Trang chủNewsChính trịChủ tịch nước Võ Văn Thưởng và những cuộc gặp ấm tình...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và những cuộc gặp ấm tình quê hương

Tết luôn đặc biệt với mỗi người Việt Nam. Tết là dịp những người con “đi xa để trở về”, sum họp trong tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước, cùng hân hoan đón chào năm mới.
Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Dù ở bất cứ nơi đâu, trong điều kiện nào, lứa tuổi nào, quốc tịch nào, đã là người Việt Nam, mang dòng máu Lạc – Hồng, thì đều có thể đóng góp cho Tổ quốc theo cách riêng của mình. Bởi tình yêu Tổ quốc là tình cảm hết sức tự nhiên, gần gũi và thiêng liêng; hướng về Tổ quốc là một nhu cầu, là khát khao chính đáng. Người Việt Nam ở nước ngoài, dù thuộc thế hệ nào, ở bất cứ nơi đâu, luôn là một phần máu thịt, một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, luôn hiện hữu trong trái tim Việt Nam. Đó là thông điệp mà Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng luôn nhấn mạnh trong nhiều chuyến công tác nước ngoài. Các cuộc gặp gỡ của Chủ tịch nước với kiều bào ta ở xa Tổ quốc luôn ấm áp tình cảm của triệu triệu trái tim Việt Nam.

“Mẹ” Tổ quốc

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Đất nước, Tổ quốc được ví như “người Mẹ”. “Người Mẹ” luôn dõi theo, quan tâm đến những “người con” của mình sinh sống, làm việc ở khắp nơi trên thế giới và mừng vui chứng kiến những “người con” của mình thành đạt. Gửi gắm đến kiều bào xa xứ những tâm tình này, Chủ tịch nước cũng bày tỏ mong muốn kiều bào sẽ về thăm đất nước nhiều hơn để chứng kiến những đổi thay của đất nước, những thành tựu của công cuộc đổi mới, để cùng chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Một sáng đầu đông năm 2023. Bất chấp cái giá lạnh của xứ xở hoa anh đào, hàng chục nhà khoa học, trí thức người Việt tại Nhật Bản đã vượt đường xá xa xôi cùng tề tựu về Thủ đô Tokyo để tham dự cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong chuyến thăm lịch sử đến Nhật Bản. Hồi hộp đón chờ và lắng đọng khi chia tay. Cuộc gặp gỡ đã để lại trong kiều bào những ấn tượng mạnh mẽ về sự chân tình, gần gũi, giản dị và sâu sắc của một nhà Lãnh đạo Cấp cao luôn nặng lòng với kiều bào xa xứ và đặc biệt coi trọng tri thức, coi khoa học công nghệ là cánh cửa, là sợi dây kết nối trí thức kiều bào với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Kết nối “từ trái tim đến trái tim”, Chủ tịch nước đồng cảm, sẻ chia niềm vui, niềm tự hào cùng các trí thức Việt kiều, với hành trình vượt khó, vươn lên trong nghiên cứu khoa học và cống hiến sức lực, trí tuệ cho đất nước, quê hương.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Thầm lặng vượt lên khó khăn bằng mồ hôi, nước mắt và cả niềm vui, thành công được ghi dấu bằng những tấm huân chương, đó là câu chuyện về hành trình hơn 20 năm chinh phục những đỉnh cao khoa học, tận tâm hỗ trợ các học viên Việt Nam của vợ chồng Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Hải – Đại học Osaka Metropolitan. Tốt nghiệp thủ khoa đại học Y Hà Nội, đạt học bổng sang Nhật du học, sau rất nhiều cố gắng nỗ lực, PGS Lê Thị Thanh Thủy hiện là chuyên gia thứ hai trên toàn thế giới về Cytoglobin… Trong chặng đường gian truân nhưng rất đỗi tự hào ấy, chị Thủy nên duyên với một đồng nghiệp cùng chung chí hướng là Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Hải – Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Osaka đầu những năm 2000. Anh Hải cũng chính là thành viên chủ chốt thúc đẩy Hội nghị giao lưu khoa học sinh viên Việt Nam – Nhật Bản, một chương trình hợp tác rất hiệu quả của tri thức kiều bào với thanh niên trong nước. Thành danh nơi phương xa nhưng luôn hướng về Tổ quốc, hai người bạn đời, hai nhà khoa học người Việt đã trực tiếp đào tạo nhiều tiến sỹ, thạc sỹ và âm thầm kết nối nhiều học bổng cho nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu, học tập tại Nhật Bản.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Hay câu chuyện của ông Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Metran Group. Người được biết đến là “cha đẻ” của máy trợ thở MV20 – dòng máy thở đa năng đã cứu sống hàng triệu trẻ sinh thiếu tháng trên hơn 20 quốc gia. Cho dù xa quê hương từ nhỏ, tuổi tác đã cao, nhưng ông Trần Ngọc Phúc vẫn bền bỉ với những dự án nghiên cứu khoa học. Trước tác động to lớn của dịch bệnh tại quê hương, Metran đã hợp lực cùng các tổ chức, doanh nghiệp ở quê nhà để sản xuất 2.000 máy thở Eliciae MV20 tặng Chính phủ, người dân Việt Nam, phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Năm 2012, Metran vinh dự được đón Nhật hoàng đến thăm. Năm 2018 ông Trần Ngọc Phúc tự hào được nhận Huân chương Mặt trời mọc Tia bạc của Hoàng gia Nhật Bản.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Ấn tượng khi gặp gỡ những đại diện ưu tú của cộng đồng trí thức Việt Nam tại đất nước “Mặt trời mọc”, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xúc động: “Được nghe các anh chị, các bạn kể về trải nghiệm, nỗ lực và những thành công của mình, tôi thật là vui, thật là xúc động và rất đỗi tự hào về những thành tựu mà các bạn đã đạt được”. Thành công ở Việt Nam đã khó, nhưng thành công ở nước ngoài thì còn khó hơn gấp nhiều lần. Bởi “ở nhà, còn có người thân bên cạnh hỗ trợ, còn nơi đất khách quê người, một mình phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải có tinh thần, ý chí và nghị lực rất tốt mới có thể vượt qua”.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

