Trang chủNewsKinh tếChương trình Phục hồi, phát triển kinh tế

Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế


Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội: Kỳ họp nào cũng nêu tiến độ giải ngân chậm

Tiến độ giải ngân nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn của Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội đang ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.





,
Đại biểu Nguyễn Quang Huân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội trường sáng 25/5

Đại biểu Nguyễn Quang Huân, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đề nghị làm rõ nguyên nhân giải ngân chậm

“Cần phân tích thêm nguyên nhân ngải ngân chậm, vì từ khi tôi tham gia quốc hội đến giờ, hầu như kỳ họp nào cũng nêu tiến độ giải ngân chậm, nhưng phân tích vẫn hơi mang tính định tính”, đại biểu Nguyễn Quang Huân phát biểu tại hội trường sáng nay, 25/5, về báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Trong báo cáo giám sát của do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát báo cáo trước Quốc hội vào đầu phiên thảo luận, bên cạnh những kết quả tích cực là cơ bản, một số tồn tại, hạn chế đã được chỉ rõ.

Công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chậm, chưa đảm bảo tính sẵn sàng để thực hiện, giải ngân vốn theo yêu cầu về thời hạn của Nghị quyết số 43.

Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn nhiều dự án không bảo đảm thời hạn quy định trong 2 năm 2022 – 2023, đặc biệt, các dự án đầu tư trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin có tiến độ rất chậm nên Chính phủ đã kiến nghị và được Quốc hội chấp thuận, cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng vốn của Chương trình tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.  

Một số chính sách thực hiện không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra như: chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ giải ngân thấp (chỉ đạt khoảng 3,05% kế hoạch); chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (đạt 56% kế hoạch), phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.

Chính sách hỗ trợ người dân, người lao động tại một số địa phương còn chậm, lúng túng; việc thẩm định và giải quyết chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gặp nhiều khó khăn, chậm so với yêu cầu đề ra…

“Chúng ta đã nói nhiều lý do, đều đúng, nhưng lý do nào gây ra chậm bao nhiêu phần trăm, phải tính cụ thể thì mới có giải pháp cụ thể”, đại biểu Huân đề nghị.

Ví dụ, với nguyên nhân nền kinh tế khó hấp thụ ảnh hưởng đến việc giải ngân các dự án nào, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Nguyên nhân thời gian ngắn quá, nền kinh tế không hấp thụ được, thì tại sao cũng có nơi hấp thụ được.

“Nếu làm rõ được nguyên nhân như vậy, thì nếu xác định nơi nào chậm hấp thụ thì sẽ đưa vào những vùng, dự án có thể hấp thụ được, như phần giải phóng mặt bằng của các dự án trọng điểm, dự án quan trọng…”, đại biểu Huân kiến nghị và cho rằng, cách này sẽ đạt được mục tiêu bơm tiền vào nền kinh tế.

Đại biểu Huân nhắc đến nguyên nhân chậm tiến độ do quy trình, thủ tục. “Trong báo cáo nhắc đến việc Chính phủ đã 5 lần trình Ủy ban thường vụ Quốc hội danh mục dự án. Theo tôi hiểu, nếu đã đưa ra tình trạng khẩn cấp, thì Quốc hội chỉ cần phê duyệt chủ trương, ngân sách, còn chọn dự án nào là việc của Chính phủ, Quốc hội giám sát, kiểm tra thực hiện… Chứ Chính phủ phải trình 5 lần, mà cho đến giờ vốn mới bố trí được 72%, giải ngân được 61%. Cần phải phân tích liệu xem quy trình như vậy có phải gây ra chậm trễ không?”, đại biểu Huân nhấn mạnh.

Đáng nói là, theo đại biểu Huân, thủ tục của cơ chế đặc thù còn chậm vậy thì nếu không có cơ chế đặc thù thì thủ tục sẽ rất lâu.

“Cần nghiên cứu thủ tục để đảm bảo giải ngân nhanh”, đại biểu Huân kiến nghị.

Cũng thảo luận vào những vẫn đề còn tồn tại trong thực hiện Nghị quyết 43, đại biểu Mai Văn Hải, đoàn Thanh Hóa, nhắc đến do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt.

