Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốChiến tranh công nghệ rẽ hướng với màn trở lại của Huawei

Chiến tranh công nghệ rẽ hướng với màn trở lại của Huawei


Hồi tháng 3, khi được hỏi về kế hoạch ra mắt smartphone mới, Phó Chủ tịch Huawei Eric Xu Zhijun kiên quyết phủ nhận trước hàng trăm nhà báo, nhà phân tích và khách hàng, những người tham dự sự kiện thường niên của hãng tại Thâm Quyến.

“Nếu muốn mua smartphone 5G của Huawei, tất cả chúng ta cần chờ phê duyệt từ Bộ Thương mại Mỹ. Chúng tôi có thể sản xuất smartphone 5G khi họ cấp phép chip 5G”, ông Xu nói.

Mạnh Vãn Chu, ái nữ nhà sáng lập Huawei kiêm Giám đốc tài chính, mỉm cười khi ông Xu trả lời. Thời điểm đó, Mate 40 – ra mắt tháng 10/2020 – là smartphone 5G cuối cùng của công ty.

Tuy nhiên, cuối tháng 8, Huawei gây bất ngờ cho cả ngành công nghiệp di động khi lặng lẽ ra mắt Mate 60 Pro 5G. Khoảng một tuần sau đó, hãng âm thầm mở bán trước qua mạng đối với Mate 60 Pro+.

Thời điểm bán Mate 60 Pro trùng với dịp Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến Trung Quốc.

Xếp hàng trước cửa hàng Huawei tại Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 25/9. (Ảnh: EPA-EFE)

Mọi sự chú ý đổ dồn vào bộ xử lý mới bên trong thiết bị. Theo website đo hiệu chuẩn AnTuTu, đó là Kirin 9000s do HiSilicon, đơn vị thiết kế chip của Huawei phát triển. Nó dẫn đến suy đoán dữ dội về nơi và cách thức sản xuất con chip giữa vòng vây cấm vận của Mỹ.

“Mổ bụng” Mate 60 Pro cho thấy SMIC – hãng bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, một doanh nghiệp khác bị Mỹ cấm vận – đứng sau bộ xử lý, khiến Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan phải tìm kiếm thêm thông tin.

Cả Huawei và SMIC đều im lặng về con chip trong dòng Mate 60 Pro, song điều đó không thể ngăn cản lòng yêu nước mạnh mẽ trên mạng xã hội Trung Quốc, nơi cư dân mạng ca ngợi smartphone 5G và CPU mới là biểu tượng cho chiến thắng của nước này trong việc thách thức các lệnh trừng phạt cứng rắn của Mỹ.

Dafengdian, một người có tầm ảnh hưởng trên mạng, viết trên Weibo: “Huawei là công ty đã sống sót và phát triển mạnh dưới các lệnh trừng phạt của Mỹ. Họ làm cả thế giới tin vào sức mạnh công nghệ của Trung Quốc”. Thậm chí, một số người còn “rơi nước mắt” vì màn ra mắt của smartphone Huawei. Một trong những bình luận được ủng hộ nhiều nhất trên Weibo là “thật khó để Trung Quốc nuôi dưỡng một hãng công nghệ đẳng cấp thế giới (như Huawei)”.

Màn trở lại của Huawei và tranh cãi xoay quanh con chip “made in China” phản ánh nỗ lực mà công ty đã bỏ ra sau nhiều năm vật lộn bị Mỹ cấm vận. Nó cũng đánh dấu thắng lợi PR lớn cho hãng, hai năm sau khi bà Mạnh trở về Trung Quốc. Bà từng bị quản thúc tại gia gần 3 năm tại Canada, nơi đấu tranh với việc dẫn độ sang Mỹ vì một vụ gian lận ngân hàng.

“Việc Huawei ra mắt Mate 60 Pro – dựa trên chip 7nm sản xuất tại Trung Quốc – tạo ra sự quan tâm lớn của khách hàng Trung Quốc với sản phẩm và có thể đã bán được hơn 2 triệu máy kể từ ngày 31/8”, nhà phân tích Edison Lee của Jefferies viết trong nghiên cứu mới. Theo ông Lee, smartphone màn hình gập Mate X5 – cũng dùng chip như Mate 60 Pro – đã “cháy hàng”.

Theo bài báo trên Securities Daily, Huawei nâng mục tiêu xuất xưởng smartphone lên 20% cho nửa cuối năm 2023 nhờ sự phổ biến của Mate 60 Pro. Với các nhà đầu tư, điều họ quan tâm là làm thế nào mà Trung Quốc sản xuất được chip này, công suất và nguồn cung.

Nhiều câu hỏi đặt ra về ảnh hưởng của Huawei với doanh số iPhone 15 mới cũng như các điện thoại Android cao cấp khác, liệu Mate 60 có mang lại sinh khí cho thị trường smartphone trầm lắng không. Huawei – cựu vương smartphone Trung Quốc – phải điều chỉnh việc sản xuất thiết bị và thiết bị mạng viễn thông trong bối cảnh Washington thắt chặt hạn chế thương mại vào năm 2020, bao trùm việc tiếp cận bán dẫn hiện đại được phát triển hoặc sản xuất trên công nghệ Mỹ.