“Không phải là mình đi học ở nước ngoài, làm việc, rồi về nước mới là yêu nước”; “Là người Việt yêu nước thì bất cứ đâu cũng có hành động yêu nước và đều thể hiện được tinh thần yêu nước của mình”. Và không phải cứ về nước thì mới đóng góp được cho đất nước, thậm chí ở nước ngoài còn đóng góp cho đất nước được nhiều hơn, Chủ tịch nước trao đổi.

Phấn khởi sau buổi gặp mặt chân tình, đầy ấn tượng của Chủ tịch nước, vợ chồng Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và Tiến sỹ Hoàng Hải bày tỏ: Chúng tôi cảm nhận được tấm lòng vì dân tộc, vì đất nước. Trong 21 năm làm việc tại Nhật Bản, đây là lần đầu tiên, chúng tôi được gặp Chủ tịch nước và cảm nhận được tình cảm rất đỗi thân thiện. Chủ tịch nước trao đổi rằng không phải chỉ ở Việt Nam mới đóng góp được cho Tổ quốc mà trở thành một chuyên gia được chính những người sở tại yêu quý, tin cậy thì có thể làm tốt vai trò cầu nối hỗ trợ đào tạo, kết nối học bổng và hợp tác, liên kết, đào tạo cho người dân trong nước, Chị Thủy tâm đắc.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Trân trọng và đánh giá cao những đóng góp to lớn, những nỗ lực lặng lẽ, bền bỉ của các kiều bào tại Nhật Bản, trước khi rời “xứ xở hoa anh đào” trong chuyến thăm nhiều dấu ấn, Chủ tịch nước đã dành thời gian đến thăm Trung tâm nghiên cứu quốc tế về năng lượng hydrogen tại Đại học Kyushu, nơi có một người Việt Nam duy nhất đang làm việc là TS.Phạm Hùng Cường. Cảm động và vinh dự được Chủ tịch nước đến thăm, với kinh nghiệm 11 năm nghiên cứu công nghệ pin nhiên liệu thế hệ mới, TS Phạm Hùng Cường, cũng là Phó Chủ tịch Hội Chuyên gia Việt Nam – Nhật Bản khẳng định với tình cảm dành cho Việt Nam, ông sẽ thúc đẩy hợp tác hai nước trong lĩnh vực tăng trưởng xanh và chuyển đổi số.

Đúng như Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio từng chia sẻ, sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản không chỉ diễn ra trong lĩnh vực chính trị và kinh tế, mà còn nằm ở sự thấu hiểu và đồng cảm giữa con người với con người, bắt nguồn từ mối liên kết lâu dài về lịch sử và văn hóa giữa hai quốc gia.

