Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử...

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp


Ngay từ khi chương trình GDPT 2018 còn trong quá trình dự thảo, nhiều nhà giáo đã không đồng tình với việc các môn học đang đứng độc lập vào chung một môn tích hợp ở cấp THCS. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn quyết tâm thực hiện. Trả lời báo chí, các chuyên gia xây dựng chương trình tổng thể, chương trình môn học tích hợp gọi đó là xu thế phù hợp với đổi mới giáo dục.

Khi chương trình được ban hành, thực nghiệm, Bộ GD-ĐT giao cho các nhà xuất bản tự thực nghiệm rồi áp dụng đại trà nên một bộ phận giáo viên bị động trong quá trình giảng dạy hằng ngày. Nhà trường phải phân công nhiều giáo viên dạy một môn tích hợp dẫn đến khó khăn trong việc triển khai chương trình GDPT 2018.

Sách tích hợp nhưng chưa thấy “tác giả tích hợp”

Hiện sách giáo khoa ở lớp 6, 7, 8 có những môn học mới như: lịch sử và địa lý; khoa học tự nhiên; nội dung giáo dục địa phương…

Đáng chú ý là các tác giả sách giáo khoa thì vẫn đứng riêng lẻ, phân môn của ai thì người đó viết. Nội dung kiến thức các phân môn trong sách tích hợp vẫn đang được bố trí đứng riêng, độc lập với nhau. Nội dung các module tập huấn gần như vẫn đang bố trí riêng theo từng phân môn chứ chưa mang tính tích hợp. Tuy nhiên, theo quy định trong chương trình GDPT 2018 của Bộ GD-ĐT, môn tích hợp chỉ do một giáo viên “tích hợp” giảng dạy.

Đây là một điều khiên cưỡng vì đội ngũ chuyên gia viết chương trình, viết sách giáo khoa, cùng giảng viên đã, đang và sẽ đào tạo giáo viên dạy môn học tích hợp đều là những người nghiên cứu, giảng dạy đơn môn mà lại hướng giáo viên dạy đa môn.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 1.

Môn tích hợp khoa học tự nhiên trong bộ sách giáo khoa lớp 7

Trong khi đó, trình độ giáo viên THCS trước đây là CĐ, hiện nay là ĐH, còn các chuyên gia, giảng viên ĐH đều có học vị, học hàm cao hơn rất nhiều. Phần lớn những tác giả chương trình, sách giáo khoa là tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư. Học vị thấp nhất cũng thạc sĩ – nhưng số thạc sĩ rất ít.

Thế nhưng, một cuốn sách giáo khoa có nhiều chuyên gia cùng đảm nhận viết, biên soạn mà còn chưa ra tích hợp thì một giáo viên “tích hợp” liệu có hoàn thành yêu cầu, mục tiêu mà Bộ GD-ĐT đề ra hay không?

Nhà trường gặp quá nhiều khó khăn trong việc triển khai giáo viên dạy môn tích hợp. Với 4 khối lớp, kiến thức cấp THCS có hàng trăm bài học khác nhau, không phải một vài bài mà năm nay có thể phân công giáo viên này dạy khối này, sang năm lại được phân công dạy khối khác. Làm thầy mà không tường tận kiến thức mình đang dạy thì làm sao học trò phục thầy, tin thầy?

Sách giáo khoa thiết kế 1 sách – 1 môn học nhưng có đến 2- 3 thầy, thậm chí 6 thầy (nội dung giáo dục địa phương) dạy, khiến cho học sinh đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Giáo viên ở nhiều trường học lúng túng chưa biết thực hiện như thế nào cho hiệu quả và đạt được mục tiêu như chương trình đã đề ra.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 2.

Các nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai giáo viên dạy môn tích hợp

Các chuyên gia soạn môn tích hợp phải dạy thử vài tiết tích hợp

Khi giáo viên bắt tay vào giảng dạy chương trình mới, các nhà xuất bản cung cấp đường dẫn (link) một số tiết dạy thực nghiệm những môn tích hợp.

Đa phần những tiết mẫu này được xây dựng công phu từ nhiều người, mang tính “mẫu” hơn là cách dạy đại trà. Phần lớn những tiết này là do giáo viên dưới cơ sở thực hiện .

Quá trình áp dụng đại trà những môn tích hợp phát sinh nhiều vấn đề, nhất là giáo viên phải dạy những tiết học theo chủ đề. Hơn nữa, chương trình mỗi lớp không đơn thuần là 1-2 tiết mẫu, chẳng hạn môn khoa học tự nhiên có đến 140 tiết/năm học.

