Trang chủNewsThời sựCơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ

Cơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ


Và với truyền thống năng động, sáng tạo vốn có, TP.HCM sẵn sàng đón nhận những cơ chế tạo động lực mới để phát triển không chỉ cho riêng mình mà còn đóng góp nhiều hơn cho cả nước.

Trong hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm về cơ chế đặc thù cho TP.HCM được tổ chức thời gian qua, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đều thống nhất rằng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho TP.HCM – đô thị khoảng 13 triệu dân là điều cần thiết và càng cụ thể càng dễ thực hiện.

Cơ chế vượt trội sẽ giúp bứt phá mạnh mẽ  - Ảnh 1.

Dự án mở rộng QL13 (TP.Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa thể khởi công sau 22 năm lên kế hoạch đầu tư, gây tắc nghẽn giao thông khu vực kết nối về hướng Bình Dương

TIÊN PHONG VÌ CẢ NƯỚC

Theo GS-TS Nguyễn Trọng Hoài (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), để xứng với vị trí đầu tàu kinh tế “vì cả nước”, từ thập niên 1990 đến nay, TP.HCM đã hình thành những mô hình tiên phong như khu chế xuất, khu công nghệ cao, trung tâm giao dịch chứng khoán…, tạo tác động lan tỏa vùng và khu vực, tạo động lực mạnh mẽ đóng góp vào phát triển chung của cả nước.

Những mô hình tiên phong nói trên chỉ là đại diện cho nhiều đột phá khác xuất phát từ tư duy vượt ra khỏi những khuôn khổ thể chế chưa hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi sinh động và biến chuyển nhanh từ bối cảnh TP.HCM. Và TP đã tạo ra những kết quả kinh tế – xã hội rất có ý nghĩa được nhiều tỉnh, thành khác đến quan sát để cùng đổi mới.

Trong gần 40 năm sau đổi mới và gần 50 năm thống nhất đất nước, giai đoạn nào T.Ư cũng ban hành nghị quyết về phát triển TP.HCM xứng tầm. Với vai trò đầu tàu kinh tế, một thời gian dài, TP đóng góp từ 20% vào GDP và ngân sách nhà nước, đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, dân số hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM đã tăng gấp 4 lần và TP đã trở thành một siêu đô thị có dáng dấp phát triển hiện đại theo tư duy hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, TP.HCM cũng đang đối diện thách thức của một siêu đô thị bị tắc nghẽn vì cơ sở hạ tầng giao thông và xã hội quá tải, cản trở nguồn lực phát triển. Những thách thức này biểu hiện khá rõ là tốc độ tăng trưởng đang chậm lại và thấp hơn các thập niên trước, và gần đây nhất là quý 1/2023 có thể là thấp nhất trong lịch sử.

“Phát huy truyền thống trong bối cảnh mới với tâm thế phải tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, ngoài việc TP.HCM tiếp tục vì cả nước thì cả nước vì TP.HCM thông qua việc thiết kế thể chế vượt trội, huy động đủ nguồn lực và triển khai các nguồn lực đó vào TP.HCM vượt qua các thách thức hiện nay. Trong trung hạn, triết lý bao trùm của Nghị quyết 31 được Bộ Chính trị ban hành đã thể hiện sự khát vọng của cả nước về sự phát triển TP.HCM xứng tầm khu vực và quốc tế”, GS-TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ.

KHÔNG XIN TIỀN, CHỈ XIN CƠ CHẾ

Cuối năm 2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 31 đặt ra nhiều mục tiêu lớn đối với TP.HCM như phải có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2030, và đến năm 2045 phải phát triển ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn toàn cầu. PGS-TS Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) nhận định đó là cơ sở chính trị quan trọng để Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa thành các chính sách, cơ chế vượt trội nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu trên.

Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội (về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM), TP.HCM không đặt vấn đề xin thêm tiền từ T.Ư mà chỉ xin cơ chế mới để huy động, phát huy nguồn lực. Hướng tiếp cận này được nhiều chuyên gia ủng hộ bởi cơ chế phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cấp bách.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, chia sẻ Nghị quyết 54 hiện hành tập trung nhiều vào khai thác nguồn thu vì thời điểm đó có điều kiện và nhu cầu. Tuy nhiên khi xây dựng nghị quyết mới, TP.HCM không đặt nặng khai thác nguồn thu mà xin thí điểm cơ chế vượt trội, đột phá để huy động nguồn lực nhằm phát huy hết tiềm năng. Cụ thể, TP.HCM xin thí điểm những việc mà luật chưa quy định, hoặc có quy định nhưng chồng chéo, không giải quyết rốt ráo được yêu cầu từ thực tiễn.

Sự phát triển của TP.HCM gắn liền với vai trò “nhạc trưởng” của vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nghị quyết 24 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã giao sứ mệnh cho TP.HCM là nguồn động lực tăng trưởng của nền kinh tế và là đầu tàu, trung tâm về nhiều mặt, có năng lực hội nhập quốc tế trong so sánh các thành phố trong khu vực. “TP.HCM phát triển thì sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của vùng và của cả nước”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ thêm.

NGĂN “ĐẦU TÀU GIẢM TỐC”

Nhiều năm làm công tác nghiên cứu gắn với TP.HCM, PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho rằng thông qua thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị từ năm 1982 đến nay, TP.HCM đã thể hiện vai trò đầu tàu của mình, là địa phương có đóng góp vào GDP cả nước lớn nhất và đóng góp 26 – 27% trong tổng thu ngân sách.

