Trang chủNewsThời sựChuyển đổi công nghiệp là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng...

Chuyển đổi công nghiệp là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu


Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5, chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tỉnh, thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế.

Cùng tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương; các địa phương quốc tế có quan hệ hợp tác với TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại Thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị với Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.






Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với các doanh nghiệp (Ảnh VGP/Nhật Bắc) 

Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

Phát biểu đề dẫn phiên đối thoại, đồng chí Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết:

Trong 5 năm gần đây, kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò là trung tâm nhiều mặt của khu vực và cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước. Hằng năm, Thành phố đóng góp 20% GRDP, 25% nguồn thu ngân sách và của cả nước. Trong sự phát triển kinh tế của Thành phố, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng đóng góp cao.

Thành phố tiếp tục tập trung khai thác những tiềm năng và lợi thế vào phát triển công nghiệp với vai trò là trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước; khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, nguồn nhân lực trình độ cao, ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các ngành, sản phẩm công nghiệp. Để chuyển đổi công nghiệp thành công, ngoài nỗ lực các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thành phố cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương.

Phiên đối thoại chính sách được diễn ra sôi nổi, thực chất, dưới hình thức hỏi đáp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành trao đổi sâu rộng với các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước về định hướng chính sách kinh tế của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp, phát triển xanh, bền vững; chính sách thu hút đầu tư nước ngoài; các chính sách, đặc thù và bứt phá khuyến khích, kêu gọi đầu tư trong những lĩnh vực trên; giải pháp đột phá phát triển khoa học công nghệ, chính sách thu hút đầu tư FDI thế hệ mới, chính sách tín dụng xanh, ngoại giao kinh tế…

Trả lời câu hỏi về cơ chế, chính sách tạo đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế, nhất là chuyển đổi công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, Đảng đã có chủ trương, đường lối về chuyển đổi kinh tế, trong đó có Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chính phủ đã và đang hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, Chính phủ phải nắm chắc tình hình, phân tích, đưa ra các giải pháp để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của mình và tham khảo kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu thế thế giới.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, việc chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Chính phủ đang tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế; xây dựng các cơ chế chính sách để huy động nguồn lực nhằm phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, hạ tầng xã hội; nâng cao năng lực quản trị; đào tạo nguồn nhân lực; huy động sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.






Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ tại phiên Đối thoại (Ảnh VGP/Nhật Bắc) 

Trả lời câu hỏi về cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển đất nước, bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và vật liệu mới, Thủ tướng Chính phủ cho biết: Muốn phát triển khoa học, công nghệ, trước hết phải phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo khoa học cơ bản để làm nền tảng cho phát triển khoa học, công nghệ. Do đó, Đảng xác định giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu và thúc đẩy thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.

Từ nhận thức đó, Chính phủ đã thể chế hóa bằng pháp luật, các cơ chế, chính sách, các chương trình…; huy động nguồn lực vào phát triển khoa học, công nghệ; có giải pháp về cán bộ, khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, vì đất nước vì nhân dân.

Về câu hỏi đối với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để phát triển Việt Nam xác định nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, trong đó có nguồn lực từ FDI. Vì các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vào Việt Nam tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực… mà còn giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Muốn thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã và đang hoàn thiện thể chế, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; thúc đẩy phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng xã hội để giảm chi phí logictics, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các nhân lực cho các ngành mới nổi…, với phương châm “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người và quản lý phải thông minh”.

Khẳng định, Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các nhà đầu tư yên tâm, tiếp tục đầu tư lâu dài, hiệu quả tại Việt Nam.

Đối với nội dung về xây dựng hạ tầng số – nền tảng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế số và xã hội số, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chúng ta quyết tâm không để thiếu điện và phải làm điện sạch. Đồng thời, phải phủ sóng viễn thôn ở tất cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Chúng ta đã quyết tâm phát triển hạ tầng giao thông nhưng với hạ tầng số còn có quyết tâm cao hơn, theo xu thế của thế giới. Bên cạnh quyết tâm chính trị thì cơ chế, chính sách huy động nguồn lực rất quan trọng, chúng ta đang học hỏi kinh nghiệm thế giới để xây dựng thể chế phát triển hạ tầng số toàn diện, hiệu quả.






