Trang chủNewsThế giới"Chín người mười ý", thành viên NATO "đỏ mắt" tìm lãnh đạo...

“Chín người mười ý”, thành viên NATO “đỏ mắt” tìm lãnh đạo mới



NATO đang “đau đầu” tìm ứng cử viên cho vị trí Tổng thư ký khi ông Jens Stoltenberg sắp từ chức vào tháng 9 tới. Trong bối cảnh hiện nay, không dễ để tổ chức này tìm được một cái tên làm hài lòng tất cả các thành viên.

“Mỏi mắt” tìm lãnh đạo mới cho NATO
Cờ của các nước thành viên bên ngoài trụ sở chính NATO ở Brussels, Bỉ. (Nguồn: Reuters)

Sẽ có nữ tổng thư ký đầu tiên?

Cuộc đua trở thành lãnh đạo tiếp theo của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang nóng lên. Nhưng đó là một cuộc đua phần lớn diễn ra ngoài tầm nhìn của công chúng và chưa rõ ai sẽ là ứng cử viên tiềm năng.

Jens Stoltenberg, Tổng thư ký người Na Uy của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương, sẽ từ chức vào cuối tháng 9 này sau 9 năm giữ chức vụ.

Nhiều thành viên liên minh muốn việc kế nhiệm ông Stoltenberg diễn ra trước hoặc trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Lithuania vào giữa tháng 7 tới.

Tất nhiên, điều này không cho phép 31 quốc gia thành viên NATO, từ Mỹ cho đến “tân binh” Phần Lan hay Thổ Nhĩ Kỳ, có nhiều thời gian để có những đồng thuận cần thiết nhằm lựa chọn một nhà lãnh đạo mới. Họ cũng có thể sẽ đề xuất ông Stoltenberg gia hạn nhiệm kỳ lần thứ tư.

Bất cứ ai đảm đương cương vị vào thời điểm quan trọng này đều sẽ đối mặt với thách thức kép là giữ các đồng minh trên mặt trận hỗ trợ Ukraine trong khi đề phòng mọi nguy cơ leo thang đẩy NATO vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố để mắt tới công việc này, song trong bối cảnh một số chính phủ thúc đẩy việc NATO lần đầu tiên có một nữ tổng thư ký, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen có thể là một ứng cử viên nặng ký.

Dù ghế tổng thư ký NATO là một công việc cụ thể và công khai, cuộc cạnh tranh cho vị trí này cực kỳ không rõ ràng, chủ yếu diễn ra trong các cuộc tham vấn giữa giới lãnh đạo và ngoại giao.

Những cuộc tham vấn đó tiếp diễn cho đến khi tất cả các thành viên NATO nhất trí đạt đồng thuận. Ông Jamie Shea, cựu quan chức cấp cao của NATO, người đã phục vụ trong liên minh này tới 38 năm, cho biết, các nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm một chính trị gia, người truyền tải và nhà ngoại giao “lành nghề”.

Nhiều nhà ngoại giao cho rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace chưa thích hợp cho công việc này, dù ông có uy tín và được tôn trọng trong liên minh. Một số thành viên mong muốn lựa chọn một người phụ nữ cho vị trí lãnh đạo NATO.

Nhiều người cũng muốn tân tổng thư ký NATO là một cựu thủ tướng hoặc tổng thống để đảm bảo nhà lãnh đạo có ảnh hưởng chính trị ở cấp cao nhất, giống như ông Stoltenberg, 64 tuổi, từng là Thủ tướng Na Uy.

Một số thành viên, đặc biệt là Pháp, muốn một ứng cử viên đến từ quốc gia Liên minh châu Âu (EU), với hy vọng về sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa NATO và EU.

Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen đáp ứng tất cả các tiêu chí trên. Theo các nhà ngoại giao NATO, bà Frederiksen là cái tên đang được xem xét một cách nghiêm túc ở hậu trường.

Bà Frederiksen lần đầu tiên được đề cập với khả năng là ứng cử viên cho chức tổng thư ký liên minh trong bản tin của báo VG (Na Uy) hồi tháng trước, và một lần nữa làm xôn xao giới truyền thông trong tuần này khi Nhà Trắng thông báo bà sẽ đến thăm Tổng thống Mỹ Joe Biden vào đầu tháng 6.