Dù vậy, đà tăng trưởng của TP.HCM trong thập niên qua đã chậm lại, nhiều động lực giảm sút, tốc độ tăng trưởng giảm mạnh. Nếu như giai đoạn 1996 – 2010, kinh tế TP.HCM tăng trưởng bình quân 10,2%, cao hơn 1,6 lần mức bình quân cả nước thì đến giai đoạn 2011 – 2015 giảm còn 7,2%, giai đoạn gần nhất 2016 – 2020 chỉ còn 6,4%.

CÔNG BẰNG, MINH BẠCH VÀ BỀN VỮNG KHI ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM

Ở góc độ nghiên cứu quản lý nhà nước, PGS-TS Vũ Tuấn Hưng, Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN), đồng tình việc mạnh dạn cho TP.HCM thí điểm các cơ chế vượt trội, giao quyền chủ động lớn hơn để tạo động lực và khuyến khích sự năng động, sáng tạo, kiến tạo phát triển mạnh mẽ.

“Để có nguồn thu và chủ động cân đối đầu tư phát triển đòi hỏi cần có một phương thức công bằng, minh bạch và bền vững khi áp dụng thí điểm. Tức TP.HCM sẽ thí điểm tiên phong trước, nếu tốt sẽ là tiền đề khuyến khích các tỉnh, thành cùng thực hiện để chính sách công bằng tới mọi địa phương, chứ không phải là một sự đặc thù theo kiểu ưu đãi”, ông Hưng nói.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng hạ tầng kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội của TP.HCM nhiều năm qua vẫn còn ngổn ngang từ kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường cho đến thiếu trường lớp, bệnh viện quá tải và các công trình thiết chế văn hóa, thể thao… chưa đáp ứng nhu cầu thụ hưởng chính đáng của người dân. Các chương trình, kế hoạch, dự án để khắc phục những bất cập này đều có nhưng lại thiếu nguồn lực từ ngân sách.

Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội đã kịp thời tạo không gian phát triển mới và thúc đẩy tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho TP. Dù vậy, báo cáo tổng kết Nghị quyết 54 cũng chỉ ra hạn chế khi nhiều cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện còn chậm và hiệu quả chưa cao, trong bối cảnh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, tình hình thế giới biến động kéo dài.

Đơn cử như TP.HCM kỳ vọng các cơ chế tài chính giúp huy động thêm 40.000 – 50.000 tỉ đồng/năm để đầu tư phát triển hạ tầng, nhưng thực tế cả giai đoạn 2018 – 2022 huy động chưa tới 18.000 tỉ đồng từ các nguồn thưởng vượt thu ngân sách, cổ phần hóa và thoái vốn, phát hành trái phiếu, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Các nguồn tiềm năng, có số thu lớn chưa được triển khai như cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu khai thác tài sản, đất đai…

Nhiều chuyên gia nhận định 5 năm là chưa đủ để đánh giá toàn diện hiệu quả các cơ chế, chính sách mang lại, nhất là khi TP.HCM mất đến 2 năm (2020, 2021) ứng phó đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng. Do đó, việc tiếp tục các chính sách đột phá là cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chính sách và có đủ độ trễ để nhìn nhận khách quan hơn. 



Source link

Cùng chủ đề

Đem tiền phát hành trái phiếu cho cổ đông vay, CIENCO4 bị phạt nặng

ANTD.VN - CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng do hàng loạt vi phạm liên quan đến công bố thông tin, sử dụng vốn phát hành trái phiếu và giao dịch với cổ đông. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (CIENCO4). Trong đó, theo quyết định...

Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu

Việc cho phép nhà đầu tư cá nhân được mua trái phiếu riêng lẻ sẽ góp phần thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển khi số lượng nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên cũng cần có các điều kiện "đi kèm" với tổ chức phát hành... ...

Bộ Tài chính có đề xuất mới, DN phát hành trái phiếu ‘thở phào’

Bộ Tài chính không đề xuất sửa các nội dung liên quan đến quyền đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường. Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Chia sẻ với báo chí ngày 28/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay: Luật Chứng khoán đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thực thi từ năm 2019. Thời...

Kiên Giang khai thác tiềm năng, phát triển du lịch kinh tế trọng điểm

Tỉnh Kiên Giang đã và đang tập trung khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để đưa du lịch phát triển nhanh, bền vững, trở thành ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh. Kiên Giang là 1 một trong 4 tỉnh vùng trọng điểm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, có cảng biển, sân bay quốc tế thuận lợi giao lưu hợp tác khu vực và quốc tế. Tỉnh có bờ biển dài hơn 200 km, trên 143...

Thủ tướng: Năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt 4.900 USD

Sáng 21-10, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa XV), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025. Thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Thôn Đông Lôi 2 hiện có hơn 300 hộ...

Văn Quyết lập công, Hà Nội FC vẫn phải chia điểm trước Hải Phòng

(Dân trí) - Pha lập công của tiền đạo Nguyễn Văn Quyết ở phút 81 vẫn không thể giúp đội chủ nhà Hà Nội FC giành được chiến thắng trước Hải Phòng khi để Lucao gỡ hòa chỉ 3 phút sau đó. Tiếp đón Hải Phòng trên sân nhà Hàng Đẫy ở vòng 7 V-League 2024-25 diễn ra vào tối 9/11, đội chủ nhà Hà Nội FC nhập cuộc không tốt khi để cho đội khách có bàn mở tỷ...

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến: Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết dân tộc lên tầm cao...

Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp.Pleiku, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 đã long trọng tổ chức với chủ đề Đại hội “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.Chiều 09/11, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 để thông tin về...

Đề xuất trả bảo hiểm thất nghiệp cho người có hợp đồng từ 1 tháng

Theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động bị sa thải hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Sáng 9/11, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung trình Quốc hội dự thảo Luật Việc làm sửa đổi với nhiều chính sách quan trọng về bảo hiểm thất nghiệp. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp  Trình bày...

Mới nhất

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

Mới nhất