“Các văn bản hướng dẫn phân bổ vốn, trình tự thủ tục giải ngân còn phức tạp. Việc áp dụng cơ chế đặc thù có việc còn vướng mắc và không ít cán bộ có tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm”, đại biểu Hải nhấn mạnh.

Đây là lý do đại biểu đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, có giải pháp giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. 

Đặc biệt, ông đề nghị Quốc hội xem xét tiếp tục mở rộng áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù không chỉ áp dụng cho các công trình quan trọng quốc gia, đường cao tốc mà cả các công trình quan trọng khác của quốc gia, của tỉnh.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp còn nhắc đến nguyên nhân từ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án còn chậm. “Đây là nguyên nhân chính của việc giải ngân thấp”, đại biểu Hòa nhấn mạnh. Ngoài công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập thì cần phải làm rõ các danh mục đầu tư trình Quốc hội chưa sát thực tế dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần, ảnh hưởng tới công tác phân bổ vốn, tiến độ thi công và giải ngân của các dự án

Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội
(1) Một số chính sách chưa thực sự khả thi; trong thực tế triển khai, một số chính sách chưa bảo đảm yêu cầu “nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh”.
(2) Quan điểm Nghị quyết đề ra là xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ; tuy nhiên, có những đối tượng cần hỗ trợ khi xác định cũng chưa bảo đảm tính chính xác, dẫn đến phải hủy, hoãn, không tổ chức thực hiện; có chính sách xác định số lượng đối tượng quá lớn so với thực tế.
(3) Công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chưa đảm bảo tính kịp thời, khi có vốn mới tiến hành các thủ tục đầu tư; lựa chọn các dự án đầu tư chưa gắn với khả năng hấp thụ vốn, dẫn đến chậm trễ trong hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ vốn, phải kéo dài thời gian giải ngân vốn đến 31/12/2024 và khả năng tiếp tục phải kéo dài hết năm 2025 làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Chương trình.
(4) Một số chính sách có kết quả thực hiện thấp, số liệu đánh giá tình hình thực hiện các chính sách cụ thể cho thấy, có 07 chính sách có chỉ tiêu định lượng đề ra theo Nghị quyết số 43 triển khai thực hiện không đạt kế hoạch đề ra . Trong đó, một số chính sách lớn theo Nghị quyết số 43 được ưu tiên dành nguồn lực lớn nhưng kết quả đạt được rất thấp.
Nguồn: Kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”





Nguồn: https://baodautu.vn/chuong-trinh-phuc-hoi-phat-trien-kinh-te—xa-hoi-ky-hop-nao-cung-neu-tien-do-giai-ngan-cham-d216019.html

Cùng chủ đề

Bộ TT&TT giúp Bình Dương tháo gỡ vướng mắc khi thành lập khu CNTT tập trung

Khu CNTT tập trung sẽ chuyển đổi Bình Dương từ một trung tâm sản xuất công nghiệp truyền thống sang hệ thống sản xuất và nghiên cứu tập trung vào công nghệ cao, đổi mới sáng tạo. Sáng 1/11, tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của đại diện Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cùng lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó...

Tiến Linh lập cú đúp, Bình Dương thắng đậm HAGL

Trên sân nhà, Bình Dương tiếp đón HAGL trong trận đấu mà đội chủ nhà rất cần 3 điểm. Khác với nhiều trận đấu trước đây, CLB Bình Dương đẩy rất cao đội hình và chơi tấn công. Đội chủ nhà kiểm soát trận đấu và khiến HAGL gặp rất nhiều khó khăn. Nguyễn Trần Việt Cường trong lần được đá chính thi đấu năng nổ và hỗ trợ tốt cho Tiến Linh.Khi Bình Dương đang chơi thăng...

Tỉnh ủy Bình Dương trao các quyết định về công tác nhân sự

TPO - Sáng 1/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao các quyết định về công tác cán bộ. Ông Võ Văn Minh- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và bà Nguyễn Minh Thủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Dương chủ trì hội nghị này. TPO - Sáng 1/11, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trao các quyết định về công tác cán bộ. Ông Võ Văn Minh-...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát biển để xây dựng và san lấp các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm. Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco kiến nghị Chính phủ cho phép khai thác thương mại cát...