Thành công của kiều bào – niềm tự hào của Tổ quốc

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhiều lần khẳng định, các kiều bào thành công, thành danh đóng góp tích cực cho quốc gia sở tại và cũng là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với thế giới, là nhân tố quan trọng trong ngoại giao nhân dân, tích cực giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thành công của mỗi người Việt Nam ở nước ngoài luôn mang đến niềm vui, niềm tự hào cho Tổ quốc Việt Nam.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước gặp gỡ trí thức Việt Nam tại Nhật Bản Phó Giáo sư Lê Thị Thanh Thủy và tiến sĩ Hoàng Hải Đại học Osaka Metropolitan Ni sư Thích Tâm Trí tới dự cuộc gặp mặt

Chia sẻ về Chương trình Xuân Quê hương 2024 – Chương trình hội ngộ hơn 1500 Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới về nước đón Tết, vui Xuân, trong đó có cả những trí thức Việt kiều Nhật Bản, Chủ tịch nước bày tỏ đồng cảm về khát vọng, ý chí vươn lên, mong muốn, khát khao chung tay đóng góp vào sự phát triển của đất nước từ các kiều bào. Mặc dù sống xa Tổ quốc, nhưng đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về nguồn cội, gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước…

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước thăm gia đình Tiến sỹ Vật Lý Phạm Duy Hà Cộng hòa Áo

Tại Thủ đô Vienna, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Áo (7/2023), dù rất bận rộn với lịch trình dày đặc của chuyến thăm nhưng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vẫn dành thời gian tới tận nơi, thăm hỏi, tặng quà, động viên Tiến sỹ vật lý Nguyễn Duy Hà – nhà khoa học người Việt từng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội; hiện là chuyên gia vật lý lượng tử nhiệt độ thấp, Giáo sư giảng dạy tại Đại học Bách khoa Vienna. Ông thuộc nhóm nghiên cứu số một của Áo và là một trong 7 nhóm nghiên cứu nhiệt độ thấp hàng đầu của châu Âu.

Còn trong khuôn khổ chuyến công tác tới bang California, Hoa Kỳ, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2023 (tháng 11/2023), Chủ tịch nước và Phu nhân đã tới thăm gia đình Việt kiều Phạm Văn Tịch – một người khuyết tật nhưng là chuyên gia công nghệ thông tin tại Đại học Berkeley. Nay dù tuổi cao sức yếu, nhưng gia đình ông Tịch vẫn là mái ấm của nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam đang học tập tại khu vực Oakland, California. Cảm động trước tấm lòng của một trí thức Việt kiều đã dành cả cuộc đời mình để vận động ủng hộ đất nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước không bao giờ quên sự đóng góp to lớn của kiều bào vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Chung tay xây đắp cơ đồ

Sức mạnh của một dân tộc không phải nằm ở tài nguyên trong lòng đất, lòng biển mà là ở nguồn nhân lực chất lượng cao, có trí tuệ, tri thức và phẩm giá. Dân tộc Việt Nam luôn trọng người tài, “yêu quý trí thức”. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từng khẳng định, Việt Nam có một quan điểm rất mạnh mẽ về xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh “để nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước”.

Albert Einstein nói: “Luật hấp dẫn không chịu trách nhiệm về việc con người ta yêu nhau”. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từng chia sẻ: “Sức hút Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan, bằng lòng hòa hiếu, mến khách, sự cầu thị học hỏi và đến từ những con người yêu nước nồng nàn, coi trọng các giá trị bền vững”.

Chú thích ảnh
TS Phạm Hùng Cường Trung tâm Hydrogen Đại học Kyushu Nhật Bản tặng quà Chủ tịch nước

Việt Nam đang vững bước trên con đường hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Để thực hiện thành công khát vọng ấy, đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó có gần 6 triệu người Việt Nam sinh sống ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ để từ đó khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Người đứng đầu Nhà nước kêu gọi kiều bào hãy đoàn kết một lòng, tin tưởng vững chắc vào mục tiêu đi tới của dân tộc, cùng chung tay xây đắp cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước, để Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta vững vàng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Những nụ cười hội ngộ, những buổi nói chuyện ấm tình quê hương và những lời thăm hỏi, động viên chân thành, không khoảng cách của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp thêm động lực, lan tỏa niềm tự hào để kiều bào Việt Nam ở nước ngoài nỗ lực nhiều hơn, cố gắng nhiều hơn, xứng đáng với niềm tự hào về “Người Mẹ” Tổ quốc thân yêu.

Quang Vũ (TTXVN)

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Pakistan

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam; đánh giá cao những đóng góp tích cực và hiệu quả của Đại sứ trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pakistan, nhất là việc phối hợp tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm Ngày thiết...