Đầu năm nay, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi chia sẻ Huawei đã thay thế hơn 13.000 linh kiện trong các sản phẩm của mình bằng sản phẩm địa phương và thiết kế lại hơn 4.000 bảng mạch trong ba năm qua.

Chip Kirin 9000s bên trong Mate 60 Pro. (Ảnh: Bloomberg)

Theo Phó Chủ tịch TechInsights Dan Hutcheson – công ty xác định SMIC là nhà sản xuất Kirin 9000s, điều này cho thấy sự linh hoạt trong năng lực công nghệ chip của Trung Quốc. Nếu thực sự chip sản xuất trên quy trình 7nm, nó sẽ vi phạm lệnh trừng phạt Mỹ ban hành tháng 10/2022, giới hạn năng lực ở quy trình 14nm.

Minatake Mitchell Kashio, CEO hãng nghiên cứu điện tử Fomalhaut Techno Solutions, cho rằng chip Kirin 9000s được chế tạo trên quy trình 14nm của SMIC. Một số kỹ thuật đặc biệt đã được bổ sung để thúc đẩy hiệu suất chip gần với bộ xử lý 7nm.

Ở chiều ngược lại, nhà phân tích Lee của Jefferies lại tin SMIC không trực tiếp tham gia sản xuất Kirin 9000s. “Dù Kirin 9000s có thể sở hữu cấu trúc tương tự các con chip khác do SMIC làm ra, rất có thể nó do chính Huawei sản xuất. Chúng tôi tin rất có khả năng Huawei đã mua lại công nghệ và thiết bị của SMIC để phát triển Kirin 9000s”.

Một chuyên gia trong ngành từ Naura Technology chia sẻ, nhiều chuyên gia bán dẫn đánh giá SMIC chưa đủ khả năng sản xuất chip 7nm. Các lệnh cấm vận thương mại khiến những hãng bán dẫn như SMIC khó mua được thiết bị sản xuất chip hiện đại từ Mỹ và các nước đồng minh, theo Paul Triolo, Phó Chủ tịch chính sách công nghệ và Trung Quốc tại Albright Stonebridge. Ông nhận định Huawei có thể sử dụng cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống để bù đắp thiếu sót khi không được dùng công nghệ tối tân.

Dù tranh cãi quanh CPU trong Mate 60 Pro lan đến Washington, ông Triolo tin rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ miễn cưỡng áp đặt các hạn chế mới giữa lúc nỗ lực cải thiện quan hệ Mỹ – Trung. “Rất khó để chứng minh SMIC vi phạm các biện pháp hạn chế xuất khẩu ngoài lãnh thổ Mỹ. Bất kỳ hạn chế mới nào cũng tổn hại đến nhà cung ứng Mỹ của cả hai công ty và bị ngành công nghiệp Mỹ phản đối”.

Huawei có thể duy trì đà doanh số smartphone 5G hay không còn phụ thuộc vào khả năng bảo đảm nguồn cung linh kiện ổn định và tiết kiệm chi phí. Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, Huawei vẫn chưa đạt tự chủ trong một số linh kiện nhất định mà phụ thuộc vào Murata, GlobalFoundries, WinSemi hay SK Hynix.

Để cạnh tranh được tại Trung Quốc, Huawei phải vượt qua thách thức mà Mỹ gây ra đối với quan hệ đối tác chuỗi cung ứng. Một khó khăn khác là làm thế nào thuyết phục người dùng cũ quay trở lại, khi các thương hiệu khác đang vận hành hệ sinh thái để giữ chân khách hàng. Chẳng hạn, hệ sinh thái Apple giúp thu hút lượng lớn người dùng Android chuyển sang.

Về hệ sinh thái phần cứng và phần mềm riêng, ông Nhậm nói Huawei sẽ tiếp tục đầu tư tiền tài và nhân lực để phát triển hệ điều hành di động HarmonyOS, hệ điều hành máy chủ doanh nghiệp EulerOS.

(Theo SCMP)

Huawei sử dụng công nghệ bộ nhớ cũ trên flagship Mate 60 ProHuawei Technologies đã sử dụng công nghệ bộ nhớ được ra mắt ít nhất từ năm 2021 trên smartphone Mate 60 Pro mới nhất của hãng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Điểm danh những thiết bị đeo thông minh đáng mua giá dưới 1 triệu đồng

Xiaomi Mi Band 9 - 890.000 đồngMi Band 9 vẫn có mặt đeo tay 1,62 inch độ phân giải 192 x 490 pixels AMOLED như Mi Band 8, nhưng sở hữu phần viền mỏng hơn nên kích thước tổng thể đã giảm bớt. Một điểm dễ nhận ra của thiết kế năm nay đó là phần viền nhôm sử dụng hoàn thiện nhám, thay vì hoàn thiện bóng như thế hệ tiền nhiệm.Thiết bị có các tính năng...

