Trang chủNewsChính trị“Cơ chế đặc thù” cho khu công nghệ cao

“Cơ chế đặc thù” cho khu công nghệ cao


anhtren.jpg
Khu công nghệ cao 2 Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ảnh: M.Hoa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10 quy định về khu công nghệ cao. Đây được coi là chính sách đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp (DN) công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Theo đó, Nhà nước ưu tiên sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật theo quy định của pháp luật khác, nguồn lực từ các chương trình quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ, công nghệ cao, các nguồn vốn hỗ trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao; hỗ trợ các dự án, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao…

Còn đối với DN chế xuất trong khu công nghệ cao khi đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan, quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu thì được áp dụng các quy định riêng đối với DN chế xuất hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế.

Nhưng thực tế đang đòi hỏi “cơ chế đặc thù” đối với DN chế xuất trong khu công nghệ cao. Bởi DN vốn được coi là “xương sống” trong tiến trình sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao. Ông Trần Văn Lâm – Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, hiện nay chúng ta đã có chính sách ưu đãi đối với DN đầu tư vào khu công nghệ cao. Do đó muốn có cơ chế ưu đãi mạnh mẽ hơn cần quan tâm tới vấn đề ưu đãi về đất đai, quyền tiếp cận đất đai, giá thuê đất đối với các khu công nghệ cao…

Theo ông Lâm, hiện nay các DN đầu tư công nghệ cao đang được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế nhưng khi đã ban hành thuế tối thiểu toàn cầu thì tới đây cần các chính sách hỗ trợ thay thế cho thuế tối thiểu toàn cầu đối với các DN đầu tư vào khu công nghệ cao.

“Vừa rồi khi ban hành nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu, Quốc hội đã giao cho Chính phủ nghiên cứu thành lập Quỹ để hỗ trợ cho các nhà đầu tư, DN chiến lược trong đó có DN công nghệ cao để thu hút đầu tư. Các quỹ này có thể hỗ trợ cho các DN trong bước đầu triển khai các dự án, đặc biệt là hỗ trợ về đào tạo nhân lực, thậm chí hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ cho lực lượng lao động trong các DN trong khu công nghệ cao” – ông Lâm gợi ý và cho rằng, đây là vấn đề cần nghiên cứu cụ thể, bởi Quốc hội cũng đang yêu cầu Chính phủ phải nghiên cứu xây dựng quỹ để hỗ trợ cho các DN đầu tư mang tính chất chiến lược trong đó có công nghệ cao.

Bên cạnh đó, theo ông Lâm, ngoài các chính sách trực tiếp hỗ trợ cho các DN cần quan tâm đến các chính sách gián tiếp như: tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; thủ tục hành chính; phát triển quy hoạch công nghiệp dịch vụ phụ trợ, các dịch vụ xã hội phục vụ cho người lao động, công nhân, và các chuyên gia. Các chính sách hỗ trợ gián tiếp nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn để các nhà đầu tư triển khai các dự án của mình nằm trong chiến lược thu hút đầu tư chung của cả nước.

TS Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, chính sách hỗ trợ cho DN đầu tư vào khu công nghệ cao đang rất cần thiết và mang tính cấp bách. Bởi trong sự chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu của sản xuất kinh doanh toàn cầu đòi hỏi sản phẩm có chuẩn rất cao. Đối với các sản phẩm công nghệ cao ngoài chất lượng sản phẩm hàng hoá công nghệ thì còn phải đáp ứng sản xuất sạch, an toàn, bản thân sản xuất trong khu công nghệ cao thì từ chất thải rắn, nước thải, khí thải cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Do đó, theo ông Nam, nếu DN đáp ứng được yêu cầu đó thì trong xuất khẩu mới vượt qua được các “rào cản” thị trường tại các nước phát triển, đặc biệt còn có ý nghĩa quan trọng là tạo thương hiệu cho Việt Nam nên rất cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các DN công nghệ cao.

Ông Nam nhấn mạnh, DN cần tiếp cận về vốn do đầu tư vào sản xuất thế hệ mới thì đòi hỏi chi phí lớn hơn. Vì vậy bên cạnh các ngân hàng thương mại thì cần các quỹ của Nhà nước để hỗ trợ tối đa đổi mới sáng tạo để DN tổ chức sản xuất trong khu công nghệ cao.