Đề nghị có chính sách để các nghệ sĩ có thể sống được bằng nghề

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định danh hiệu NSND, NSƯT là danh hiệu vinh dự, cao quý của Đảng, Nhà nước dành tặng cho những cá nhân có nhiều cống hiến, đóng góp và gắn bó lâu dài trong lĩnh vực văn hóa,...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

NDO - Sáng 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức. Chương trình nghệ thuật chào mừng. Ảnh: TTXVN Cùng dự, có các đồng chí; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc...

Xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống

Sáng 1-3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì, kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3-3-1959 – 3-3-2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3-3-1989 – 3-3-2024). Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại buổi lễ. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng yêu cầu lực lượng BĐBP nâng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric gặp gỡ báo chí

Tổng thống Gabriel Boric cho biết đã có một cuộc hội đàm cởi mở, thẳng thắn với Chủ tịch nước về các lĩnh vực hợp tác song phương, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng...

Thuốc nhỏ mắt Eskar của DK Pharma ghi dấu trên bản đồ Thương hiệu Quốc gia

Thuốc nhỏ mắt Eskar của Công ty Cổ phần Dược Khoa (DK Pharma) vừa được nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024”. Đây là sự khẳng định cam kết về chất lượng thuốc nhỏ mắt Eskar trong trong danh sách những thương hiệu tiêu biểu được lựa chọn đem lại những giá trị tốt nhất cho người tiêu dùng nhiều năm qua. Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc DK Pharma cho biết: "Eskar với dây chuyền sản...

Đại biểu mong các Tư lệnh ngành đưa ra giải pháp thấu đáo

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Bên lề hành lang, một số đại biểu đánh giá những nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn đều nóng và kỳ vọng các Tư lệnh ngành đưa ra các giải pháp thấu đáo với các vấn đề mà cử tri quan tâm. Video Đại biểu Lê Đào Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên chia sẻ:   Để lựa chọn vấn đề chất vấn, các đại...

‘Thánh đường tri thức’ trở thành điểm nhấn tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Tòa nhà Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm nghệ thuật sáng tạo. Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp – “Thánh đường tri thức” của Thủ đô – đang thu hút sự chú ý của công chúng. Công trình là địa điểm quen thuộc với người dân Hà Nội, nay sẽ được...

Phân cấp, phân quyền trong cấp phép, chứng chỉ hành nghề lĩnh vực khám, chữa bệnh

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 11 và sáng 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế đối với Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trong đó có nội dung việc cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. Bộ Y tế cho biết, đến nay, Bộ và Sở Y tế các địa phương đã cấp 66.795 giấy...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Cùng chuyên mục

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cũng như phát triển các kênh tiêu thụ...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa thuận hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc các vùng, miền trên phạm...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ; nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển sản phẩm OCOP từ...

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp. ...

Thảo nguyên đẹp lạ ở Hà Giang, khách chơi ‘thả ga’ chưa hết 2 triệu đồng

Tháng 10, thảo nguyên Suôi Thầu ở Hà Giang bước vào mùa rực rỡ nhất. Nhiều du khách từ Hà Nội vượt đường xa tới đây, đắm mình giữa khung cảnh đẹp như tranh, tràn ngập các loài hoa. Cách trung tâm TP Hà Giang khoảng 150km về phía Tây, thảo nguyên Suôi Thầu (thuộc xã Nàn Ma - nơi tiếp giáp giữa 2 huyện Xín Mần, Hà Giang và Bắc Hà, Lào Cai) vài năm gần đây trở thành...

Mới nhất

Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi – Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12

Bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Đồng thời, Biển Đông đón bão số 8, giật cấp 12 trong sáng nay, nhưng dự báo sẽ tan luôn trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của áp...

Nơi kết nối, thúc đẩy cung cầu sản phẩm OCOP

Nhiều tỉnh, thành phố đem các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng… giới thiệu, quảng bá tại Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2024 (Tuần lễ sản phẩm OCOP) vừa được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuần lễ sản phẩm OCOP là hoạt động cụ thể hóa thỏa...

Hòa An chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Hòa An triển khai nhiều giải pháp phù hợp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm đặc trưng của địa phương, đặc biệt là nông sản chủ lực, tạo “thương hiệu” cho các sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ;...

Thuận Châu (Sơn La): Cuộc sống đồng bào DTTS đổi thay nhờ Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã...

Thiết kế dạ hội Hoa hậu Thanh Thủy diện trong Chung kết Miss International

Hoa hậu Thanh Thủy vừa tiết lộ trang phục dạ hội chính thức sẽ mặc trong đêm chung kết Miss International 2024, diễn ra vào tối nay, ngày 12/11, tại tòa thị chính Tokyo Dome, Nhật Bản. Hoa hậu Thanh Thủy cùng các thí sinh Miss International 2024 chuẩn bị bước vào...

Mới nhất