Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốChuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam gặp khó nhiều bề

Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam gặp khó nhiều bề



DNVN – Quá trình chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhiều bề. Cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.

Phát biểu tại “Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V với chủ đề: Chuyển đổi số – Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng Vùng Đồng bằng sông Hồng”, chiều ngày 28/5, ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang tạo cơ hội thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logistics.

Năm 2023, theo bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) do Ngân hàng Thế giới công bố, Việt Nam đã tiếp tục đà tăng điểm đạt được trong báo cáo LPI 2018 khi đạt mức tăng 0,03 điểm. Cụ thể là từ 3,27 điểm lên 3,3 điểm, xếp vị trí thứ 43 trong số 139 nền kinh tế được xếp hạng với sự cải thiện của các yếu tố về hạ tầng, hải quan và gửi hàng quốc tế.

Ông Nguyễn Đức Hiển – Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Việt Nam chưa hình hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn.

Số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, đội tàu Việt Nam đã tăng từ hạng 4 năm 2019 lên đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 22 trên thế giới năm 2022. Năm 2019, đội tàu Việt Nam đứng thứ 30 trên thế giới.

Tuy nhiên, ngành logistics của chúng ta vẫn còn những hạn chế. Vận tải hàng hoá trong nước chủ yếu là đường bộ, chi phí logistics còn ở mức cao, năng lực và chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.

Việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu còn yếu. Chưa hình hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp logistics Việt Nam có quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt, tiên phong để tiến ra thị trường quốc tế.

Tại vùng đồng bằng sông Hồng, phát triển ngành logistics đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn liên quan đến quỹ đất xây dựng kho hàng, kho bãi. Trung tâm trung chuyển hàng hoá, trung tâm logistics không nhiều, vốn đầu tư của các doanh nghiệp không lớn.

Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quá trình chuyển đổi số trong ngành logistic còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trình độ nguồn nhân lực logistics và nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vẫn chưa được đầu tư tương xứng, đồng bộ với nhu cầu phát triển thực tiễn. Cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực logistics có lúc, có nơi còn chưa phát được huy hiệu lực, hiệu quả.

Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn nhiều bề. Cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.

Chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Báo cáo Logistics năm 2023 của Bộ Công Thương cho biết, có 90,5% các doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 là tin học hóa và cấp độ 2 là kết nối. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%.

“Chỉ có 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 là trực quan hóa, 2,2% ở cấp độ 4 là minh bạch hóa. Đặc biệt, chỉ có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 (có khả năng dự báo) và con số rất “khiêm tốn” 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất – cấp độ 6 là có khả năng thích ứng”, ông Công cho biết.

Như vậy, chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. Chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề xuất, phát triển ngành logistic nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistic nói riêng cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Đó là tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logictics.

Chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại. Phát huy vai trò của logistics thúc đẩy liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương nội vùng mạnh mẽ.

Đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng, với tiềm năng và lợi thế sẵn có, các địa phương trong vùng cần chủ động thiết lập quỹ đất sạch để tạo điều kiện thuận lợi. Sẵn sàng thu hút các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, xuyên quốc gia có uy tín, năng lực và có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Cần thu hút các doanh nghiệp logistics hàng đầu quốc tế đầu tư vào phát triển hạ tầng logistic, góp phần đưa Vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đồng thời, nghiên cứu hình thành định chế tài chính, cơ chế chính sách để chủ động cân đối nguồn lực thực hiện các dự án liên tỉnh trong vùng.

“Phát triển logistics thông minh cần dựa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành logistics, tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả của quá trình chuyển đổi số để phát triển ngành logistics”, ông Hiển nhấn mạnh.


Hoài Anh





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/chuyen-doi-so/chuyen-doi-so-trong-logistics-o-viet-nam-gap-kho-nhieu-be/20240528043303792

Cùng chủ đề

Đội tàu của Việt Nam đứng thứ 3 khu vực ASEAN, thứ 22 thế giới

Chỉ 04% doanh nghiệp logistics chuyển đổi số đến cấp độ 6Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, vùng Đồng bằng sông Hồng là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. Đây được coi là cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại. So...

Cảng Hải Phòng lãi cao nhờ đâu?

Tại ngày 31.3.2024, nợ phải trả tại Cảng Hải Phòng ở mức 1.183 tỉ đồng, giảm 12% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ở mức 520 tỉ đồng, giảm 3,7% so với đầu năm. Công ty có khoản nợ dài hạn đến hạn trả hơn 24 tỉ đồng, đây là khoản vay ODA giai đoạn II.Vốn chủ sở hữu tăng 3,1%, đạt 5.914 tỉ đồng, trong đó có 984 tỉ đồng là lợi nhuận sau thuế...

Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM: Cần xây dựng thương hiệu cá nhân ngay từ khi là sinh viên

Chiều 21-5, tại buổi giao lưu với sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), bà Đặng Minh Phương - sáng lập MP Logistics, chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM - đặt câu hỏi sinh viên hiểu thế nào về chuyện các bạn phải cho đi để được nhận lại.Một số sinh viên so sánh khi vào một...

Tháo gỡ các điểm nghẽn để ngành logistics Việt Nam phát triển xứng tầm

Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, của Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics nói riêng cũng như nỗ lực cải thiện từ bản thân doanh nghiệp."Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát...

Kéo giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt tại thị trường Brazil

Ngày 8/5/2024 đánh dấu mốc kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil (8/5/1989 - 8/5/2024). Trải qua 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam - Brazil đã có được những động lực đáng kể, được đánh dấu bằng các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, thông qua đối thoại hiệu quả và tăng cường hợp tác trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Tài chính yêu cầu tăng hoãn xuất cảnh để thu hồi nợ thuế

DNVN - Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa có đề nghị gửi các địa phương yêu cầu thành lập ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn. Cơ quan thuế đẩy mạnh thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất...

Phát triển kinh tế bền vững bằng các giải pháp tài chính sáng tạo

DNVN - Tài chính, kế toán và kiểm toán là những cột trụ quan trọng định hình và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển các giải pháp tài chính sáng tạo sẽ giúp giải quyết những thách thức...

48.500 lượng vàng đấu thầu thành công, liệu lượng cung có đủ bình ổn giá?

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo ngừng đấu thầu vàng sau 9 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, trong đó có 6 phiên đấu thầu thành công, với tổng khối lượng trúng thầu là 48.500 lượng vàng. ...

Dừng đấu thầu vàng miếng, thay thế bằng phương án bình ổn

DNVN - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất (dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6). ...

Ưu tiên quỹ đất và vốn phát triển nhà ở xã hội

DNVN - Để đạt mục tiêu đến năm 2030 cả nước hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, Ban Bí thư vừa ra Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình...

Bài đọc nhiều

Ứng dụng AI giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất gấp 10 lần

Chiều ngày 28/5/2024, tại phiên khai mạc sự kiện DX Summit 2024, đại diện Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã có bài tham luận gây ấn tượng mạnh với khẳng định "Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất gấp 10 lần". Ông Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc thường trực của MISA giới thiệu các tính năng ưu việt khi được tích hợp AI trên phần mềm MISA trước Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ...

‘Hiến kế’ nâng cao năng suất lao động Quốc gia

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang áp dụng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, nhà ở xã hội, tăng tốc chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh... đóng góp hiệu quả vào tăng năng suất lao động. ...

Cùng chuyên mục

Ứng dụng AI giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất gấp 10 lần

Chiều ngày 28/5/2024, tại phiên khai mạc sự kiện DX Summit 2024, đại diện Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã có bài tham luận gây ấn tượng mạnh với khẳng định "Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất gấp 10 lần". Ông Lê Hồng Quang – Phó Tổng Giám đốc thường trực của MISA giới thiệu các tính năng ưu việt khi được tích hợp AI trên phần mềm MISA trước Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ...

Mới nhất

Doanh nghiệp họ Masan tăng gấp đôi vốn hóa so với đầu năm

Chỉ sau chưa đầy nửa đầu năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức 185.000 đồng/cổ phiếu (Giá đóng cửa ngày 28/5). Mức tăng giá này đã giúp MCH lọt top công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán. Vốn hóa đạt vượt 130.000 tỷ đồng Với...

Ngân hàng thế giới hỗ trợ Việt Nam phát triển thủy sản bền vững

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 592/QĐ-TTg phê duyệt Chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn WB. Dự án nhằm tăng cường quản lý ngành thủy sản và gia tăng giá trị sản phẩm thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh. Dự án...

Đường sắt công bố “đường dây nóng” tiếp nhận thông tin sự cố

Ngày 27/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam công bố số điện thoại “đường dây nóng” về an toàn giao thông đường sắt nhằm kịp thời tiếp nhận và xử lý các thông tin về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, các yếu tố có nguy cơ uy hiếp an toàn chạy tàu do các cá nhân, tổ...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Ưu tiên đầu tư môn thể thao thế mạnh

Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh giai đoạn 2021 - 2026, Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng 20 bậc so với khi chưa triển khai đề án. Trên cơ sở đó, ngành...

Mới nhất