Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt...

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan



Cộng đồng người Hồi giáo ở Việt Nam và trên khắp thế giới đã bước vào thánh lễ Ramadan.

Lễ Ramadan là thánh lễ linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo (Muslim). Theo quan niệm của người Hồi giáo đây là tháng lễ để tẩy rửa rội lỗi, được tha thứ và giúp con người trở nên trong sạch. Nhờ đó, họ được tiếp thêm sức mạnh của Thượng đế (Alah).

Thánh lễ Ramadan không có thời điểm cố định. Theo cách tính của nười theo đạo Hồi, ngày đầu tiên của tháng lễ Ramadan được tính theo lịch Mặt trăng, bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng thứ hai, khi trăng lưỡi liềm xuất hiện.

Vào những ngày này, người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung ở những lễ đường công cộng: phòng cầu nguyện, thánh đường, thánh địa… để cùng nhau cầu nguyện. Theo họ, việc cùng nhau cầu nguyện sẽ giúp gắn kết cộng đồng và cũng làm cho lời nguyện cầu có sức mạnh hơn, được Thượng đế lắng nghe và ban cho sức mạnh.

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan
Người Hồi giáo bản địa và du khách Hồi giáo đến Thánh đường Al Noor Hà Nội cùng cầu nguyện và dự tiệc Iftar chiêu đãi. (Ảnh: Hồng Hân)

Trong những ngày của tháng lễ, các tín đồ đạo Hồi sẽ thức dậy từ rất sớm, thanh tẩy cơ thể, ăn bữa sáng trước khi mặt trời mọc. Khi mặt trời mọc, họ sẽ quỳ xuống thảm, cùng hướng về phía Tây (nơi có thánh địa Mecca) để cầu nguyện. Từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn họ chỉ cầu nguyện và không ăn uống, không đưa bất kì thứ gì vào miệng.

Ý nghĩa của việc nhịn chay trong tháng Ramadan là để mọi người có sự cảm thông với những người nghèo đói chưa đủ ăn đủ mặc. Việc nhịn ăn sẽ rèn luyện cho con người khả năng tiết chế, chống lại những cám dỗ vật chất.

Theo truyền thống, họ sẽ tụ tập với gia đình và bạn bè để ăn hai bữa trong ngày là bữa Suhoor (bữa trước khi mặt trời mọc) và bữa Iftar (bữa ăn sau khi mặt trời lặn).

Khi xả chay người Hồi giáo sẽ ăn một vài thức ăn nhẹ theo nghi thức như quả chà là, nước ép, salad, sữa và nước để bù đắp lại năng lượng cho một ngày dài cấm thực. Sau đó là bữa tiệc Iftar cùng nhau vui vẻ thưởng thức nhiều món ngon từ thịt cừu bò gà và đồ ngọt đến đêm khuya.

Khoảng 3 giờ sáng, mọi tín đồ trưởng thành lại thức dậy để thanh tẩy, nấu ăn và chuẩn bị mọi thứ bắt đầu cho một ngày cầu nguyện mới.

Người già, người ốm, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ, người đi làm ăn công tác ở các quốc gia không có đạo Hồi có thể không phải thực hiện nghi thức nhịn ăn này.

Ở Việt Nam, tại những địa phương có thánh đường Hồi giáo như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Ninh Thuận… người theo đạo Hồi tại địa phương và du khách là người Hồi giáo đến từ các quốc gia khác đang tập trung tại thánh đường để thực hiện nghi thức cầu nguyện.

Thánh lễ Ramadan năm 2024 tại thánh đường duy nhất ở Hà Nội có tên AI Noor Mosque (12 Hàng Lược), Hoàn Kiếm – hàng ngày có tới hơn 300 tín đồ Hồi giáo là người dân bản địa, người nước ngoài sống và làm việc tại Hà Nội, du khách theo đạo Hồi tới cầu nguyện và dự tiệc Iftar.

Anh Raja Janjua, chủ nhà hàng Halal khá nổi tiếng tại Hà Nội có tên Nan n Kabab cho biết, thường vào ngày đầu tiên của tháng Ramadan, nhà hàng của anh tài trợ tiệc Iftar tại thánh đường để chiêu đãi tín đồ tới dự lễ cầu nguyện. Đại sứ quán các nước Hồi giáo và cộng đồng các tín đồ cũng đăng ký lịch tài trợ tiệc Iftar tại thánh đường suốt tháng Ramadan.

Thức ăn trong bữa tiệc xả chay là thực phẩm Halal được nấu theo phong vị phù hợp với mọi người thuộc các nước Hồi giáo như cơm pulao, cơm gà biryani, gà Korma, bò nướng Kabab, cà ri cừu, bánh nan… Và quả chà là luôn là đồ ăn thông dụng và ưa thích của mọi tín đồ. Năm nay một số bạn bè quan tâm tới lĩnh vực công nghiêp Halal cũng được gia đình anh Raja mời tới dự lễ Iftaf để có trải nghiệm về nét văn hóa đắc sắc này.

Gia đình anh Raja (đã sống tại Việt Nam 19 năm) và vợ là chị Thủy rất nhiệt tình trong công tác phục vụ cộng đồng Hồi giáo cũng như lan tỏa sự hiểu biết cộng đồng về người Hồi giáo và thực phẩm Halal. Theo chị, đó là niềm vui của sự sẻ chia và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Cộng đồng người Hồi giáo ở Hà Nội đã cùng nhau làm thiện nguyện, đóng góp giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất và cống hiến cho xã hội. Những cuộc vận động trong cộng đồng người Hồi giáo và du khách đến du lịch, công tác tại địa phương để làm từ thiện đã giúp đỡ được nhiều người vượt qua khó khăn hiểm cảnh.