Những chiếc điện thoại màn hình gập đáng chú ý trong năm 2024

Trong vài năm trở lại đây, điện thoại có màn hình gập trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích, khi có thể mở rộng màn hình nhanh chóng.Các hãng lớn từ Samsung, Google, OPPO đến Huawei đều đã cho ra mắt những mẫu máy gập đời mới, cung cấp cả hàng chính hãng và hàng xách tay với mức giá đa dạng. Dưới đây là danh sách các mẫu điện thoại gập đáng chú ý...

Mẫu xe điện Trung Quốc gây chú ý vì không có cửa kính phía sau

(Dân trí) - Tân binh Avatr 06 sử dụng pin CATL và công nghệ của Huawei, cạnh tranh trực diện với Tesla Model 3. Không ngừng mở rộng, thị trường xe điện Trung Quốc vừa chào đón thêm một thành viên: Avatr 06. Mẫu sedan này có liên quan chặt chẽ đến xe gầm cao Avatr 07 đã ra mắt vào đầu năm nay, kết hợp nền tảng khung gầm Changan, pin CATL và công nghệ Huawei.Dự kiến sẽ có...

Radar Trung Quốc có thể ‘mò kim đáy biển’

Trong bài báo đăng tải trên tạp chí quốc tế Applied Optics, các nhà khoa học Trung Quốc giới thiệu công nghệ radar có thể phát hiện các vật thể ở độ sâu lớn với độ rõ nét đáng kinh ngạc, đến mức được ví như có thể "mò kim đáy biển".Theo đó, nhóm nghiên cứu của Phó giáo sư Thượng Quan Minh Gia tại Đại học Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), công bố hệ thống lidar...

Mate 70 và Mate X6 là smartphone cuối cùng của Huawei chạy hệ điều hành Android

Sau khoảng thời gian khó khăn do phải chịu lệnh cấm vận từ Mỹ, Huawei đã ghi nhận những dấu hiệu phục hồi cũng như dần tìm lại vị trí tại thị trường Trung Quốc.  Hiện, không chỉ là nhà sản xuất các thiết bị công nghệ, Huawei còn giới thiệu hệ điều hành riêng của mình. Huawei đã chính thức ngừng sử dụng Android để chuyển sang "HarmonyOS Next". HarmonyOS Next là hệ điều hành đầu tiên của Huawei...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Bộ TT&TT hướng dẫn địa phương áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật mới về bưu chính

Các địa phương trên cả nước vừa được hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện. Ngày 20/12, tại Lâm Đồng, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị phổ biến ‘Định mức kinh tế kỹ thuật hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải...

Trao Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ 6

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024. Năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã phát động và lựa chọn chủ đề Giải báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VI năm 2024 là: “Hải Phòng-Khát vọng phát triển” với mong muốn nhận được nhiều tác phẩm tuyên truyền về thực hiện Nghị...

Vietnam Post chi trả nhanh tiền cứu trợ quốc tế cho người dân ảnh hưởng bão Yagi

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Tổ chức Di cư Quốc tế đang được Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post nhanh chóng chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi. Từ ngày 18/12, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post, doanh nghiệp bưu chính thuộc Bộ TT&TT, đã bắt đầu triển khai chi trả tiền hỗ trợ từ...

Bài đọc nhiều

Cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger cực đơn giản

Bạn đang tìm cách để tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger để tránh các rắc rối do tính năng này gây ra trong quá trình sử dụng. Bài viết hôm nay sẽ hưỡng dẫn chi tiết đến bạn cách tắt mã hóa đầu cuối trên Messenger điện thoại iPhone và Android.

5 mẹo sử dụng Pure Tuber giúp bạn khám phá nhiều điều thú vị hơn

Pure Tuber là ứng dụng giúp bạn xem Youtube trên điện thoại thoải mái không lo quảng cáo. Trên ứng dụng này cũng đang có rất nhiều tính năng giúp bạn tối ưu trải nghiệm xem video. Bài viết hôm nay sẽ mách bạn 5 mẹo sử dụng Pure Tuber để có thể trải nghiệm xem video thú vị hơn.

Meta cải thiện cuộc gọi và thêm các tính năng hữu ích trong Messenger

"Ông lớn" công nghệ Meta (Mỹ) đã bổ sung nhiều tính năng mới cho ứng dụng nhắn tin Messenger như cho phép gọi video độ phân giải HD và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo phông nền. Người dùng Messenger hiện có thể thực hiện cuộc gọi video với phông nền được thiết kế theo ý tưởng riêng do công cụ AI tạo ra. Như vậy, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện bản...

Hai tuyến cáp quang biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng

Hai trên năm tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mạng Internet của người dùng Việt.

Cùng chuyên mục

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Khát vọng đổi mới và vươn tầm vị thế quốc phòng Việt Nam

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 (19-22/12), Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel đã giới thiệu nhiều sản phẩm thế hệ mới ứng dụng công nghệ cao, khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất và phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam. "Cầm đuốc" tiên phong Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội...

Mới nhất

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Phát minh mới giúp giải quyết nỗ lo vi nhựa trong môi trường

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển thanh công một loại nhựa phân hủy sinh học không chứa vi nhựa, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền, đồng thời đảm bảo yếu...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Mới nhất