệt là các bạn trẻ đổ về khu phố Hàng Mã (Hà Nội), hòa vào không khí vui tươi, nhộn nhịp Tết Trung thu, check-in, mua sắm trong không gian rực rỡ sắc màu.   Tienphong.vn

3.000 thanh niên đồng diễn chào mừng Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định

17/09/2024 | 13:50 TPO - 3.000 hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên đồng diễn chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ VIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

’70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ’ qua lăng kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Á

Sáng 7.8, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tổ chức triển lãm và ra mắt cuốn sách ảnh '70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - vang mãi bản hùng ca'. Triển lãm có sự góp mặt của GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam; con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp Võ Điện Biên; PGS-TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam... 70 năm Chiến...

Những người kể chuyện về Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” để lại cho Điện Biên Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 40 điểm di tích thành phần. Các điểm di tích lịch sử cùng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nòng cốt để tỉnh Điện Biên phát triển du lịch. Tại các điểm di tích, đội ngũ hướng dẫn viên không chỉ đóng vai trò cầu nối,...

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Mới nhất

312 mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index tăng gần 20 điểm

Phiên giao dịch sáng nay, thị trường diễn biến khá chậm, VN-Index dừng ở mức 1.240.34 điểm, tăng nhẹ 1,08 điểm.   Sang phiên giao dịch chiều, thời điểm...

Thúc đẩy đưa sản phẩm nông nghiệp Hoa Kỳ vào thị trường Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2023, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ ba vào Việt Nam với giá trị xuất khẩu 3,1 tỷ USD. 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Hoa Kỳ đạt...

Mỹ cung cấp áo giáp mốc và đạn hết hạn cho Đài Loan (Trung Quốc)

Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Niger Theo tờ Militarytimes, Quân đội Mỹ đã hoàn thành việc rút quân khỏi Niger - một quốc gia ở Tây Phi, theo xác nhận từ một quan chức chính phủ Mỹ vào hôm thứ Hai. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Sabrina Singh...

Giá vàng SJC tăng phi mã, lên mốc 82 triệu đồng/lượng

Tại thời điểm khảo sát lúc 14hh ngày 17/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 80,0 triệu đồng/lượng mua vào và 82,0 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng,...

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà...

Mới nhất