Trong khi đó, việc đào tạo giáo viên trước đây thì chỉ đào tạo đơn môn và dạy đơn môn hàng chục năm qua nên giáo viên đã quen với cách đào tạo và cách dạy cũ. Những kiến thức phổ thông dù không phải là quá khó nhưng vì quá lâu không tiếp cận nên dần mai một. Vì thế, dạy được cả nội dung trong sách tích hợp là cả một quá trình gian nan và khó khăn vô cùng.

Chuyên viên, tác giả chương trình, sách giáo khoa nên dạy thử vài tiết tích hợp - Ảnh 2.

Sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý lớp 8

Nếu các chuyên gia Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa tích hợp đứng ra dạy mẫu vài tiết, nhất là những tiết chủ đề để giáo viên thấy được những thuận lợi khi dạy tích hợp thì có lẽ sẽ có tác động lớn đến đội ngũ nhà giáo trên cả nước.

Các chuyên gia có thể lấy luôn giáo viên làm học sinh giả định thì thầy cô dưới cơ sở sẽ… “phục sát đất”. Lúc đó, giáo viên sẽ không còn kêu ca, phàn nàn về sự đổi mới khi chuyển nhiều môn học độc lập của chương trình 2006 sang các môn học tích hợp ở chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS.



Source link

Cùng chủ đề

Lao động đi Nhật sẽ được chủ sử dụng lao động chia sẻ phí xuất cảnh

(Dân trí) - Nhật Bản sẽ áp dụng cơ chế mới, trong đó doanh nghiệp tiếp nhận và người lao động sẽ cùng chia sẻ chi phí xuất cảnh, nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người sang nước này làm việc. Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Ishii Chikahisa, chia sẻ thông tin quan trọng này với phóng viên Dân trí bên lề hội chợ việc làm dành cho lao động chương...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Mong sớm có phương án thi

TP - Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên đổi mới kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT, nhưng đến thời điểm này, học sinh, phụ huynh ở hầu hết các địa phương chưa thể hình dung được phương án thi mới ra sao. Chương trình, phương pháp học có nhiều thay đổi so với chương trình trước đó như: xuất hiện các môn tích hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học),...

TP.HCM công bố cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10

Cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn, toán và tiếng Anh như sau:Môn ngữ văn có 2 phần- Phần đọc hiểu sẽ lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, bao gồm văn bản văn học và một trong hai loại: văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Tổng độ dài của các ngữ liệu trong đề...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập. ...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của quế

Quế là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền có tính ấm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh... Ngoài ra, các nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy quế có nhiều tác dụng trị bệnh, phòng ngừa...

Váy dáng dài đa năng, hợp cả đi làm lẫn đi tiệc mùa này

Với một chiếc váy dáng dài, bạn có thể vừa mặc đi làm buổi sáng rồi khi chiều...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Cùng chuyên mục

Nơi yêu thương được bồi đắp

Trường học hạnh phúc là một dự án của UNESCO khởi động từ năm 2014 và nhiều năm qua đã được triển khai rộng rãi ở tất cả các trường học trên cả nước. ...

Người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Kinh tế

Sau gần 6 năm học ngành Kinh tế Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Ko Dong Hyun đã tốt nghiệp tiến sĩ và trở thành người Hàn Quốc đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ tại đây. ...

Đạo đức người thầy 4.0

Trong thời đại ngày nay, đạo đức nhà giáo càng trở nên cần thiết và phải được cập nhật, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và giáo dục.

‘Giàn giáo’ hay ‘dàn giáo’, từ nào mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Giàn giáo - dàn giáo là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, phương tiện cho người thợ thi công các công trình trên cao.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại...

Ngại cho con đi học mầm non vì sợ… dễ bệnh ?

Nhiều phụ huynh nghĩ nên để trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc rồi 4 - 5 tuổi cho cứng cáp mới cho trẻ đi học mẫu giáo để đỡ bị bệnh hơn. Các bác sĩ, người làm giáo dục khuyên...

Mới nhất

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024: Giảm nhẹ tại miền Nam 1.000

Giá heo hơi hôm nay 13/11/2024 quay đầu giảm nhẹ tại miền Nam từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, giao dịch trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 13/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay chững lại so với ngày hôm qua...

Bác sĩ chia sẻ lợi ích của quế

Quế là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền có tính ấm, kháng khuẩn, trị cảm lạnh... Ngoài ra,...

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

"Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng", thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị "tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây...

Vườn hoa, công viên tại quận Hà Đông ‘khoác áo mới’ sau khi được đầu tư, cải tạo

TPO - Việc tiến hành chỉnh trang, cải tạo không gian công cộng trên địa bàn quận Hà Đông đã mang lại diện mạo xanh, sạch, đẹp cho khu vực. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao. 13/11/2024 | 06:30 ...

Mới nhất