Trang chủChính trịNgoại giaoChuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản...

Chuyên gia Ukraine mách nước để phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không sợ rủi ro

Theo tư vấn của bà Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm chiến thắng quốc tế Ukraine, nếu tất cả các nước phương Tây tạo thành một liên minh tịch thu tài sản Nga bị đóng băng, điều này sẽ giúp họ loại bỏ mọi rủi ro.

Chuyên gia Ukraine bày cách cho Phương Tây tịch thu tài sản Nga mà không ngại rủi ro. Trong ảnh: Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, Italy, ngày 6/2024. (Nguồn: atlanticcouncil.org)
Các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí cho Ukraine vay 50 tỷ USD từ tiền lãi thu được từ tài sản Nga bị đóng băng, tại Hội nghị thượng đỉnh ở Borgo Egnazia, Italy (6/2024). (Nguồn: atlanticcouncil.org)

“Việc các nước phương Tây lập liên minh cùng tịch thu chung tài sản bị đóng băng của Nga sẽ giúp giảm rủi ro đáng kể” – theo chuyên gia Olena Halushka, đồng sáng lập Trung tâm chiến thắng quốc tế, thành viên hội đồng quản trị của Trung tâm hành động chống tham nhũng Ukraine.

Giải thích về cách làm này với giới truyền thông, bà Olena Halushka cho biết, “Khi các nước thứ ba phản đối việc tịch thu tài sản Nga, họ thường đưa ra một số lý lẽ. Một trong những lý lẽ đó là việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy sự quay lưng với đồng bạc xanh. Họ sẽ chuyển đổi dự trữ ngoại hối sang một loại tiền tệ khác.

Nhưng tiếp theo, câu hỏi đặt ra là – sẽ chuyển đổi sang loại tiền tệ nào?… Hiện tại, phần lớn tài sản dự trữ trên thế giới là bằng đồng USD (59%), 20% là bằng đồng Euro, 5% được lưu trữ bằng đồng Yên Nhật Bản, 5% bằng đồng bảng Anh, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các loại tiền tệ còn lại trên thế giới lần lượt chiếm 2% và 9% dự trữ toàn cầu.

“Chúng tôi đã hỏi các đối tác phương Tây của mình rằng, nếu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Vương quốc Anh đồng lòng hành động, thì tất cả các tài sản này sẽ chảy về đâu? Rõ ràng là… nếu có một “giải pháp G7”, Thụy Sỹ và Australia sẽ hướng về họ thay vì Trung Quốc”, bà Olena Halushka phân tích.

Do đó, vị chuyên gia đến từ Trung tâm Chiến thắng quốc tế Ukraine kết luận, việc nói các loại tiền tệ phương Tây sẽ bị ảnh hưởng là không có căn cứ.

Theo lập luận của bà Halushka, đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh không phải là đồng tiền dự trữ, vì nó không được tự do chuyển đổi, thị trường tài chính Trung Quốc không tự do, vì có những cuộc tấn công và gây áp lực lên các nhà đầu tư trong nước.

Bà cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có việc tịch thu tài sản của một quốc gia mới có khả năng ảnh hưởng đến các loại tiền tệ của phương Tây. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối có thể chảy, chẳng hạn, từ USD sang Euro. Đó là lý do tại sao Ukraine đề xuất rằng – cần một liên minh đưa ra quyết định.

Họ (những người phản đối tịch thu) nói rằng, nhiều người có thể bắt đầu bán chứng khoán phương Tây, rút ​​tiền của họ và đầu tư ở nơi khác. Vậy một lần nữa quay lại câu hỏi – ở đâu?

Ở UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Trung Quốc hay Nga?

Có thể khẳng định, thị trường tài chính phương Tây quá lớn mạnh và chiếm ưu thế đến nỗi không dễ để tìm ra thứ thay thế cho các loại tiền tệ dự trữ và chứng khoán của họ”, bà Olena Halushka tin chắc.

Hồi tháng 7, Saudi Arabia đã từng nhiều lần cảnh báo riêng với các nước G7 rằng, họ có thể thoái vốn một số nghĩa vụ nợ châu Âu của mình, nếu các quốc gia nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới có động thái tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga. Họ khẳng định, không thể chấp nhận việc tịch thu tài sản phong tỏa trị giá 300 tỷ USD của Nga nhằm hỗ trợ Ukraine.