“Nhà nước dùng ngân sách để hỗ trợ DN. Nhưng khi DN xuất khẩu được hàng hoá, tạo được công ăn việc làm thì đã gián tiếp đóng góp cho Nhà nước bằng việc nộp thuế. Trong điều kiện hiện nay, có thể trong nước là đổi mới sáng tạo nhưng so với quốc tế thì họ đã đi trước rồi. Tuy nhiên phải ưu tiên khuyến khích dùng sản phẩm của DN trong nước vì lâu dài đó là nền tảng giúp chúng ta tự chủ nền kinh tế, tự chủ khoa học công nghệ” – ông Nam nói.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hà Nội tổ chức Ngày hội kết nối đầu tư công nghệ bán dẫn 2024

Ngày hội kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024 có quy mô 2.000 - 2.500 m2 với khoảng 60 gian hàng thu hút hàng chục doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn. Tại đây, các đơn vị trưng bày sản phẩm, giải pháp công nghệ; kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương, hợp tác kinh doanh. Trong thời gian diễn ra sự kiện, HPA phối hợp với VINASA Ban...

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu công nghệ cao

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ caoNghị định quy định khu công nghệ cao là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình 1719 từng bước giúp người dân thoát nghèo

Theo UBND huyện Nam Đông, Chương trình 1719 đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, hệ thống kết cấu...

Mưa lớn, học sinh Quảng Nam được nghỉ học ngày 19/9

Chiều 18/9, ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi cho Phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố, các Trường THPT, Phổ thông dân tộc...

Ấm áp nghĩa tình gửi đến đồng bào miền Bắc

Nguồn: https://daidoanket.vn/am-ap-nghia-tinh-gui-den-dong-bao-mien-bac-10290587.html

Trao ‘cần câu’ giúp người nghèo vươn lên

Tương tự, chị Lê Thị Lũy (trú tại xã Quảng Nhâm), năm 2023 gia đình chị được hỗ trợ 3 con dê giống. Sau một thời gian chăm sóc, đến nay đàn dê của gia đình đã tăng...

Học sinh Đà Nẵng được nghỉ học từ chiều 18/9

Chủ động, khẩn trương tổ chức dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp sau áp thấp nhiệt đới-bão, khi nước rút, mưa ngớt để trẻ mầm non, học sinh, học viên sớm trở lại trường.Thành phố Đà Nẵng hiện...

Bài đọc nhiều

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3

Quyền Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Hun Manet, Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary đã gửi lời cảm thông và chia buồn sâu sắc tới Nhà nước, Nhân dân Việt Nam, đặc biệt tới gia đình những người bị nạn. Campuchia bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ kiên cường vượt qua thời khắc khó khăn này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ mất mát, và khẳng định...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tại cuộc họp, trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp tục bám sát đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có Nghị quyết Đại...

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Dự án xây dựng Mô hình quản trị Học viện thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được Đảng...

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4247/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024. Theo đó, ngày 12/9/2024, tại Phiên họp thứ 37 (tháng 9/2024), Ủy ban Thường...

Hội thảo khoa học: Bùi Bằng Đoàn

Đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ trì hội thảo. Cùng dự, có các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ làm công tác tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, đại diện cộng đồng họ Bùi Việt Nam, thân nhân gia đình của cụ Bùi bằng Đoàn. Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị lần 10 BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV rất hệ trọng, là cơ sở cho...

Khởi công xây dựng tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng” tại Đắk Lắk

Theo đó, công trình tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng” nhằm hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và 50 năm thành lập Đồn Biên phòng Ea H’leo (30/10/1975-30/10/2025). Công trình được xây dựng trong khuôn viên của Đồn Biên phòng Ea H’leo, có diện tích khoảng 400m2, Công trình gồm các hạng mục:...

Bảo vệ trẻ em từ minh bạch hóa hoạt động bảo trợ xã hội

Trong tập hợp ý kiến gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Ban Dân nguyện đã phản ánh vấn đề cử tri và nhân dân lo lắng thời gian qua tình trạng bạo hành trẻ em...

Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật

Dự phiên họp còn có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Truyền hình trực tiếp “Điểm tựa Việt Nam”

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền bắc nước ta gây thiệt...

Mới nhất

Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, với tinh thần hỗ trợ “cao nhất, nhanh nhất” cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt; chiều ngày 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động...

Khan hiếm nguồn cung có thể tái diễn vào năm tới

Dự báo giá cà phê 17/9: Đà tăng của cà phê Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng của thế giới Dự báo giá cà phê 18/9: Giá cà phê tăng cao trước vụ thu hoạch do thiếu hàng? Dự báo giá cà phê ngày 19/9/2024, tại thị trường trong...

Hà Nam: Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết Lễ hội truyền thống đền Trần Thương là sự kiện thường niên được tổ chức vào dịp tưởng niệm Ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng 8 giỗ Cha.”Điện Biên: Nghiên cứu phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1Không còn tình...

Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế cải thiện dịch vụ y tế cho lao động di cư

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác, nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống, chính sách y...

Hơn 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV, năm 2024

Dân số toàn tỉnh gần 1,5 triệu người, trong đó đồng bào các DTTS có 140 ngàn người, chiếm 9,4% dân số toàn tỉnh. Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là khu vực miền núi có nhiều thành phần DTTS sinh sống với các sắc màu văn hóa...

Mới nhất