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt...

Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng

Đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa tựu trường, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mang đến chương trình "Trả góp có 'eM' - Tiếp sức mùa tựu trường" giúp khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm phục vụ học tập và có cơ hội nhận các khoản tiết kiệm nhân văn. Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng...

Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long An

Ngày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác tham gia trong chuỗi sự kiện Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan và tìm cơ hội hợp tác. Đoàn doanh nghiệp dự Hội nghị Logistics 2024 đến tham quan Cảng Quốc tế Long AnNgày 1/11, Cảng Quốc tế Long An tổ chức đón gần 80 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, dối tác...

Bài đọc nhiều

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Bộ Công Thương ban hành quyết định kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng. Ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim...

Giá nông sản hôm nay 1/11/2024: Cà phê tăng giá, hồ tiêu giảm sâu

DNVN - Ngày 1/11/2024, giá cà phê tăng nhẹ 600 đồng/kg, dao động trong khoảng 108.800-109.200 đồng/kg, trong khi giá hồ tiêu giảm từ 2.000 - 2.500 đồng/kg so với hôm trước, đạt mức cao nhất 142.500 đồng. ...

Việt Nam giữ vững “ngôi vương” xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này. Theo thông tin thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo. ...

Bạc đồng loạt giảm cả thị trường trong nước và thế giới

Giá bạc hôm nay (3/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước có mức giảm sâu nhất trong 2 tuần trở lại đây. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá...

Cùng chuyên mục

ABBANK ra mắt ABBANK BUSINESS – Nền tảng ngân hàng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business hôm 01/11/2024, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp quản lý tài chính linh hoạt, an toàn và tiện lợi trên đa nền...

Giá đất “ăn theo” đường sắt cao tốc Bắc

Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực này đã tăng vọt. Với khoản tài chính 3 - 4 tỷ đồng, nhà đầu tư khó mua được lô đất có ô tô đỗ cửa. Sau khi có thông tin về quy hoạch ga Ngọc Hồi, ga đầu mối tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giá đất tại khu vực...

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt...

Hà Nội nhân rộng mô hình “Chợ thông minh 4.0

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ. UBND quận Cầu Giấy vừa ra mắt mô hình "Chợ thông minh 4.0 – không dùng tiền mặt" tại chợ Đồng Xa (phường Mai Dịch). Trong thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai nhiều mô hình hay, cách làm mới nhằm đẩy...

Bạc thế giới suy giảm do động thái từ FED

Giá bạc hôm nay (4/11), thị trường bạc thế giới và bạc trong nước có mức giảm sâu nhất trong 2 tuần trở lại đây. Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc...

Mới nhất

Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộ

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/11/2024, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 1.303 tỷ đồng. Chính thức hợp nhất 2 công ty vận tải đường sắt, xóa cảnh cạnh tranh nội bộTổng công ty Đường sắt Việt Nam...

Mcredit tiếp sức tài chính và trao tặng các khoản tiết kiệm với tổng giá trị 200 triệu đồng

Đồng hành cùng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng mùa tựu trường, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) mang đến chương trình "Trả góp có 'eM' - Tiếp sức mùa tựu trường" giúp khách hàng dễ dàng sở hữu các sản phẩm phục vụ học tập và có cơ hội nhận các khoản tiết kiệm...

Ngắm những vũ công trên sân băng

(Dân trí) - Giải vô địch trẻ trượt băng nghệ thuật quốc gia 2024 tổ chức tại Hà Nội đã khép lại sau 2 ngày tranh tài sôi nổi. Các VĐV đã có những màn biểu diễn đẹp mắt, thu hút đông đảo khán giả theo dõi, cổ vũ. Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi (2-3/11), Giải vô địch...

Mở rộng tập hợp để Hội luôn nhịp bước cùng thanh niên

5 tổ thảo luận tại Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX trong ngày 4-11 là những góc nhìn đa dạng, cũng là đòi hỏi cho tổ chức Hội trong giai đoạn mới. ...

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus - một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Đại diện lãnh đạo Agribank - VNPAY chính thức bấm nút...

Mới nhất