Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếChưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua...

Chưa hết lo khi người bệnh bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài

Dù Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó.

Bộ Y tế vừa ban hành một thông tư làm căn cứ để hỗ trợ người bệnh bảo hiểm y tế khi phải mua thuốc bên ngoài, song khó khăn của người bệnh vẫn còn đó.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, được coi là phương tiện giúp cho hàng chục triệu người bệnh trên cả nước.





Người bệnh bảo hiểm y tế vẫn phải đối diện với nỗi lo mua thuốc ngoài.

Tuy nhiên, để người bệnh thanh toán được tiền thuốc đã chi ra là không dễ, đặc biệt, không phải loại thuốc, vật tư y tế nào đi mua ngoài cũng được thanh toán.

Theo hướng dẫn của Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh, các trường hợp quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh chữa bệnh gồm có: Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm; thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân.

Về điều này, theo dược sỹ Nguyễn Thanh Hiền, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, có những lúc Bệnh viện không đảm bảo thuốc, vật tư cung ứng cho người bệnh.

Thuốc thiếu đa phần không thuộc trong danh mục thuốc hiếm, nhiều bệnh nhân thiếu thuốc trong tình trạng bệnh viện không thể chuyển tuyến do đây là tuyến cuối và tình trạng nặng của người bệnh…

Hiện nay, Bệnh viện đang thiếu thuốc Albumin và thiếu một loại thuốc tăng cường miễn dịch. Với một bệnh viện ngoại khoa như Việt Đức thì thuốc Albumin, công tác phẫu thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngày 18/10 vừa qua, Bệnh viện mở gói thầu, có 30 nhóm thuốc không có đơn vị nào dự thầu.

Trước đó, năm 2022 cũng không có một đơn vị nào dự thầu thuốc Albumin cho Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hiện tại, bệnh nhân của Bệnh viện đang phải mua Albumin ở ngoài.

Ở một góc nhìn khác, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đưa ra ý kiến, nếu trong trường hợp bệnh viện thiếu thuốc, bệnh nhân phải mua bên ngoài tại các cơ sở bán lẻ kinh doanh thuốc thì giá mua sẽ cao hơn so với giá trúng thầu tại bệnh viện.

Vậy khi người bệnh thanh toán với bảo hiểm y tế, có được thanh toán với giá mua bên ngoài không? Đối với một bệnh nhân điều trị dài ngày thì số tiền chênh lệch mua bên ngoài khá lớn, vậy số tiền chênh lệch này sẽ giải quyết thế nào?

Cũng nói về tồn tại của Thông tư 22, tại diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng) cho hay, Thông tư 22 về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh chưa giải quyết được các vướng mắc hiện hữu.

Nguyên nhân là, trong Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế chỉ quy định thuốc được thanh toán thuộc danh mục thuốc hiếm. Danh mục thuốc hiếm chỉ có hơn 400 loại hoạt chất, trong khi số lượng hoạt chất được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán hiện là 1.096 loại, chưa tính tới một số thuốc cổ truyền, thuốc theo thông tư khác của Bộ Y tế…

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thuốc hiếm thấp hơn thông thường. Như vậy, Thông tư 22 quy định chỉ thanh toán cho thuốc hiếm không giải quyết triệt để và không đảm bảo được quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 22 quy định “thiết bị y tế loại C, loại D, trừ thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị y tế thuộc danh mục thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành được mua, bán như các hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định số 98 năm 2021 và Nghị định số 07 năm 2023.

Như vậy, Thông tư 22 chỉ phần nào giải quyết được những trường hợp bệnh nặng, đặc thù như đặt stent, phẫu thuật bằng nẹp vít… Thực tế có nhiều thiết bị y tế loại A hoặc B thường xuyên được sử dụng và rất cần thiết trong công tác khám, chữa bệnh như găng tay, dây truyền dịch, bơm kim tiêm các loại, kim luồn lại không được thanh toán trực tiếp

Với rất nhiều người bệnh nghèo hiện đang phải chi tiền túi mua thuốc, để được thanh toán bảo hiểm y tế có khi phải mất rất nhiều thời gian, vậy họ lấy đâu tiền để chi trả, trong khi nhiều người phải vay mượn?