Các đại biểu tham dự phiên Đối thoại  (Ảnh VGP/Nhật Bắc) 

Về câu hỏi Chính phủ đã làm gì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, do biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên… khiến vấn đề phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn được thúc đẩy và Việt Nam xác định không hy sinh môi trường để lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề môi trường tác động đến mọi người dân, mọi quốc gia nên cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân. Trong đó, cần nâng cao nhận thức của người dân và có chính sách huy động sự tham gia của người dân phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Trả lời câu hỏi về tiến trình của Trung ương, địa phương thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Thủ tướng Chính phủ cho biết, hiện nay Trung ương đang làm chính sách, đường lối, cơ chế, luật pháp, chương trình, kế hoạch; đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản lý, huy động nguồn vốn… cho vấn đề này. Còn địa phương phải chủ động thực hiện theo thẩm quyền để thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương, vận dụng một cách tốt nhất phù hợp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; huy động sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Phải xây dựng thể chế cùng TP Hồ Chí Minh để tiếp tục phát huy nguồn lực của Thành phố

Phát biểu chỉ đạo, kết luận phiên đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế lần thứ 5 với quy mô ngày càng lớn, vấn đề sâu sắc, toàn diện, nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác quốc tế. Đánh giá cao chủ đề của Diễn đàn tập trung về chuyển đổi công nghiệp, Thủ tướng cho rằng, chuyển đổi công nghiệp là chủ đề rộng, là tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của TP Hồ Chí Minh và cũng là chủ đề mang tính thời sự quốc tế. Thủ tướng đánh giá TP Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong đổi mới, luôn là trung tâm tăng trưởng, tiên phong trên nhiều lĩnh vực, trong đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội…

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP Hồ Chí Minh, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường. Thủ tướng cho rằng, chuyển đổi công nghiệp phải làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (cơ khí chế tạo, hóa chất…) vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới các lĩnh vực mới về kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…






Tại phiên Đối thoại chính sách chiều nay, đại diện các bộ, ngành cũng đã có sự chia sẻ thẳng thắn về nhiều nội dung mà các đại biểu trong nước , quốc tế quan tâm (Ảnh VGP/Nhật Bắc) 

Để TP Hồ Chí Minh làm được vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là thành phố đã được Quốc hội ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Cùng với đó, phải phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh và phải có các giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư. Thành phố xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng thể chế cùng TP Hồ Chí Minh, chú trọng ưu tiên về cơ chế, chính sách để tiếp tục phát huy nguồn lực của thành phố, xây dựng chiến lược chung cho cả nước, trong đó có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù cho thành phố. Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi tinh thần “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ”.  Đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, Thành phố phải đảm bảo “hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh” để các doanh nghiệp phát triển; doanh nghiệp thành công cũng là thành công của Thành phố và của cả nước.

Đối với các đối tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn dành cho Việt Nam ưu đãi về tài chính; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối toàn cầu; góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm trong quản trị; đóng góp ý kiến cho Việt Nam hoàn thiện thể chế…

Nhấn mạnh tinh thần “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển; cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào”, Thủ tướng tin tưởng, với sự chân thành, các đại biểu dự Diễn đàn “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP Hồ Chí Minh” và Đối thoại chính sách đều có “món quà” mang về, đó là kiến thức mà Diễn đàn, Đối thoại mang lại.

Sau Diễn đàn này, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu TP Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nghiên cứu, rà soát các ý kiến, tham luận, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia, nhà khoa học để sớm giải quyết, xử lý và tiếp thu, hoàn thiện cơ chế, chính sách./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/chuyen-doi-cong-nghiep-la-lua-chon-chien-luoc-uu-tien-hang-dau-678891.html

Cùng chủ đề

Định hướng phát triển bền vững qua thực hành ESG

Đại biểu hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tham dự buổi toạ đàm. (Ảnh: ĐK) ...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị

Tham dự Hội nghị, có đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Hội nghị còn có sự tham gia của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cấp ủy...

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt gần 3 triệu USD

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Mỹ 8 tháng đầu năm nay đạt 226 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19% trong tổng giá trị Việt Nam xuất khẩu cá tra sang các thị trường. Riêng tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 35 triệu USD, tăng 40% so với tháng 8/2024. Tính đến hết tháng...

Thêm cơ hội cho nông sản các tỉnh Nam Trung Bộ sang Hàn Quốc

Xuất khẩu nông sản Việt Nam khởi sắc với nhiều thành tựu lớn Nông sản Việt Nam chinh phục thị trường Anh: Bước tiến và thách thức Vùng đất của nhiều sản vật quý Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành (Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Nẵng, Phú Yên, Ninh Thuận). Sự đa dạng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Định hướng phát triển bền vững qua thực hành ESG

Đại biểu hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tham dự buổi toạ đàm. (Ảnh: ĐK) ...

Công an Thừa Thiên Huế sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TW

Ngày 25/9, Đảng ủy Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TW, ngày 16/3/2922 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” và 2 năm thực hiện Nghị quyết 12-NQ/ĐUCA, ngày 25/7/2022 của Đảng ủy Công an Trung...

Lắng nghe nhà đầu tư hiến kế phát triển kinh tế

 Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát biểu tại hội nghị. ...