Trước đó, hồi tháng 5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, chính phủ nước này đã thành lập một nhóm riêng biệt để giải quyết việc tịch thu tài sản thuộc chủ quyền của Nga ở nước ngoài. Về động thái này, trong khi Mỹ phát đi tín hiệu rằng họ có thể sẵn sàng ủng hộ việc thoái vốn tài sản của Nga thì EU và nhiều nước, bao gồm cả các thành viên G7 là Đức, Pháp và Italy lại rất cảnh giác với cách tiếp cận như vậy.

Tuy nhiên, động thái mới nhất của G7 và các nước đối tác (G7+) đã chứng minh họ kiên trì “đứng sau” Ukraine. Công bố của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một cuộc họp nhóm tài trợ ở New York mới đây rằng, họ đã thông qua Tuyên bố chung tái khẳng định sự ủng hộ quốc tế không lay chuyển đối với Kiev, ở hiện tại và trong cả tương lai.

Trong đó, không chỉ cung cấp thêm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo cho quốc gia Đông Âu, G7+ , đã cam kết mạnh mẽ giúp Ukraine đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn cấp bách, đồng thời hỗ trợ Ukraine phục hồi và tái thiết lâu dài.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã nhấn mạnh rằng, hơn 30 quốc gia, cũng như EU, đã tham gia tuyên bố lịch sử này.

“Chúng tôi xóa tan mọi quan điểm rằng, thời gian đứng về phía Nga “, Tuyên bố chung viết. Đồng thời, tài liệu trên tiếp tục lưu ý về trách nhiệm của Nga – vì mục đích này, nên tài sản có chủ quyền của nước này tại các khu vực pháp lý phương Tây sẽ “bị đóng băng” cho đến khi Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự và bồi thường thiệt hại cho Ukraine.

Các đối tác của Ukraine cũng đang tiếp tục thực hiện quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Borgo Egnazia, nhằm triển khai các khoản vay tăng tốc doanh thu bất thường (ERA) cho Ukraine vào cuối năm nay, để cung cấp thêm khoảng 50 tỷ USD tài trợ. Các khoản vay sẽ được trả nợ và hoàn trả bằng các dòng doanh thu bất thường trong tương lai phát sinh từ khối tài sản Nga “bị đóng băng” tại EU và các khu vực pháp lý có liên quan khác.

Về phần mình, Ukraine phải cam kết thực hiện các cải cách về kinh tế, tư pháp, chống tham nhũng, quản trị doanh nghiệp, quốc phòng, hành chính công, quản lý đầu tư công và thực thi pháp luật.

“Những cải cách này là cần thiết và sẽ rất quan trọng để hỗ trợ lâu dài cho công cuộc tái thiết và phục hồi của Ukraine”, tuyên bố của G7+ nêu rõ.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chuyen-gia-ukraine-mach-nuoc-de-phuong-tay-tich-thu-tai-san-nga-ma-khong-so-rui-ro-288300.html

Cùng chủ đề

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Phương Tây chưa “buông tay” trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc

Trao đổi với Sputnik ngày 4/11, Cựu Giám đốc điều hành Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Alexei Mozhin nhận định, phương Tây sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga trong tương lai gần.

Nga tuyên bố kiểm soát thêm lãnh thổ ở vùng Donetsk, Hungary đề nghị châu Âu “quay xe” với Kiev nếu ông Trump đắc...

Ngày 3/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này đã chiếm làng Vyshneve ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine. Cùng ngày, Thủ tướng Hungary đề nghị châu Âu cân nhắc lại việc ủng hộ Kiev nếu ông Trump đắc cử.

Nga “bật mí” điều khiện gia nhập BRICS, không có rào cản với EU hay NATO, nhắc đến Thổ Nhĩ Kỳ

Mới đây, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov thông tin, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) không đưa ra điều kiện cho những quốc gia muốn trở thành thành viên và đối tác của nhóm.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: “Giao lộ sáng tạo”

Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024...

Bitcoin liên tục phá đỉnh sau chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Sau chiến thắng của ông Donald Trump, giá bitcoin liên tục tăng mạnh, phá vỡ các đỉnh lịch sử trước đó và đã áp sát mốc 77.000 USD. Giá bitcoin tiếp tục phá đỉnh và tăng lên mốc 76.850 USD. Hiện đồng tiền số được giao dịch ổn định quanh mốc hơn 76.000 USD/BTC. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap,...

Nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe phục vụ người dân

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng cao trải nghiệm sử dụng dịch vụ y tế cho người dân toàn quốc, hôm nay (8/11), Hệ thống Y tế MEDLATEC chính thức ký hợp tác...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân...

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Mới nhất