Với câu hỏi này, theo bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, người bệnh nghèo tạm ứng tiền mua thuốc, vật tư, sau đó làm thủ tục thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội sau.

Theo quy định, thời gian thanh toán không quá 40 ngày kể từ khi bác sỹ chẩn đoán và kê đơn. Đây là bước tiến mới thay vì người bệnh chưa được thanh toán như hiện nay.

Điều này cũng làm giảm tình trạng kê đơn ngoài, cơ quan quản lý nhà nước và bảo hiểm sẽ phát hiện  những trường hợp không thoả đáng mà vẫn kê đơn cho người bệnh ra ngoài mua. Người bệnh sẽ được giảm bớt được những khó khăn.

Tuy nhiên, khi làm thủ tục phải chờ đợi, phải có thời gian, gây khó khăn cho người bệnh nghèo. Đây là điều không mong muốn nên Bộ Y tế sẽ cố gắng có giải pháp khác từng bước khắc phục tình trạng này.

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bộ Y tế đã sửa đổi quy định của Điều 31 là khi cơ sở y tế thiếu thuốc không bắt người bệnh phải ra ngoài mua thuốc mà để cho bệnh viện điều chuyển thuốc với nhau, hoặc bệnh viện phải mua trực tiếp gọi về và thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội. Đây cũng là tính nhân văn khi xây dựng Luật.

Theo Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đang khẩn trương xây dựng các nghị định, thông tư, khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn chi trả từ cơ sở khám chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xã hội sớm, đáp ứng tình trạng cấp bách, không để người bệnh phải tự bỏ tiền ra mua rồi tự thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Dự kiến, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi được ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, Bộ Y tế sẽ có thời gian xây dựng thông tư hướng dẫn trình Chính phủ và người bệnh chỉ trong thời gian ngắn nữa sẽ cải thiện được tình trạng phải chi tiền túi mua thuốc ngoài.





Nguồn: https://baodautu.vn/chua-het-lo-khi-nguoi-benh-bao-hiem-y-te-phai-mua-thuoc-ngoai-d228972.html

Cùng chủ đề

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả phí sàng lọc một số bệnh phổ biến

NDO - Theo đại biểu Quốc hội, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Việc sàng lọc các bệnh này chưa được bảo hiểm y tế chi trả gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế. Chiều 31/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận phiên...

Nhiều phụ huynh nghĩ trường bán bảo hiểm y tế lấy hoa hồng

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Hằng cho biết, còn nhiều phụ huynh chưa rõ các quy định về mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh, cứ nghĩ nhà trường bán là có lời, có hoa hồng, từ đó ảnh hưởng nhất định đến việc mua BHYT tại trường. ...

Tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đề xuất, cần có quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ về việc thanh toán BHYT, tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo BHYT. Dự buổi thảo luận tổ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu...

Không nên coi bảo hiểm y tế là “barie chống quá tải” bệnh viện tuyến trên

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, những năm qua, bảo hiểm y tế được sử dụng như một "barie chống quá tải" ở tuyến trên nhưng vì hiệu quả đạt được không cao và cần sửa đổi quy định để sử dụng bảo hiểm y tế phù hợp ...

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cúm mùa và biến chứng viêm phổi

Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Phòng biến chứng viêm phổi do cúm...

Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. Tin mới y tế ngày 28/10: Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượngThanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. ...

Cảnh giác với nguy cơ đột tử khi tập thể thao quá sức

Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. Tập thể dục cường độ cao, tập luyện quá sức trong tình trạng sức khỏe tim mạch không ổn định có thể dẫn tới ngưng tim, đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. ...

Đề xuất quy hoạch và đầu tư xây dựng Quốc lộ 5 đi trên cao

Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. Quốc lộ 5 có chiều dài 116 km là tuyến đường huyết mạch tại khu vực phía Bắc, được vào khai thác sử dụng toàn tuyến từ năm 1998 với quy mô đường cấp II đồng bằng. ...

Hơn 500 tỷ đồng đầu tư Khu nhà ở tại thị xã Cửa Lò

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) "bắt tay" cùng Công ty cổ phần Lapinta thực hiện Dự án Khu nhà ở trên diện tích 13,1 ha tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Nghệ An: Hơn 500 tỷ đồng đầu tư Khu nhà ở tại thị xã Cửa LòCông ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) "bắt tay" cùng Công ty cổ phần Lapinta thực hiện Dự án...

Bài đọc nhiều

Tình trạng thiếu thuốc đã được khắc phục đến đâu?

Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động này. Theo một số cơ sở y tế, hiện tình trạng thiếu thuốc cơ bản đã được giải quyết tạo điều kiện nâng chất lượng hoạt động khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

4 mẹo chọn thực phẩm ăn sáng ngăn đường huyết tăng

Chọn thực phẩm giàu chất xơChất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, dẫn đến phản ứng đường huyết diễn ra chậm hơn. Chúng ta không nhất thiết phải ăn ít carbohydrate vào bữa sáng, hãy chọn những loại carbohydrate có nhiều chất xơ như quả mọng, bánh mì nướng nguyên cám, quả bơ và đậu...Thêm proteinCác nguồn protein như trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc thịt nạc làm chậm quá trình tiêu hóa để giảm lượng...

Hướng dẫn triển khai thanh toán thuốc mua ngoài cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế

(ĐCSVN) - Bộ Y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn có tình trạng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung ứng không đầy đủ, không kịp thời cho người bệnh. Tại Hội thảo Phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)...

Người bị tăng axit uric có được ăn trứng không?

Trứng là thực phẩm quen thuộc, phổ biến, tuy nhiên nhiều người lo ngại: khi bị tăng axit uric thì có thể ăn trứng được không? ...

Cùng chuyên mục

Cúm mùa và biến chứng viêm phổi

Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Cúm có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, người bệnh nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, tránh đến nơi có khói thuốc, nghỉ ngơi để phòng biến chứng. Phòng biến chứng viêm phổi do cúm...

Cưỡng chế cơ sở chữa bệnh của ‘thần y’ nói chữa cả ung thư chỉ bằng nước ion kiềm

Lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ tấm biển quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm của ông Nguyễn Tiến Nam (sinh năm 1958, trú tại số nhà 47, đường Đìa 1, thôn Đìa, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) trong ngày 1-11. ...

Loại nước ép giúp phòng ung thư

'Các loại thực phẩm tự nhiên như nước ép rau chân vịt giúp cân bằng a xít trong cơ thể và có tác dụng giảm nguy cơ ung thư'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm...

Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. Tin mới y tế ngày 28/10: Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượngThanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. ...

4 loại thực phẩm giàu protein mà người tập gym không nên ăn nhiều

Với người tập gym thì các món giàu protein là rất cần thiết để duy trì và phát triển khối lượng cơ. Tuy nhiên, không phải món nào giàu protein cũng tốt cho sức khỏe. Một số món dù có hàm lượng protein...

Mới nhất

Bổ nhiệm ba lãnh đạo cấp vụ trưởng tại Ủy ban Chứng khoán

Ông Đỗ Anh Vũ vừa được bổ nhiệm giữ chức chánh văn phòng Ủy ban Chứng khoán. Vụ Giám sát thị trường chứng khoán và Vụ Phát triển thị trường chứng khoán cũng có vụ trưởng mới. ...

Nhiều ưu đãi hấp dẫn kích cầu du lịch dịp cuối năm

(ĐCSVN) –Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời thực hiện kích cầu du lịch dịp cuối năm, mới đây Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã công bố 230 điểm đến và 54 tour tuyến du lịch, trong đó có 12 tour phục vụ khách du lịch tàu biển. ...

Cưỡng chế cơ sở chữa bệnh của ‘thần y’ nói chữa cả ung thư chỉ bằng nước ion kiềm

Lực lượng chức năng đã cưỡng chế tháo dỡ tấm biển quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm của ông Nguyễn Tiến Nam (sinh năm 1958, trú tại số nhà 47, đường Đìa 1, thôn Đìa, xã Bình Minh, Thanh Oai, Hà Nội) trong ngày...

Mới nhất