Trả lời báo giới ở Copenhagen hồi tuần trước, Thủ tướng Đan Mạch bác bỏ suy đoán cho rằng chuyến thăm nhằm phục vụ “cuộc đua” tại NATO sắp tới: “Tôi không ứng cử cho bất kỳ vị trí công việc nào”.

Theo truyền thống, vị trí này thuộc về một người châu Âu, nhưng bất kỳ ứng cử viên nghiêm túc nào cũng cần có sự ủng hộ từ Washington.

Một nguồn thạo tin cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn chưa lựa chọn được ứng cử viên và các quan chức phụ tá hàng đầu vẫn đang “tranh luận sôi nổi”.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, “còn quá sớm để suy đoán xem Washington sẽ hậu thuẫn ai”.

Đại diện từ một nước Đông Âu là cần thiết

Bà Frederiksen, 45 tuổi, thành viên đảng Dân chủ xã hội, trở thành Thủ tướng trẻ nhất Đan Mạch vào năm 2019. Bà được ca ngợi về năng lực quản lý khủng hoảng trong đại dịch Covid-19 và đắc cử nhiệm kỳ hai hồi năm ngoái.

Nhà lãnh đạo này sẽ phải từ bỏ chức vụ Thủ tướng Đan Mạch nếu nhận công việc ở NATO, điều mà các nhà bình luận chính trị cho rằng sẽ đẩy chính phủ của bà đến bờ vực sụp đổ.

Tất nhiên, chiến dịch cho vị trí ở NATO cũng sẽ không thuận buồm xuôi gió.

Đan Mạch không đạt được mục tiêu của NATO là chi 2% GDP cho quốc phòng (hiện mới chỉ ở mức 1,38%) dù bà Frederiksen đã cam kết tăng tốc các nỗ lực để đạt mục tiêu này.

Một số đồng minh cũng cho rằng, đã đến lúc vị trí này nên lần đầu tiên thuộc về một nước Đông Âu, đặc biệt là khi cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến khu vực này trở nên quan trọng hơn đối với NATO.

Nếu bà Frederiksen đắc cử, bà sẽ là lãnh đạo NATO thứ ba liên tiếp đến từ một quốc gia Bắc Âu.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (người Đức) và Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland cũng là các “ứng cử viên tiềm năng” đang được giới ngoại giao và báo giới nhắc đến.

Những cái tên phổ biến khác là Thủ tướng kỳ cựu của Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Tuy nhiên, ông Rutte đã khẳng định không muốn công việc đó, trong khi ông Sanchez bận rộn với cuộc tổng tuyển cử vào cuối năm nay.

Một số nhà ngoại giao cho rằng, nhiều ứng cử viên gây tranh cãi có thể không được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chấp nhận. Ông Erdogan vốn không hề ngần ngại trong việc ngăn chặn sự đồng thuận của NATO. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Hungary, vẫn chưa gật đầu “mở cửa” để Thụy Điển trở thành thành viên của NATO.

Việc thiếu vắng các ứng cử viên rõ ràng với sự ủng hộ rộng rãi càng làm tăng khả năng ông Stoltenberg gia hạn nhiệm kỳ, thậm chí là tới tận một hội nghị thượng đỉnh NATO khác vào năm 2024.

Ông Stoltenberg nói không muốn ở lại lâu hơn, song để ngỏ câu trả lời nếu được yêu cầu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga cảnh báo Thế chiến 3 nếu NATO kết nạp Ukraine

(Dân trí) - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Ukraine gia nhập NATO có thể dẫn đến Thế chiến 3. "Ngay trước khi qua đời, khi đã ở độ tuổi xế chiều, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nhấn mạnh, theo cách vừa ngọt ngào vừa cay đắng: giờ đây chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Ukraine gia nhập NATO", Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh...

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này. ...

Triều Tiên tuyên bố sát cánh cùng Nga đến chiến thắng

CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hỗ trợ lớn cho quân đội Nga từ đầu xung đột tại Ukraine và cam kết luôn sát cánh cho đến ngày chiến thắng. ...

Nhiều công ty vũ khí châu Âu ‘không có phần’ dù chi tiêu quân sự bùng nổ

(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác. ...

Thưởng thức những món ăn vặt làm từ kem tại châu Âu

Ice cream waffles Ice cream waffles là món ăn vặt phổ biến ở Bỉ, nơi kem được kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc...

Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng “bớt nóng” chờ tin bầu cử Mỹ, tâm lý lạc quan suy yếu, vẫn kỳ vọng sẽ tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay 4/11/2024 ghi nhận tâm lý trên thị trường thế giới đã bớt lạc quan. Ông Darin Newsom, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Barchart.com nhấn mạnh: “Bất kể điều gì xảy ra, thị trường tuần này sẽ rất thú vị”.

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Bài đọc nhiều

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

Trung Quốc dường như đang đóng một tàu sân bay mới và khác thường, khiến giới chuyên gia tò mò, theo CNN. ...

Tìm lời giải cho ngành CNTT: Làm sao đón được “đại bàng” hạ cánh sân nhà?

Ngày 1/11, tại Hà Nội, hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa" đã được tổ chức bởi Hệ thống Đào tạo trình lập trình viên quốc tế Aptech và Trường phổ thông liên cấp độ trí tuệ (MIS). Đây là dịp để các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin (CNTT) cùng trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp giải quyết tình trạng...

Tăng thuế, ‘thắt lưng buộc bụng’, thông qua dự toán ngân sách chiến tranh năm 2025

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi đây là “nguồn ngân sách quan trọng, đầy thách thức nhưng cần thiết trong một năm chiến tranh”.

Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn...

Theo Reuters, ngày 1/11, quân đội Israel cho biết đã tiêu diệt quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào thành phố Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Putin quyết một điều về vũ khí hạt nhân, Triều Tiên nói sát cánh đến khi Nga thắng, “sục sôi” bầu cử...

Dương Liễu 06:12 | 04/11/2024 Xung đột ở Ukraine, Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức “đủ”, Bình Nhưỡng khẳng định sát cánh cùng Moscow cho tới khi chiến thắng, phát ngôn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tranh cãi… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc...

Dồn dập diễn biến bất ngờ trước thềm bầu cử Mỹ

Phó tổng thống Kamala Harris bất ngờ tham gia một tiết mục hài, giữa lúc bà và cựu Tổng thống Donald Trump bận rộn vận động tranh cử giờ chót. ...

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024: Đội Công đoàn Quảng Ninh giành Cúp vô địch

Chiều ngày 3/11, tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 đã tổ chức lễ bế mạc và và trao giải thưởng cho các cầu thủ và đội tuyển xuất sắc. Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức trong nhiều tháng qua. Trận chung kết...

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Mới nhất

Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ

Phó Tổng thống Kamala Harris thuyết phục cử tri rằng bà có thể giảm chi phí sinh hoạt trong khi cựu Tổng thống Trump cho rằng bà Harris phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng giá cả. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân...

Giá cà phê về đáy, nhu cầu nội địa tăng mạnh, vai trò quan trọng của thị trường châu Á

Trong giai đoạn 2024 - 2025 tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 270.000 - 300.000 tấn/năm. Tiêu thụ cà phê nội địa trong giai đoạn 2025 - 2030 dự báo tiếp tục tăng và đạt tốc độ bình quân khoảng 6,6%/năm. Việc nhu cầu nội địa tăng nhưng sản lượng sản xuất thấp sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu xuất khẩu.

Ông Trump và bà Harris làm gì trước ngày bầu cử?

Trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhắm đến Michigan thì ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump lại đến 3 tiểu bang dao động lớn nhất khi chưa đầy 48 giờ nữa sẽ diễn ra ngày bầu cử Tổng thống Mỹ.Michigan là một trong 7 tiểu bang chiến trường được theo dõi chặt chẽ....

Giá xăng dầu hôm nay 4/11: Chưa ngừng đà tăng

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 4/11, giá dầu Brent tăng 0,29 USD, tương đương 0,4%, lên mức 73,10 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 0,23 USD, tương đương 0,38%, lên mức 69,49 USD/thùng.Giá dầu đi lên trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông vẫn leo thang. Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 trước “giờ G” – Kỳ 3: Sức nặng lá phiếu (Tiếp theo và hết)

Với hai lá phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri, hệ thống bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là phức tạp nhưng cũng thú vị nhất thế giới. Đây cũng là nguyên nhân khiến ranh giới giữa chiến thắng-thất bại chỉ gói gọn trong một số ít phiếu bầu và từng làm nên những cuộc lội ngược...

Mới nhất