Trang chủNewsThế giớiChuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chưa đầy ba tuần sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, “đầy đặn” hơn hẳn so với người tiền nhiệm Joko Widodo.

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng thống Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 9/11. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trong khi ông Widodo tham dự các hội nghị đa phương tại ba nước (Trung Quốc, Myanmar và Australia) trong chuyến đi đầu tiên năm 2014, ông Prabowo đã lựa chọn thăm chính thức năm quốc gia quan trọng, trong đó có hai cường quốc hàng đầu thế giới.

Lịch trình được bắt đầu tại Trung Quốc (8-10/11), sau đó tới Mỹ (từ 11/11), tiếp đến là tham dự Hội nghị APEC tại Peru, Hội nghị G20 tại Brazil, thăm Anh và có thể là một số điểm dừng ở Trung Đông. Tháp tùng Tổng thống Prabowo trong chuyến công du dài ngày này có Bộ trưởng Ngoại giao Sugiono, Bộ trưởng Đầu tư và Phát triển hạ nguồn Rosan Roeslani, Thư ký Nội các Teddy Indra Wijaya và nhiều quan chức trong nội các.

Với nền tảng giáo dục quốc tế và xuất thân từ gia đình trí thức, ông Prabowo thể hiện sự tự tin đáng kể trong việc định hình chính sách đối ngoại.

Nhiều toan tính

Việc lựa chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên phản ánh chiến lược ngoại giao thực dụng của Indonesia dưới thời tân Tổng thống Prabowo. Với kim ngạch thương mại đạt 139 tỷ USD trong năm 2023 và vị thế nhà đầu tư lớn thứ hai (7,4 tỷ USD), Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong tham vọng phát triển kinh tế của xứ vạn đảo.

Các thỏa thuận tổng trị giá 10 tỷ USD được ký kết trong chuyến thăm, tập trung vào các dự án chiến lược như chế biến niken và cơ sở hạ tầng, hứa hẹn tạo đột phá trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp xe điện.

Đặc biệt, việc nâng cấp năng lực chế biến niken không chỉ giúp Indonesia tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn đưa quốc gia này trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất xe điện của châu Á. Đáng chú ý, đây là lần thứ hai trong năm 2024 ông Prabowo đến thăm Trung Quốc, phản ánh mức độ ưu tiên của Jakarta hướng về Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Indonesia dưới thời ông Prabowo đang theo đuổi một chiến lược đối ngoại đa chiều hơn, thể hiện qua việc nhanh chóng mở rộng quan hệ với nhiều đối tác chiến lược. Bên cạnh chuyến thăm Mỹ với kế hoạch gặp cả Tổng thống Joe Biden và khả năng gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump, ông Prabowo còn thể hiện tham vọng mở rộng không gian địa chính trị thông qua các chuyến thăm Peru, Brazil và Anh.

Đặc biệt, ý định gia nhập BRICS và kế hoạch tập trận hải quân chung đầu tiên với Nga tại Surabaya phản ánh rõ nét chiến lược cân bằng quyền lực của Indonesia. Tổng thống Prabowo đang vận dụng khéo léo chính sách “không liên kết tích cực”. Với đường hướng này, Jarkata nhằm vừa tăng cường vị thế trong khối các nền kinh tế mới nổi, vừa tạo đòn bẩy trong quan hệ với các cường quốc truyền thống, từ đó giúp Indonesia duy trì được độc lập chiến lược và không gian phát triển riêng trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng gay gắt.

Đột phá song phương

Kết quả chuyến thăm Trung Quốc thể hiện tính đột phá trong quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực chiến lược. Bên cạnh các thỏa thuận kinh tế trị giá 10 tỷ USD, hai bên đạt được đồng thuận quan trọng về an toàn hàng hải và khai thác chung trong khu vực chồng lấn.

Thỏa thuận này đánh dấu bước tiến trong việc xử lý các vấn đề nhạy cảm trên biển, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. Hơn nữa, cam kết đầu tư mới từ Trung Quốc, cùng với vị thế nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai (7,4 tỷ USD trong năm 2023), phản ánh tiềm năng to lớn trong quan hệ kinh tế song phương.

Trong khi đó, chuyến thăm Mỹ diễn ra trong bối cảnh địa chính trị đặc thù khi chính trường nước này đang trong giai đoạn chuyển tiếp và hai nước kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao. Chương trình nghị sự trong chuyến đi Mỹ của ông Prabowo tập trung vào các trụ cột chiến lược dài hạn: an ninh lương thực, chuyển đổi năng lượng sạch và ổn định khu vực. Dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao cũng tạo động lực để hai bên tái định vị quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt khi Indonesia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Duy trì thế cân bằng

Chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Prabowo sau khi nhậm chức ngày 20/10 cho thấy Indonesia đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, năng động và cân bằng. Việc thăm cả Trung Quốc và Mỹ, cùng với ý định gia nhập BRICS và tổ chức tập trận với Nga phản ánh Indonesia đang tìm kiếm không gian chiến lược riêng trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn. Điều này phản ánh nỗ lực mở rộng không gian chiến lược, cũng như tham vọng nâng cao vị thế của quốc gia Đông Nam Á này trong cấu trúc quyền lực khu vực.

