Trang chủNewsThời sựChủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để...

Chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, hoàn thiện, kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai


Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

bcp.cdnchinhphu.vn-334894974524682240-2024-7-19-_img7097-1721355181009591848728(1).jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị nghe báo cáo và thảo luận về các giải pháp để xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phục vụ phát triển kinh tế số, tháo gỡ những tồn tại, điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Chuyển đổi số để “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên”

img7098-17213551809041590719637.jpg
Chủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh hiện nay, lực lượng sản xuất chất lượng cao chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó có chuyển đổi số, ai nắm bắt được thì sẽ đi nhanh hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn. Chúng ta đã xác định phương châm “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong nhiều lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao.

Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”, kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế – xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, đây là Hội nghị quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thảo luận, thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.

Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng hạ tầng số, hoàn thiện thể chế số, đào tạo nhân lực số để “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong thế giới đầy biến động hiện nay.

Bộ TN&MT chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành CSDL đất đai

z5647556092895_f6a30d2d112291e0f11176d6fbefe39f.jpg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh báo cáo về lộ trình hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đến năm 2025

Tại Hội nghị, báo cáo về lộ trình hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đến năm 2025, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin về việc xây dựng hành lang pháp lý để xây dựng, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục tham mưu trình Chính phủ Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Trong công tác chỉ đạo triển khai Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo đến năm 2025 hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai ở các địa phương để kết nối, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Đồng thời Bộ đã ban hành văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và báo cáo tiến độ và đề xuất xuất nhu cầu hỗ trợ kinh phí từ NSTW thực hiện nhiệm vụ, đề án do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Bộ đã tổng hợp đề xuất của các địa phương, có văn bản gửi Bộ Tài chính. Hiện nay, Bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí từ NSTW cho các địa phương trên cơ sở dự toán NSTW năm 2024 đã được Quốc hội quyết định và gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai

Báo cáo về kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, tại Trung ương: đã xây dựng và đưa vào quản lý, vận hành và khai thác sử dụng 04 khối dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý gồm cơ sở dữ liệu về thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu về giá đất; cơ sở dữ liệu về điều tra, đánh giá đất đai.

Tại địa phương đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương; 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với hơn 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp; 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê 2019) và đưa vào vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất…

Về công tác kết nối, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai và triển khai dịch vụ công trực tuyến, cắt giảm thủ tục hành chính đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với dữ liệu đất đai của 461/705 đơn vị cấp huyện, 6.198/10.599 đơn vị cấp xã… trên nền tảng chia sẻ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp quốc gia (NDXP).

Về dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, đã có 63/63 tỉnh, thành phố đã triển khai trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng Dịch vụ công quốc gia và tích hợp với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: thủ tục “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận”, 6 tháng đầu năm 2024 phát sinh 26.487 hồ sơ; thủ tục “Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”, 6 tháng đầu năm 2024 phát sinh 113.018 hồ sơ; thủ tục “Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nghĩa vụ tài chính” trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tập trung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 6 tháng đầu năm 2024 phát sinh 2.039 hồ sơ…

Đối với công tác làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai, nhà ở, Bộ đã hoàn thành “Xây dựng giải pháp làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong CSDL đất đai quốc gia”, ban hành 4 văn bản (quy trình, kế hoạch, hướng dẫn phối hợp) việc làm điểm làm giàu, làm sạch dữ liệu đất đai, nhà ở tại TP. Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Bộ đã chỉ đạo Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai phối hợp chặt chẽ với Cục C06 – Bộ Công an, các Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan hoàn tất các nhiệm vụ, thực hiện rà soát, đánh giá kết quả, xin ý kiến đối với Dự thảo quy trình, giải pháp kỹ thuật làm sạch và chia sẻ dữ liệu đất đai, sau khi tổng hợp, hoàn thiện, đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thử nghiệm thêm tại Đồng Nai, Bình Dương sẽ báo cáo, tham mưu để hướng dẫn thực hiện nhân rộng cả nước.

Về xây dựng địa chỉ số quốc gia, Bộ đã giao Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai chủ trì bổ sung quy định về địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có chứa dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đấtvà đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, cung cấp, chia sẻ dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất đóng góp vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai sẽ được kết nối, chia sẻ theo quy định

Báo cáo về lộ trình hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đến năm 2025, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin, đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai đa mục tiêu (MPLIS) sẽ hoàn thành phát triển xây dựng Hệ thống, bắt đầu triển khai thử nghiệm: Quý IV/2024; Tiếp tục triển khai thử nghiệm, hoàn thiện Hệ thống tại các địa phương: Quý I-II/2025; Hoàn thiện Hệ thống, đào tạo, hướng dẫn và đưa vào vận hành: Quý III- IV/2025.

Về nội dung cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, đối với cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý sớm hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành: Quý II/2025; đối với cơ sở dữ liệu đất đai hiện có do Địa phương quản lý sẽ vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên phạm vi toàn quốc: Quý IV/2025.

Sau năm 2025, tiếp tục số hóa, xây dựng, hoàn thiện CSDL tại các khu vực chưa xây dựng CSDL, cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đã cũ, lạc hậu. Triệt để vận hành CSDL quốc gia về đất đai trong công tác thường xuyên, kết nối, chia sẻ sử dụng với các CSDL quốc gia, các bộ ngành, địa phương; phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.. để bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai sẽ được bảo đảm về an toàn thông tin và được kết nối, chia sẻ theo quy định với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của Bộ, ngành, địa phương.

z5647581057630_3eb67a6e8eac30f3734a48f941e3c740.jpg
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành cần chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, hoàn thiện, kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai để đáp ứng được yêu cầu, tiến độ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Cần chủ động phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để xây dựng, hoàn thiện, kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, tuy kết quả xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai đạt được đến nay trên cả nước đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tiến độ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý nhà nước, cắt giảm thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cũng thẳng thắn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc như:

Việc quan tâm chỉ đạo, đầu tư nguồn lực để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao dẫn đến tiến độ hoàn thành ở một số địa phương còn chậm.

Hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất; dữ liệu rất lớn, phức tạp, bao gồm cả dữ liệu đồ họa không gian và dữ liệu thuộc tính với rất nhiều trường thông tin, có nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật cán bộ xây dựng, quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai ở trung ương và địa phương hiện nay còn hạn chế; Trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, công tác bảo đảm về an toàn, bảo mật thông tin của các địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu là các khó khăn cho việc vận hành, kết nối, chia sẽ với các hệ thống thông tin khác.

Tiến độ triển khai các dịch vụ công trực tuyến phụ thuộc nhiều vào sự quyết tâm vào cuộc của các địa phương. Bên cạnh đó, quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai rất phức tạp, khó khăn đối với người dân, doanh nghiệp khi thực hiện ở mức độ toàn trình.

Trên cơ sở đó, để hoàn thành được các mục tiêu, lộ trình đặt ra, và để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII và Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp:

Tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện với các giải pháp, nguồn lực khả thi, phù hợp với điều kiện của từng địa phương để hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn và kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong năm 2025.

Thực hiện rà soát, đánh giá hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm hệ thống thông tin đất đai đang vận hành tại địa phương để có phương án nâng cấp, hoàn thiện, duy trì hệ thống và kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay.

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; triển khai kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu đất đai ở địa phương với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các bộ, ngành để tạo thuận lợi, phục vụ thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ thủ tục hành chính đất đai cung cấp trên cổng dịch vụ công đáp ứng yêu cầu thực chất, đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, dễ sử dụng để tiếp nhận, giải quyết các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc cập nhật dữ liệu trên hệ thống trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, trong đó cần ưu tiên kinh phí cho xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến lĩnh vực đất đai phục vụ người dân, doanh nghiệp.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/chu-dong-phoi-hop-voi-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-de-xay-dung-hoan-thien-ket-noi-tich-hop-voi-co-so-du-lieu-quoc-gia-ve-dat-dai-376931.html

Cùng chủ đề

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường ngày càng toàn diện

Thông qua buổi làm việc, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng Đại sứ Marco Della Seta kỳ vọng sẽ có thêm nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai quốc gia Việt - Ý, đặc biệt trong...

Hoàn thiện thể chế, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước

Về nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2024, trước bối cảnh, tình hình trong nước và thế giới có nhiều yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với ngành tài nguyên và môi trường, để tiếp tục phát huy những kết quả tích cực...

Hội thảo công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức trung bình 50 khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị, an ninh - quốc phòng, quản lý nhà nước...

Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Lãnh...

Ký kết phối hợp toàn diện giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của...

Tham dự buổi Lễ ký kết, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có các Thứ trưởng: Trần Quý Kiên; Lê Công Thành; Lê Minh Ngân cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.Về phía Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đầu tư gần 63 tỷ đồng cho 23 công trình phòng, chống thiên tai

23 công trình bao gồm: Tu sửa cống SG3 thuộc công trình Đê bao ngăn lũ bờ tả ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang (TP Thủ Đức); gia cố cấp bách các vị trí sạt lở bờ rạch Cầu...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ký kiến về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cùng với cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu để tiếp thu, chỉnh lý đầy đủ, giải trình, thuyết phục...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ 26 BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phiên họp sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nội dung quan trọng: Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; Báo cáo kết quả...

Hơn 733.000 tỷ đồng cho vay tín dụng chính sách xã hội

Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội; các Ủy viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội: Bộ trưởng, Chủ nhiệm...

Ông Nguyễn Đức Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam

Sáng 14/8, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 để thực hiện công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề theo thẩm quyền.Tại kỳ họp, các đại biểu tiến hành quy trình bầu...

Bài đọc nhiều

Đề xuất tăng giới hạn tuổi tàu container được đăng ký tại Việt Nam

Điểm đáng chú ý tại dự thảo Nghị định đang được Bộ Giao thông...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

Nga dựng tượng vinh danh các chiến sỹ tình nguyện quốc tế Việt Nam

Cụm tượng “Các đồng minh - Chiến sỹ Việt Nam” khắc họa hình ảnh các chiến sỹ Việt Nam trong trang phục Hồng quân Liên Xô chốt giữ tại vị trí phòng thủ bảo vệ Moskva và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 12/8 tại công viên “Yêu nước” (Patriot) ở ngoại ô thủ đô Moskva, gần Nhà thờ chính Các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, Đại tướng Phan Văn...

Bà Trịnh Thị Minh Thanh điều hành công việc của Tỉnh ủy Quảng Ninh

Quảng Ninh - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh được phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy, sau khi ông Nguyễn Xuân Ký xin thôi giữ các chức vụ. Bà Trịnh Thị Minh Thanh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh chủ trì hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh ngày 12.8.2024. Ảnh: Thu Chung Các phiên họp của Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh gần đây nhất đều do...

Người Việt Nam ngắm được hàng trăm vệt sao băng rạng sáng, háo hức chụp lại

Nhiều người Việt hào hứng kể lại khoảnh khắc được ngắm và chụp lại 'bữa tiệc' mưa sao băng Perseids trên bầu trời vào cực điểm rạng sáng nay 13.8. Hãy cùng chiêm ngưỡng. Cực đại mưa sao băng Perseids nổi tiếng diễn ra vào đêm 11 rạng sáng 12.8, đêm 12 tới rạng sáng nay 13.8, đã mang tới màn trình diễn "mưa ánh sáng" tuyệt vời với nhiều người yêu thiên văn Việt Nam. Một vệt sao băng Perseids cỡ lớn...

Cùng chuyên mục

7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư, 10 ủy viên T.Ư đã thôi chức

Từ đầu năm tới nay, có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 4 ủy viên T.Ư Đảng thôi chức. Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII, đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 10 ủy viên T.Ư thôi chức. Chiều 14.8, thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phó trưởng ban...

Tòa án Hiến pháp Thái Lan bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin

Thẩm phán Punya Udchachon, người đọc phán quyết, cho biết tòa đã bỏ phiếu năm phiếu thuận và bốn phiếu chống để bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin. Ông Srettha Thavisin trở thành Thủ tướng Thái Lan thứ tư trong vòng 16 năm bị bãi nhiệm theo phán quyết...

Tiếp tục hoàn thiện chính sách về lao động, tiền lương

Các địa phương cần tiếp tục quan tâm, cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội…Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỉ đồng (cho vay mua, thuê, thuê...

Báo Đầu tư tổ chức hội thảo về sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp

Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, mọi động thái thay đổi trong các sắc thuế đều luôn được cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Việc tăng hay giảm thuế vừa tác động...

Kỷ luật nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Đặng Minh Hưng

Theo đó, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển...

Mới nhất

Tỉnh biên giới Nga ở tình trạng khẩn cấp, tín hiệu từ Iran, Thủ tướng Thái Lan bị bãi nhiệm, ông Donald Trump đòi...

Căng thẳng ở các vùng biên giới của Nga do Ukraine phát động tấn công, tình hình Trung Đông, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị bãi nhiệm, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ từ chức vào tháng 9, ông Donald Trump đòi bồi thường 100 triệu USD... là một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Vận hành đường sắt đô thị Nhổn

Vận hành đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Khi nào đường sắt đô thị bứt tốc?Việc hàng vạn người dân Thủ đô xếp hàng dài để được trải nghiệm và di chuyển trên tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội trong những ngày qua đã cho...

Quảng Trị xem xét đề xuất đầu tư dự án nhà ở thương mại 200 tỷ đồng

Quảng Trị xem xét đề xuất đầu tư dự án nhà ở thương mại 200 tỷ đồngNgày 13/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị cho biết, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh vừa có báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ về việc xin ý kiến cho chủ trương đầu tư dự án Nhà ở thương mại...

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần lộ trình hợp lý

Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam: Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần lộ trình hợp lýCần thực hiện những khảo sát, đánh giá định lượng với số liệu cụ thể về tác động tăng thuế để đưa ra các quyết định chính sách hợp lý, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình...

Mới nhất