Trang chủKinh tếNông nghiệpChợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp...

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột


Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 1.

Ghe chở cây tầm vông của thương buôn chuẩn bị xuất bến ở chợ Tầm Vông trên địa bàn xã Lương Phi, huyện huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 2.

Chợ mua bán cây tầm vông ở vùng Bảy Núi, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) không bảng hiệu.

Mờ sáng, tiết trời Bảy Núi còn đang ngáy ngủ, những tiểu thương đã vội vã chạy ghe đến thu mua tầm vông. Từ lâu, chợ “độc lạ” này vẫn hoạt động náo nhiệt, bởi tiếng trả giá, tiếng cười nói huyên thuyên giữa tiểu thương và nhà vườn. 

Bước xuống mé kênh, hàng loạt chiếc ghe chành mũi đỏ đậu kẹo nẹo chờ chở tầm vông. Ngồi bệt trên đê, anh Chau Sóc ăn vội gói xôi vò đường cát lót dạ, để chuẩn bị khuân vác thuê tầm vông xuống ghe cho tiểu thương.

Mặc dù chợ tầm vông không bảng hiệu, nhưng được thương buôn khắp nơi đổ xô về đây tấp nập. Gặp anh Hậu (45 tuổi, quê ở tỉnh Sóc Trăng) đang tỉ mẩn lựa từng cây tầm vông phân loại, rồi chất xuống ghe để kịp rời bến trong buổi chiều tà. 

Tính đến nay, anh Hậu đã bén duyên với nghề buôn tầm vông ngót nghét 20 năm. Ngày trước, anh là tay thương buôn lá dừa nước lợp nhà nổi tiếng khắp miền Tây. Sau này, việc buôn bán lá dừa nước ế ẩm, anh Hậu chuyển qua nghề buôn tầm vông tới bây giờ.

“Ông già tôi chuyên đi ghe đếm lá dừa chở bán các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, rồi lên tận vùng Bảy Núi bán cho người ta lợp nhà. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu dùng lá lợp nhà không còn thịnh như trước, nhiều thương buôn giải nghệ. Bắt nhịp nhu cầu bà con miệt dưới chuộng cây tầm vông dùng trong sinh hoạt gia đình, tôi chuyển sang nghề buôn tầm vông tại vùng Bảy Núi” – anh Hậu trần tình.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 3.

Chợ bờ kênh Bến Xã (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) chỉ mua bán một mặt hàng duy nhất trong vùng, đó là cây tầm vông. Cây tầm vông (tre tầm vông) là một loại cây thuộc họ tre có tên thường gọi là cây trúc thái hay trúc xiêm la, được trồng nhiều ở Đông Nam Á, trong đó có tỉnh An Giang và một số tỉnh khu vực Đông Nam bộ của Việt Nam.

Giải quyết việc làm tại chỗ

Thổ nhưỡng vùng Bảy Núi coi vậy mà khắc nghiệt, chịu 6 tháng nắng ròng rã. Buổi sáng rất mát dịu, ai cũng hít thở khí hậu trong lành. Nhưng khi đứng bóng, trời rắc nắng, hanh hao rất khó chịu. Mùa này, các triền núi khô cằn, nhiều cây rừng rụng lá trơ trọi do thiếu nước. 

Tuy nhiên, cây tầm vông lại thích nghi với vùng đất cát núi, phát triển tốt, ít tốn công chăm sóc. Nhờ vậy, bà con đã ứng dụng mô hình trồng tầm vông bất cứ nơi đâu trên mảnh đất núi. Ngang qua Bụng Ông Địa, rồi đến Ô Tà Sóc, đâu đâu cũng bắt gặp rừng tầm vông trải dài, trông như cảnh vật trong phim cổ trang.

Ghé dưới chân đồi Ma Thiên Lãnh, gặp người dân đang thu hoạch tầm vông bán cho thương lái. Giữa trưa nắng gắt, chúng tôi tiếp tục men theo con lộ nhựa chạy thẳng về thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). 

Dưới chân núi Dài, núi Tượng, tầm vông được người dân trồng quanh nhà, kiếm thêm thu nhập. Thỉnh thoảng bắt gặp xe công nông chở tầm vông xuống chợ bán.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 4.

Công đoạn “nướng” cây tầm vông trên lửa than củi để uốn thẳng thân cây.

Cây tầm vông không chỉ là nguồn thu nhập của nhà vườn Bảy Núi mà còn giải quyết công ăn, việc làm đối với số đông lao động Khmer nhàn rỗi ở địa phương, với các công việc chặt, uốn, chở, vác tầm vông xuống ghe. 

Anh Chau Sóc chuyên uốn tầm vông, mỗi ngày “nướng” hơn 900 cây tầm vông, thu nhập 450.000 đồng, có tiền dư dả trang trải trong dịp Tết.

Anh Chau Khươn ở xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) cho hay, mỗi ngày tại chợ tầm vông này có hơn 20 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vác thuê tầm vông.

Nhân công chất tầm vông xuống ghe nhận tiền công 500 đồng/cây, bình quân mỗi người thu nhập 400.000 – 500.000 đồng/ngày. Hoạt động mua bán tầm vông diễn ra 10 tháng, giải quyết việc làm số đông lao động ở địa phương.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 5.
Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 6.

Thương buôn miệt dưới

Từ xã Lương Phi lên thị trấn Ba Chúc, 2 bên con lộ có nhiều bãi tầm vông lớn đang hoạt động hết công suất để kịp giao những chuyến hàng cuối năm. Mỗi vựa tiêu thụ trên 30.000 cây tầm vông. Nhiều nhân công đang hì hục đốt lò dưới cái nắng để uốn tầm vông.

Cây tầm vông uốn thẳng thớm sẽ được chủ vựa trả công 500 đồng, bình quân một người uốn 1.000 cây tầm vông/ngày, thu nhập ngót nghét 500.000 đồng. 

Ông Được (chủ vựa tầm vông) nói rằng, mùa này bà con ở núi Dài đang vào vụ thu hoạch tầm vông. Mỗi ngày, vựa của ông Được thu mua trên 3.000 cây tầm vông mang về uốn cho thẳng rồi vận chuyển xuống chợ bán.

Cái chợ tầm vông ở kênh Bến Xã toàn thương buôn miệt dưới lên thu gom tầm vông. Cây tầm vông sinh trưởng ở vùng khắc nghiệt nên thân rất chắc, dẻo dai.

Khi được uốn xong, tầm vông có thể dùng làm nhiều vật dụng, như: Sào, cầu thang, cột, kèo… rất hiệu quả.

Chợ làng lạ lùng ở An Giang, trên bến dưới thuyền, tấp nập cả năm chỉ bán cây tầm vông thẳng tuột- Ảnh 7.

Một rừng cây tầm vông ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chị Nguyễn Thị Thùy Trang (43 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu), có 20 năm theo nghề buôn tầm vông cho rằng, cây tầm vông tốt nhất phải kể đến vùng triền núi Dài. Bà con miệt dưới rất chuộng cây tầm vông nơi đây sử dụng cất trại, cắm cọc, cắm đường ven nuôi tôm… Bởi, cây tầm vông vùng Bảy Núi rất chất lượng, ít bị mối mọt ăn.

Chị Trang nhớ lại, ngày trước, con kênh Bến Xã chỉ vài ba ghe mũi đỏ miệt dưới lên thu mua tầm vông. Dần dà tăng lên vài chục chiếc, riết nơi đây tạo thành một cái chợ thu mua tầm vông.

Chỉ tay về đứa con trai lớn vừa tròn 20 tuổi, chị Trang bộc bạch: “Thằng con trai lớn bao nhiêu tuổi thì ngần ấy thời gian vợ chồng tôi theo cái nghề buôn tầm vông. Mỗi chuyến đi, chiếc ghe của tôi chở trên 9.000 cây tầm vông các loại. 

Tầm vông loại tốt giá 15.000 đồng/cây, loại nhỏ hơn 10.000 đồng/cây, loại nhỏ nhất 5.000 đồng/cây. Khi vận chuyển về bán cho các vựa miệt dưới, bỏ sở hụi kiếm 5 – 6 triệu đồng/chuyến, thu nhập khá ổn định”.

Từ lâu, khu vực núi Dài được xem là “thủ phủ” của vùng đất trồng tầm vông. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang)-Trần Thanh Liêm cho biết, địa phương có hơn 100 hộ trồng tầm vông, với diện tích khoảng 80ha. Những năm qua, nhờ cây tầm vông, nhiều bà con đã thoát nghèo, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Cây tầm vông đã trở thành loài cây đặc hữu, mang giá trị kinh tế cao ở vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang. Nhiều thương buôn bờ kênh Bến Xã nườm nượp, rồi hình thành cái chợ tầm vông độc nhất miền Tây.





Nguồn: https://danviet.vn/cho-lang-la-lung-o-an-giang-tren-ben-duoi-thuyen-tap-nap-ca-nam-chi-ban-cay-tam-vong-thang-tuot-20240703143044997.htm

author avatar
Báo Dân Việt

Cùng chủ đề

Đây là heo rừng nuôi dễ như ăn kẹo, chả tốn tiền mua cám bã, nông dân An Giang bán 130.000 đồng/kg

Nuôi heo rừng thương phẩm kết hợp cung ứng con giống, tạo ra sản phẩm từ thịt heo rừng đang là hướng đi khá hiệu quả mà Hà Quốc Ninh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện. Mô hình mở ra hướng...

Mỗi năm có một mùa trâm chín ở vùng Bảy Núi, An Giang

Ngẩn ngơ mùa trâm chín núi TôTTO - Khó tìm ra nơi nào có nhiều cây trâm như vùng núi Tô (Tri Tôn, An Giang), để rồi mỗi khi chuẩn bị vào hè, những cây trâm lại dày đặc những chùm trái chín làm ngẩn...

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại tỉnh An Giang

Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Ảnh: VPCTN Tại các buổi tiếp xúc, cử tri huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh...

Cháy rừng ở An Giang, có cả tiếng nổ lớn

20h40 tối nay (26/4), trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Bé Tám, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) thông tin, trên địa bàn đang xảy ra vụ cháy rừng và việc chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Thông tin ban đầu, khoảng 14h cùng ngày, tại khu vực đất lâm nghiệp thuộc núi Cô Tô (xã Núi Tô) bất ngờ bốc cháy. Lửa nhanh chóng lan ra khu vực xung quanh. “Trong khi cháy...

An Giang hợp tác nhiều lĩnh vực với các địa phương Campuchia

Đoàn công tác tỉnh An Giang vừa thăm, chúc tết lãnh đạo, cán bộ và nhân dân các tỉnh Takeo, Kampong Chhnang và Kandal (Vương quốc Campuchia) nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của nước bạn. Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia chúc tết Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại TP.HCM

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, các cán bộ Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục của sở đã  làm việc hết tốc lực, bất kể giờ giấc để có thể công bố...

Một chị nông dân Phú Yên làm loại kẹo đặc sản gì mà tiền vốn trong tay chỉ có 500.000 đồng?

Chị Đặng Thị Hạ Quyên đóng gói, dán nhãn cho các sản phẩm kẹo dừa tại cơ sở. Ảnh: Ngọc Hân.Sau nhiều năm kiên trì, hiện các sản phẩm kẹo dừa Hạ Quyên đã có chỗ đứng trên thị trường và được công nhận sản phẩm...

“Di sản” để lại của các tân cử nhân VinUni

Đó là cuốn "Cẩm nang phát triển nghề nghiệp". Chất xám trong trong tài liệu này đậm đặc và hữu ích, vượt xa cả yêu cầu của một tài liệu nội bộ, thậm chí có thể xuất bản và lưu hành rộng rãi.Những ấn phẩm đặc...

Gần 10 năm từ xã lên phường, một phường của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?

Những nỗ lực ấy không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập và mà còn thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng phường đô thị văn minh, hiện đại.Phố phường khang trangTừ xã lên phường năm 2015, Điện...

Dự đoán điểm chuẩn khối Tự nhiên các trường đại học năm 2024: Biến động ra sao?

Dự đoán điểm chuẩn khối Tự nhiên các trường đại học năm 2024Theo kế hoạch, ngày 17/7 sắp tới, Bộ GDĐT sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ kết quả này sẽ là căn cứ để các trường đại học...

Bài đọc nhiều

Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê đề xuất, cần đa dạng giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng; đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu công nghiệp, thương mại... ; đồng thời, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các FTA mang lại.Cùng đó, địa phương, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức...

Hiệu quả tín dụng chính sách ở Bạc Liêu

Với cách làm đó, nguồn vốn tín dụng chính sách ở tỉnh Bạc Liêu đã tăng trưởng nhanh, số nợ quá hạn, lãi tồn đọng mới giảm và trong tầm kiểm soát. Và hơn thế, số người nghèo và các đối tượng chính sách đã có cơ hội tiếp cận đầy đủ các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, để không ai bị bỏ lại phía sau.Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị...

12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không “đổi ngôi”

Điều đó cho thấy, sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để một sản phẩm có thể nổi bật và tạo dựng dấu ấn riêng. Từ đó, thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện nhiều hơn trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Rõ ràng, cách làm mới mẻ của Vinamilk không chỉ giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng mà còn ngày càng gần gũi với nhóm người...

Nông dân Đắk Nông phấn khởi, kỳ vọng loại cây được ví như “vàng đen” trở lại thời kỳ hoàng kim

Nguồn cung thiếu hụtSau nhiều năm giá hồ tiêu xuống thấp (chạm mức 34.000 đồng/kg, thời điểm tháng 3/2020) đến đầu năm 2024 giá hồ tiêu bắt đầu khởi sắc (đạt mức 83.000/kg) và đến tháng 5/2024 giá hồ tiêu bắt đầu tăng mạnh đạt mức...

Kỳ đà vân, con động vật hoang dã quý hiếm người dân Huế giao nộp đã được thả về Vườn Quốc gia Bạch Mã

Trước đó, cá thể kỳ đà vân này được Hạt Kiểm lâm TP. Huế tiếp nhận từ ông Nguyễn Đình Hiếu ở phường Thủy Vân (TP. Huế) tự nguyện giao nộp với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên.Kỳ đà vân là loài động vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp được liệt vào Sách đỏ Việt Nam, cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật.Từ đầu năm đến nay, ngành...

Cùng chuyên mục

Một chị nông dân Phú Yên làm loại kẹo đặc sản gì mà tiền vốn trong tay chỉ có 500.000 đồng?

Chị Đặng Thị Hạ Quyên đóng gói, dán nhãn cho các sản phẩm kẹo dừa tại cơ sở. Ảnh: Ngọc Hân.Sau nhiều năm kiên trì, hiện các sản phẩm kẹo dừa Hạ Quyên đã có chỗ đứng trên thị trường và được công nhận sản phẩm...

12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không “đổi ngôi”

Điều đó cho thấy, sự đổi mới liên tục đóng vai trò quan trọng để một sản phẩm có thể nổi bật và tạo dựng dấu ấn riêng. Từ đó, thu hút thêm người mua và gia tăng sự hiện diện nhiều hơn trong giỏ hàng của người tiêu dùng. Rõ ràng, cách làm mới mẻ của Vinamilk không chỉ giúp thương hiệu mở rộng tệp khách hàng mà còn ngày càng gần gũi với nhóm người...

Sẵn sàng ứng phó khi 2 hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang xả lũ

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ sáng 3/7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to; lượng mưa phổ biến từ 30 - 70mm, cục bộ có nơi trên 120mm. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa...

Gần 10 năm từ xã lên phường, một phường của tỉnh Quảng Nam đã thay đổi như thế nào?

Những nỗ lực ấy không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập và mà còn thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng phường đô thị văn minh, hiện đại.Phố phường khang trangTừ xã lên phường năm 2015, Điện...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài...

Chung sức đồng lòngTrong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Đồng Hỷ đã tăng cường nguồn lực, ưu tiên đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. Huyện xác định, đây là nền tảng hạ tầng quan trọng giúp Nhân dân có đường giao thông đi lại thuận tiện, để sản xuất giao thương hàng hóa, thu hút phát triển du lịch.Xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng nằm ở độ...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ: Dự án đường dây 500kV ‘rất đáng khen ngợi và tự hào’

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp mới đây với các địa phương, nội dung thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đường dây 500kV mạch 3, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).   Đánh giá chung, Thủ tướng nhấn mạnh, dự...

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của đồng bào DTTS

Bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết: Báo chí là “cầu nối”, kênh thông tin hữu ích, giúp đồng bào DTTS nắm bắt kịp thời các thông tin, cách làm hay và áp dụng vào đời sống, lao động, sản xuất. Phải khẳng định rằng, báo chí đã góp phần...

Liên hoan phát thanh toàn quốc lần đầu tổ chức thi cho podcast

Thông tin được Đài Tiếng nói Việt Nam cung cấp tại buổi họp báo về Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI - năm 2024 vào ngày 3-7 tại Hà Nội. Liên hoan do Đài Tiếng nói Việt Nam phối...

Điểm chuẩn đánh giá năng lực Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM: 746 – 943

Đồng thời Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) cũng tiếp tục công bố điểm chuẩn phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực. ...

Mới nhất