Trong bối cảnh chuyển giao quyền lực ở Mỹ, cục diện địa chính trị khu vực có thể sẽ chứng kiến những chuyển biến đáng chú ý. Các chuyên gia địa chính trị nhận định rằng, mối quan hệ Indonesia – Mỹ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời chính quyền ông Donald Trump sắp tới, một phần do cách tiếp cận thực dụng của Mỹ đối với các vấn đề nhân quyền.

Tuy nhiên, quan hệ với Bắc Kinh của Jakarta có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, xuất phát từ bất đồng về các vấn đề địa chính trị tại Biển Đông và cạnh tranh nước lớn tại khu vực. Dù vậy, Tổng thống Prabowo được đánh giá là có đủ khả năng để duy trì thế cân bằng chiến lược, đồng thời tối ưu hóa các cơ hội hợp tác mới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ – Trung dưới thời Tổng thống Trump 2.0.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-tham-da-muc-dich-cua-tong-thong-indonesia-293729.html

Cùng chủ đề

Việc tham dự Hội nghị G20 khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16-19/11/2024. Nhân dịp này, Đại sứ Việt...

Truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới đến Hội nghị G20

Sự tham dự và phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC

Trong APEC, Việt Nam có thể vừa hợp tác vừa cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập đồng thời củng cố sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững.

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

UN Tourism vinh danh làng rau Trà Quế là ‘Làng Du lịch tốt nhất năm 2024’

Làng rau Trà Quế (Quảng Nam) là 1/3 ngôi làng ở Việt Nam, 1/130 ngôi làng trên thế giới được UN Tourism công nhận là ‘Làng Du lịch tốt nhất thế giới’.

Tâm thế người thầy trong kỷ nguyên số

Việc chuyển mình của giáo viên trong kỷ nguyên số đã và đang tạo ra những thay đổi căn bản trong phương thức dạy và học, cũng như những thách thức và cơ hội mới cho nghề giáo.

Giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” lần thứ 3 sắp diễn ra tại...

Giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái' lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, Hồ Thiền Quang, Hà Nội vào ngày 8/12.

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Việt Nam và ASEAN ủng hộ tăng cường hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm xuyên quốc gia

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam và ASEAN sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Bài đọc nhiều

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. ...

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh việc chống lại chính sách kiềm tỏa của Mỹ. ...

Ô tô tông vào nhóm người đi bộ ở Trung Quốc, 35 người thiệt mạng

Đài CCTV vừa đưa tin 35 người thiệt mạng sau khi ô tô tông vào một nhóm người tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào tối 11.11. ...

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Cùng chuyên mục

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng. ...

Ngoại trưởng Ukraine gửi thông điệp đến Mỹ, kêu gọi “hòa bình thông qua sức mạnh”

Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha ngày 14/11 hy vọng ông Marco Rubio, ứng cử viên cho chiếc ghế Ngoại trưởng Mỹ, sẽ theo đuổi chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh" trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cách chính quyền mới sẽ giải quyết xung đột ở Ukraine.

Bất đồng nội bộ, lực lượng an ninh Israel đứng trước câu hỏi về lòng trung thành đối với nhân dân

Tổng chưởng lý Israel ngày 14/11 đã yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu xem xét lại nhiệm kỳ của Bộ trưởng An ninh quốc gia cực hữu Itamar Ben-Gvir, đồng thời viện dẫn sự can thiệp của ông Ben-Gvir vào các vấn đề của cảnh sát.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm. ...

Mới nhất

Quan tâm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Lai Châu

Ngày 15/11, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện cùng 250 đại biểu chính thức là người DTTS tiêu biểu đại diện cho...

Mùa Cỏ Hồng Đà Lạt

(NADS) - Mùa mưa, Cỏ Hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên Cỏ Hồng “như lời xin lỗi” khôn nguôi ...

Thanh niên Đông Nam Á cùng trăn trở chủ đề môi trường, thiên tai

Sáng 15-11, những hoạt động đầu tiên của các đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản (SSEAYP) lần thứ 48 tại TP.HCM đã bắt đầu với các phiên thảo luận về nhiều chủ đề như bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,...

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15/11 UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện...

Trường đại học Kinh tế quốc dân thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành quyết định về việc chuyển Trường đại học Kinh tế quốc dân thành Đại học Kinh tế quốc dân. ...

Mới nhất

Mùa Cỏ Hồng Đà Lạt