Tăng cường tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Lào - Campuchia gặp gỡ nhân dịp...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa VJCC và các cơ quan của Nhật Bản

Chiều 25/9, Phân Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC-HCMC Trường ĐH Ngoại thương đã vinh dự đón tiếp Ngài Komura Masahiro - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản và ông Ono Masuo - Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh thăm trong khuôn khổ chuyến công tác tại Việt Nam. Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền, Viện trưởng VJCC đã gửi lời chào mừng nồng nhiệt...

Bài đọc nhiều

Vaccine sốt xuất huyết: Thành quả của hành trình trăm năm

Gần đây, Bộ Y tế Việt Nam vừa phê duyệt vaccine sốt xuất huyết của Takeda. Đây là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt và được đánh giá là một công cụ dự phòng bổ sung tiên tiến trong chiến lược toàn diện về phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.  Trong chuyến thăm châu Á và Việt Nam vào tháng 9, Bác sỹ Derek Wallace, Chủ tịch Toàn cầu Vaccine Takeda, người dẫn dắt...

Nghị sỹ New Zealand tự hào về nguồn gốc Việt Nam

VOV.VN - Chị Phạm Thị Ngọc Lan chia sẻ, bố của chị là người Việt, ông luôn là tự hào về nguồn gốc Việt Nam và đã truyền điều đó sang cho chị và các anh chị em của mình.    Cộng đồng người Việt ở nước ngoài đang ngày càng đông đảo song việc duy trì sự kết nối và tình cảm của thế hệ người Việt thứ hai với quê mẹ Việt Nam là một việc làm rất quan...

“Giải thưởng Hành động vì cộng đồng giúp chúng tôi thêm tự tin trên con đường đã chọn”

Một năm sau khi được vinh danh tại Human Act Prize 2023, FAS Angel vẫn đang dấn thân, tận tụy trong hành trình cống hiến vì cộng đồng. NDO - Giải thưởng Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize lần thứ 2 sẽ chính thức được tái khởi động vào chiều nay, 23/9, nhằm tiếp tục vinh danh những dự án, ý tưởng xuất sắc, những dấu ấn tiên phong trên một hành trình thử thách song vô cùng...

Việt Nam ký thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia thứ 194

VOV.VN - Tại Trụ sở Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tại New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Malawi, Nancy Tempo chứng kiến Lễ ký thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, ta đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia. Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương...

Công bố Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh

Chiều 24/9, trong khuôn khổ sự kiện Đối thoại Hữu nghị TP Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2024, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP Hồ Chí Minh, đánh dấu mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa TP Hồ Chí Minh và các địa phương, đối tác quốc tế.   Dự buổi lễ có ông Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính trị

Tham dự Hội nghị, có đồng chí Nguyễn Sinh Nhật Tân, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Hội nghị còn có sự tham gia của các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Công Thương; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư, cấp ủy...

Thái Nguyên giải quyết về nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt vùng DTTS

Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tính đến tháng 8/2024, triển khai Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, tỉnh Thái Nguyên có tổng số vốn được phân bổ theo kế hoạch là 44.036 triệu đồng, trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 30.361 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 13.675 triệu đồng. Tỉnh đã giải ngân 23.503 triệu đồng,...

Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN

Tại cuộc gặp song phương với Trung tướng Somphone Mittaphone, hai bên đã trao đổi thúc đẩy, triển khai thực hiện các nội dung quan trọng liên quan đến quan hệ quốc phòng song phương; các sự kiện quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh như các diễn đàn, hội nghị cả đa phương và song phương. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định Việt Nam ủng hộ tối đa...

Tăng cường tình hữu nghị Việt Nam – Lào

Ba Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Lào - Campuchia gặp gỡ nhân dịp...

Đường trăm tỷ ở cửa ngõ thành phố Cao Lãnh thông xe sớm 1 tháng

Ông Lê Văn Đức, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án và phát...

Mới nhất

Việt Nam dự Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN

Tại cuộc gặp song phương với Trung tướng Somphone Mittaphone, hai bên đã trao đổi thúc đẩy, triển khai thực hiện các nội dung quan trọng liên quan đến quan hệ quốc phòng song phương; các sự kiện quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh như các diễn đàn, hội nghị...

TYM hỗ trợ khách hàng phục hồi sau bão lũ

Chia sẻ những khó khăn với người dân và địa phương vùng bão lũ, đến ngày 13/9/2024, Tổ...

Hợp tác với Mỹ, đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm,...

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Đây là một trong số các ý kiến nêu ra tại Diễn đàn đối thoại giáo dục đại học báo chí và truyền thông Trung Quốc-Việt Nam do Đại học Truyền thông Trung Quốc tổ chức chiều 25/9 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Đại diện lãnh đạo gần 30 trường đại học, học...

Mới nhất