Bên cạnh đó, cộng đồng cũng rất tích cực tham gia để kết nối, giúp đỡ các doanh nhân người Việt có thể tiếp cận được với các mối làm ăn, hợp tác với người Hồi giáo tại các Hồi giáo trên thế giới, chủ yếu là Trung Đông. Đây là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ Việt Nam mở rộng thị trường sang Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo GCC- khu vực có tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế giao thương.

Cũng theo anh Raja, số người Hồi giáo đến thánh đường tăng lên nhiều so với những năm trước là một tín hiệu mừng. Điều này chứng tỏ sự cởi mở, mến khách của Việt Nam đã gây được sự chú ý đối với người Hồi giáo.

Cơ hội trải nghiệm văn hóa của người Hồi giáo ở Việt Nam trong thánh lễ Ramadan
Khách Việt trải nghiệm ẩm thực Halal tại nhà hàng Nan n Kabab. (Ảnh: Hồng Hân)

“Du khách Hồi giáo đến du lịch ở các tỉnh phía Bắc và Hà Nội đang tăng lên. Chúng ta nên tận dụng cơ hội khai thác thi trường Hồi giáo gần 2 tỷ dân này để thúc đẩy du lịch cũng như xuất khẩu hàng hóa. Bởi người Hồi giáo khi đi du lịch thường chi tiêu ở mức cao (trung bình du khách Malaysia chi tiêu ở mức trên 2,5tr/người/ngày; du khách các nước thuộc GCC chi tiêu nhiều hơn 6,5 lần so với mức bình quân của toàn cầu, với 40% du khách cá nhân chi tiêu nhiều hơn 10.000 USD mỗi chuyến đi….), mua sắm nhiều, có xu hướng ở lâu và đi thành đoàn (từ 5-7 người đến vài chục người trở lên bao gồm gia đình, bạn bè). Và nơi nào có dịch vụ phù hợp với người giáo – theo tiêu chuẩn Halal thì họ có xu hướng ở lâu hơn, thường xuyên quay trở lại và giới thiệu cho bạn bè người thân cùng đến”, anh Raja chia sẻ.

Để tăng cường sự giao lưu hiểu biết về văn hóa và ẩm thực người Hồi giáo cho các bạn bè Việt Nam, anh Raja cho biết thêm, nhà hàng đồ nướng Trung Đông Nan n Kabab tại 34 phố Lò rèn (Hoàn Kiếm) và 49 Xuân Diệu (Tây Hồ) sẽ vẫn phục vụ suốt cả tháng lễ để khách có thể trải nghiệm món ăn và văn hóa Hồi giáo.

Một số món ăn Iftar set theo nghi thức Ramadan cũng được phục vụ tại cửa hàng. Những món ăn này được nấu bởi các đầu bếp bản xứ giàu kinh nghiệm đến từ chính các quốc gia hồi giáo nên chuẩn Halal có chất lượng rất cao, hấp dẫn, và được gia giảm một chút cho phù hợp với khẩu vị của người Việt, do đó rất dễ thương thức và rất đáng để trải nghiệm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hương vị Halal hấp dẫn du khách Hồi giáo đến xứ sở hoa anh đào

Số lượng du khách Hồi giáo đến Nhật Bản tăng nhanh, song không có nhiều nhà hàng cung cấp thực phẩm Halal...

Du khách Hồi giáo ‘bối rối’ ở Thái Lan – Không lo, đã có Halal Route

Trung tâm Khoa học Halal tại Đại học Chulalongkorn vừa giới thiệu ứng dụng Halal Route nhằm hỗ trợ du khách Hồi giáo tại Thái Lan.

Thủ tướng Senegal kêu gọi cô lập Israel

Thủ tướng Senegal Ousmane Sonko ngày 1-9 đã cáo buộc người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu tiếp tục tiến hành cuộc chiến ở Gaza vì mục tiêu chính trị cá nhân và đề nghị cô lập Israel, để chấm dứt "hành động tàn bạo được một số nước phương Tây bảo trợ". Trong cuộc tụ họp của hàng trăm người ủng hộ Palestine tại Đền thờ Hồi giáo lớn ở thủ...

Tìm hiểu cơ hội tại thị trường Hồi giáo bằng tiểu chuẩn Halal

Tổng giá trị trao đổi thương mại sản phẩm Halal toàn cầu lên tới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, tập trung vào các lĩnh vực chính như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang, du lịch, truyền thông và giải trí. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông, thủy sản với tiêu chuẩn cao sang thị trường Halal toàn cầu. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam mang tính...

Để Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người Hồi giáo

Chiều 19/7, tại nhà hàng Spices Taste of Indian (37 Quang Trung, Hà Nội) đã diễn ra Lễ công bố Halalfood for Muslim nhằm kết nối khách hàng và phục vụ Halalfood (thực phẩm Halal) cho du khách, cộng đồng Hồi giáo đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Hội thi được tổ chức từ ngày 19 - 27/4/2024 với sự tham gia của 23 đội tuyên truyền lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật các tỉnh, thành phố trên cả nước.Lễ khai mạc vào...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cùng chuyên mục

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Cậu bé 6 tuổi bị bắt cóc ở công viên, 70 năm sau được tìm thấy theo cách xúc động và bất ngờ nhất

Suốt 7 thập kỷ, người mẹ lạc mất con chưa bao giờ ngừng tìm kiếm. ...

Gương mặt nữ ‘thống trị’ lĩnh vực mật mã học nói điều ý nghĩa nhất của bà là ba đứa con

Mảnh mai và xinh đẹp, nụ cười đầy năng lượng luôn nở trên môi… là ấn tượng đầu tiên về Yael Tauman Kalai ở những ai gặp bà. ...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 đến 17/11/2024. Lần đầu tiên, “Giao lộ...

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất