Trang chủChính trịNgoại giaoChính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam...

Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã “tính toán” thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Indonesia ngày 6/1 đã chính thức trở thành thành viên BRICS – một diễn đàn quốc tế do Nga và Trung Quốc dẫn đầu, đang nổi lên như một xu hướng liên kết mới của các nước đang phát triển trên toàn cầu. Liệu với một cấp độ hợp tác mới, chặt chẽ hơn với các đối tác Nam bán cầu, Jakarta có thể duy trì được tình bạn với phương Tây?

Chính thức là một phần của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này phải 'tính toán' thế nào với phương Tây?
Chính thức là một phần của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này phải ‘tính toán’ thế nào với phương Tây? (Nguồn: weeklyblitz.net)

Như vậy, cùng sự góp mặt của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và cũng là quốc gia đông dân nhất khu vực, Nhóm các nền kinh tế đang phát triển hàng đầu thế giới (BRICS) chính thức có 10 thành viên (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Iran, UAE, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia) và 8 quốc gia đối tác, chiếm khoảng một nửa dân số toàn cầu và hơn 41% GDP thế giới, tính theo sức mua tương đương (PPP).

Nhân tố mới của BRICS

Tờ DW của Đức bình luận, liên tục bổ sung các thành viên mới và đối tác, BRICS đang tìm cách củng cố danh tiếng của mình như một giải pháp đối trọng với Nhóm G7 gồm các nền kinh tế phát triển do Mỹ dẫn đầu.

“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, BRICS là một nền tảng quan trọng để Indonesia tăng cường hợp tác Nam-Nam và đảm bảo tiếng nói, cũng như nguyện vọng của các quốc gia Nam bán cầu được đại diện tốt hơn trong các quy trình ra quyết định toàn cầu”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Rolliansyah Soemirat nói.

Như người phát ngôn này chia sẻ, Jakarta “cam kết đóng góp vào các chương trình nghị sự mà BRICS thảo luận, bao gồm các nỗ lực thúc đẩy khả năng phục hồi kinh tế, hợp tác công nghệ và sức khỏe cộng đồng”.

Năm 2023, cựu Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã từ chối vào BRICS với lý do Jakarta vẫn đang cân nhắc ưu, nhược điểm và không muốn “vội vàng tham gia”. Đương kim Tổng thống Prabowo Subianto, người đã chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2024, dường như đã trả lời xong mọi toan tính, quyết tâm đi bước quyết định trong BRICS.

Tờ DW cho rằng, sự thay đổi ở Jakarta báo hiệu nhiều vấn đề hơn chỉ là một sự thay đổi đơn thuần về một chính phủ mới. Với trật tự toàn cầu do phương Tây lãnh đạo đang bị coi là khá rạn nứt về mặt chính trị, suy yếu do bất ổn kinh tế và các cuộc xung đột quân sự ở Ukraine và Trung Đông, khiến các quốc gia Nam Bán cầu ngày càng sẵn sàng xích lại gần Bắc Kinh và Moscow. Điều này có nguy cơ khiến Washington nổi cơn tức giận.

Hơn 30 quốc gia khác, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… hiện đã bày tỏ sự quan tâm hoặc chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Sự phát triển của BRICS thành một khối địa chính trị lớn hơn cũng được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực kinh tế và chính trị toàn cầu. Với tiềm lực mạnh và ngày càng có chỗ đứng trong các xu hướng kinh tế mới, Bắc Kinh thường xuyên kêu gọi một trật tự thế giới “đa cực”, một cơ sở hạ tầng an ninh và tài chính không chỉ do Mỹ thống trị.

Các thành viên BRICS cũng thường thảo luận về sự thống trị toàn cầu của đồng USD và nhu cầu về các khuôn khổ tài chính thay thế giữa các quốc gia.

Về mặt ngoại giao, BRICS trở nên rất quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nga, như một biểu tượng trong bối cảnh đa cực mới nổi này. Điều đó được khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024 do nước Chủ tịch – Nga tổ chức. Moscow đã cho thấy họ vẫn có rất nhiều bạn bè trên khắp thế giới, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Bình luận về quyết định gia nhập BRICS của Indonesia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ca ngợi quốc gia Nam Á này là “một quốc gia đang phát triển lớn và là một thế lực quan trọng ở Nam Bán cầu”.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, điều quan trọng cần lưu ý là BRICS không phải là một “câu lạc bộ” công khai chống phương Tây. Indonesia, cũng giống như Ấn Độ, thành viên sáng lập BRICS, có mối quan hệ tốt với các nước phương Tây và không có khả năng đứng về phe nào trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và các đối thủ của nước này.

“Indonesia không có ý định tách khỏi phương Tây dù là chậm hay ngay lập tức”, nhà nghiên cứu M. Habib Abiyan Dzakwan, tại Khoa Quan hệ quốc tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Indonesia khẳng định.

Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng, “trong chính sách đối ngoại của Indonesia, tất cả đều là bạn bè như Tổng thống Subianto Prabowo đã tuyên bố” và Jakarta “chỉ muốn mở rộng sân chơi của mình”.

“Nếu Indonesia có thể duy trì lập trường không liên kết và tác động đến chương trình nghị sự BRICS bằng quan điểm bao trùm của mình – không loại trừ hoặc phủ nhận phương Tây, tôi nghĩ rằng tư cách thành viên có thể không có nhiều tác động đến mối quan hệ của Jakarta với phương Tây”, vị chuyên gia này nhận định.

Trong khi đó, Phó giáo sư Teuku Rezasyah, một chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Padjadjaran ở Tây Java, lại cho rằng – Indonesia có thể đóng vai trò là “người cân bằng” trong BRICS, đồng thời vẫn duy trì mối quan hệ với Mỹ và EU. Vị này khá tin tưởng rằng, “là một cường quốc tầm trung, việc trở thành thành viên của BRICS sẽ giúp Indonesia có đòn bẩy trong trật tự toàn cầu”.

Củng cố vị thế của Indonesia

Sau các đợt mở rộng, BRICS hiện bao gồm một số nhà sản xuất năng lượng lớn với một số quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu trong số các nước đang phát triển.

Các nhà phân tích của Bloomberg Economics cho rằng, việc BRICS ngày càng mở rộng có thể khiến liên minh này trở thành đối trọng mạnh hơn so với Nhóm G7 – Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Vương quốc Anh.

Trong khi đó, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức trở lại Nhà Trắng vào cuối tháng này với nhiều quan điểm khiến nhiều đối tác phải lo lắng. Washington được dự đoán sẽ nhanh chóng ra quyết định rút lui khỏi các cam kết đa phương. Trong khi đó, nhắm vào BRICS, ông Trump hồi tháng 11/2024 đã từng lên tiếng đe dọa các thành viên của khối này rằng – sẽ bị cắt đứt khỏi nền kinh tế Mỹ nếu một “đồng tiền BRICS” được tạo ra.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, TS. Alexander Raymond Arifianto, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), tin rằng, cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn của chính quyền Tổng thống đắc cử Trump có thể mang đến cho Indonesia cơ hội xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn trong các tổ chức khu vực.

Theo nhà nghiên cứu quốc tế này, “việc xây dựng quan hệ đối tác cùng có lợi với các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ không chỉ củng cố vị thế không liên kết của khu vực trong một trật tự địa chính trị ngày càng bất ổn mà còn củng cố vị thế của Indonesia với tư cách là một nước lãnh đạo ASEAN, cũng như uy tín đa phương của nước này vào thời điểm Mỹ đang hướng tới chủ nghĩa đơn phương”.





Nguồn: https://baoquocte.vn/chinh-thuc-la-nhan-to-moi-cua-brics-quoc-gia-dong-nam-a-nay-da-tinh-toan-the-nao-trong-quan-he-voi-phuong-tay-300205.html

Cùng chủ đề

Đủ tuổi tái cử, nữ trưởng phòng văn hóa vẫn xin nghỉ khi tinh gọn bộ máy

Dù còn gần 4 năm công tác, nhưng nữ Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Na (Đắk Lắk) vẫn tự nguyện xin nghỉ việc để tạo thuận lợi cho việc hợp nhất, tổ chức bộ máy. Ngày 9/1, trao đổi với PV VietNamNet, bà Vũ Thị Thanh Huế (1971, trú xã Bình Hòa, huyện Krông Ana), Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Krông Ana cho biết, vừa báo cáo tổ chức xin nghỉ việc nhằm...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/1/2025, trong nước giảm sâu

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/1/2025 quay đầu giảm sau nhiều phiên tăng giá, hiện giá tiêu thu mua ở các địa phương trung bình 148.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm...

Nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè: Thời nghệ thuật 4.0

Nguyễn Văn Hè sinh năm 1981 tại Huế, là gương mặt nghệ sĩ đương đại nổi bật của Huế. 20 năm qua, anh thường xuyên tham gia thể nghiệm với các nghệ sĩ trẻ trong nước, và mở rộng thực hành với những nghệ sỹ quốc tế. Tác phẩm của Nguyễn Văn Hè nằm trong các bộ sưu tập tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Singapore, Indonesia, Thái Lan… Từng sở hữu nhiều giải thưởng nghệ thuật trong nước, gần...

Quất đào giá trăm triệu hút ‘giới nhà giàu’

TPO - Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, các tiểu thương đã bày bán nhiều loại đào, quất và bưởi... để phục vụ nhu cầu đón Tết Ất Tỵ 2025. Dù giá tăng hơn năm trước nhưng nhiều người đã đặt mua những cây đẹp và hiếm có giá lên tới cả trăm triệu từ sớm... 09/01/2025 | 09:51 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên vào cuối tháng 12/2024.

Cùng Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 lan tỏa giá trị tốt đẹp đến cộng đồng

Thành công của cuộc thi Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024 không thể không nhắc đến vai trò của Chủ tịch Hội đồng cố vấn, Hoa hậu nhân ái Đậu Hằng Nga.

Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; “bóng ma” lạm phát lại đeo bám Berlin

Số liệu sơ bộ từ Cục Thống kê Liên bang Đức công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tại nước này đã tăng lên 2,8% trong tháng 12/2024, cao hơn đáng kể so với mức 2,4% của tháng 11/2024.

Lý do Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy chuyến thăm Italy

Ngày 8/1, Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hủy chuyến thăm Italy theo lịch trình, chỉ vài giờ trước khi chuyến đi diễn ra.

Cách sử dụng quỹ nhóm MoMo đơn giản mà bạn không nên bỏ qua

Giờ đây, bạn đã có thể dễ dàng tạo quỹ nhóm MoMo ngay trên điện thoại để quản lý chi tiêu cho nhóm bạn hoặc gia đình khi cần thiết. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tạo ra một quỹ chung, giúp việc quản lý chi tiêu nhóm trở nên minh bạch và tiện lợi.

Bài đọc nhiều

“Ông lớn” ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

Một trong những thương vụ gây chú ý thời gian gần đây là AES - Tập đoàn năng lượng hàng đầu của Mỹ bán 51% cổ phần sở hữu tại Nhà máy Nhiệt điện than Mông Dương II (Quảng Ninh) cho "ông lớn" đến từ CH. Czech là Se.ven Global Investments (Sev.en GI), đánh dấu mốc quan trọng trong kế hoạch gia nhập thị trường châu Á của Tập đoàn đến từ châu Âu này.

Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Dự báo toàn cầu tăng trưởng tích cực, thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia, doanh số xe điện Mỹ cao kỷ lục tại Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Cà phê rang xay Đắk Lắk lên đường sang Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình đưa thương hiệu cà phê Đắk Lắk vươn ra thế giới.

Đức mua nhiều uranium từ Nga; Moscow xây nhà máy điện hạt nhân hiện đại nhất, an toàn nhất ở một nước châu Âu

Năm 2024, Đức đã nhập khẩu ít nhất 68,6 tấn uranium từ Nga, tăng 70% so với năm 2023. Uranium được sử dụng để vận hành các nhà máy điện hạt nhân, một lĩnh vực mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã chính thức từ bỏ từ năm 2022.

Thủ đô Oslo của Na Uy

Baoquocte.vn. Với số dân chưa tới 1 triệu người, Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và chứng tỏ là một hình mẫu tiêu biểu về hiện thực hóa các mục tiêu xanh trong đời sống thực tế.

Cùng chuyên mục

Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; “bóng ma” lạm phát lại đeo bám Berlin

Số liệu sơ bộ từ Cục Thống kê Liên bang Đức công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tại nước này đã tăng lên 2,8% trong tháng 12/2024, cao hơn đáng kể so với mức 2,4% của tháng 11/2024.

Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Dự báo toàn cầu tăng trưởng tích cực, thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia, doanh số xe điện Mỹ cao kỷ lục tại Trung Quốc… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

Tổng Bí thư gặp mặt nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành, trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ các...

Tổng Bí thư mong muốn đội ngũ trí thức, các nhà khoa học nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của mình trong giai đoạn cách mạng mới.

Mây mù” bao phủ châu Á, đầu tàu kinh tế chưa hết lung lay, chờ ông Trump trở lại và “ra đòn

Năm 2025 sẽ mang lại điều gì cho Trung Quốc? Nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump tác động thế nào đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Mỹ? Đây là những câu hỏi lớn mà châu Á đang phải tìm lời giải.

Thế giới “quay xe” giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Đồng USD mạnh hơn và tồn kho nhiên liệu của Mỹ tăng mạnh gây áp lực lên giá, đảo ngược mức tăng trước đó do thắt chặt nguồn cung từ Nga và các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dẩu mỏ (OPEC). Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.

Mới nhất

Khi di sản thành ‘thương hiệu’

  Đô thị cổ Hội An nối với Biển Đông qua cửa Đại, giáp huyện Duy Xuyên và Điện Bàn, cách Đà Nẵng 20 km, được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1999. (Ảnh: Internet)   (PLVN) - Năm 2023 đánh dấu tròn 30 năm di sản Việt chính thức được vinh danh trên thế giới. Kể từ...

Vượt sóng gió, tàu 637 Vùng 5 Hải quân sẵn sàng trực Tết trên biển

Ngày 9-1, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do đại tá Trịnh Xuân Tùng - tư lệnh vùng - làm trưởng đoàn đến thăm, động viên, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ tàu 637, Hải đội 511, Lữ đoàn 127 trước khi...

Vụ trưởng Giáo dục trung học: ‘Có học sinh đi học thêm chỉ nhằm không lạc lõng với bạn bè’

Trước những băn khoăn từ giáo viên, học sinh, phụ huynh về những quy định mới trong việc dạy thêm, học thêm, ông Nguyễn Xuân Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có những chia sẻ về việc...

Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 6 trận động xảy ra trong đêm tại huyện Kon Plông ở tỉnh Kon Tum

Ngày 9/1, Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 6 trận động xảy ra trong đêm tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). ...

Đức dùng Ukraine làm nơi thử nghiệm thứ vũ khí tối tân

Tập đoàn công nghiệp Đức Rheinmetall đã bàn giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine chiếc xe bọc thép chiến đấu Lynx KF41 đầu tiên vào cuối tháng 12/2024.

Mới nhất